Tôi làm việc ở Bưu điện Hà Nội đã 30 năm rồi mà mỗi lần nhìn ngắm ngôi nhà năm tầng khang trang, tấp nập khách hàng ra vào sử dụng các dịch vụ truyền thống và hiện đại của Bưu điện Thủ đô, và nhất là ngôi nhà ba tầng mang dáng vẻ cổ kính, nơi còn in dấu chân Bác Hồ đến thăm Bưu điện Bờ Hồ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công mà lòng lại không khỏi bồi hồi. Kỷ niệm ra đời bài hát “Ngày Bác đến thăm Bưu điện Bờ Hồ” của tôi được tặng Huy chương vàng tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc năm 1970 sống lại cùng những bài học trong sách giáo khoa lịch sử khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân đội Nhật ở Đông Dương hoàn toàn mất ý chí xâm lược. Tình thế cách mạng đã chín muồi...
Trên đà đó, ngày 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông dương họp ở Tân Trào - Tuyên Quang, quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tôi còn nhớ như in Nghị quyết Hội nghị có đoạn giao nhiệm vụ cho ngành Giao thông liên lạc:
“Phải đặc biệt chú trọng củng cố giữa các xứ và các cấp Đảng bộ.
Tích cực tổ chức giao thông trong các ngành vận tải.
Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ”.
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã quyết định thành lập Ban Giao thông liên lạc chuyên trách, chính thức khai sinh cho ngành Thông tin liên lạc cách mạng của nước ta. Còn trước khi ngành Bưu điện Việt Nam thành lập, lực lượng Thông tin liên lạc được gọi là cơ quan Giao thông.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị toàn quốc của Đảng đã tạo nên cao trào tổng khởi nghĩa từ Bắc vào Nam, tiến lên giành toàn thắng.
Giành chính quyền chưa đầy nửa năm, bộn bề bao công việc quan trọng, nhưng một sự kiện lớn đi vào lịch sử và cũng là một vinh dự lớn đến với Bưu điện Bờ Hồ (nay là Bưu điện Hà Nội): 7 giờ 35 phút ngày 17 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bưu điện Bờ Hồ. Bác đi bộ từ nhà Bắc Bộ Phủ sang Bưu điện. Bác đến thăm phòng điện thoại, điện tín đặt ở tầng 2 nhà ba tầng và phòng khai thác bưu phẩm ở tầng 1. Bác thân mật thăm hỏi công việc, đời sống anh chị em công nhân viên chức. Bác khuyên mọi người hãy làm việc tốt để góp phần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Bác nói với anh chị em:
“Tuy ta giành được chính quyền, giành được độc lập nhưng nhân dân còn đói khổ vì vừa trải qua chiến tranh và lũ lụt làm chết đói hàng triệu người. Vì vậy mọi người hãy ủng hộ Chính phủ, vượt qua khó khăn tạm thời, góp phần xây dựng đất nước”.
Năm mươi sáu năm trôi qua, cán bộ công nhân viên chức Bưu điện Hà Nội luôn luôn thấm sâu từng lời Bác dạy, đoàn kết phấn đấu vượt qua khó khăn gian khổ, đau thương mất mát trong chiến tranh; vững bước cùng toàn Ngành đổi mới vươn lên, năm nối tiếp năm hoàn thành nhiệm vụ.
Trong màu nắng thu vàng rực, lòng dào dạt niềm vui tự hào, tôi đứng hồi lâu bên ngôi nhà ba tầng năm ấy Bác đến thăm, thầm gọi tên “Bưu điện Bờ Hồ... Bưu điện Thủ đô”...
Ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân đội Nhật ở Đông Dương hoàn toàn mất ý chí xâm lược. Tình thế cách mạng đã chín muồi...
Trên đà đó, ngày 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông dương họp ở Tân Trào - Tuyên Quang, quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tôi còn nhớ như in Nghị quyết Hội nghị có đoạn giao nhiệm vụ cho ngành Giao thông liên lạc:
“Phải đặc biệt chú trọng củng cố giữa các xứ và các cấp Đảng bộ.
Tích cực tổ chức giao thông trong các ngành vận tải.
Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ”.
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã quyết định thành lập Ban Giao thông liên lạc chuyên trách, chính thức khai sinh cho ngành Thông tin liên lạc cách mạng của nước ta. Còn trước khi ngành Bưu điện Việt Nam thành lập, lực lượng Thông tin liên lạc được gọi là cơ quan Giao thông.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị toàn quốc của Đảng đã tạo nên cao trào tổng khởi nghĩa từ Bắc vào Nam, tiến lên giành toàn thắng.
Giành chính quyền chưa đầy nửa năm, bộn bề bao công việc quan trọng, nhưng một sự kiện lớn đi vào lịch sử và cũng là một vinh dự lớn đến với Bưu điện Bờ Hồ (nay là Bưu điện Hà Nội): 7 giờ 35 phút ngày 17 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bưu điện Bờ Hồ. Bác đi bộ từ nhà Bắc Bộ Phủ sang Bưu điện. Bác đến thăm phòng điện thoại, điện tín đặt ở tầng 2 nhà ba tầng và phòng khai thác bưu phẩm ở tầng 1. Bác thân mật thăm hỏi công việc, đời sống anh chị em công nhân viên chức. Bác khuyên mọi người hãy làm việc tốt để góp phần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Bác nói với anh chị em:
“Tuy ta giành được chính quyền, giành được độc lập nhưng nhân dân còn đói khổ vì vừa trải qua chiến tranh và lũ lụt làm chết đói hàng triệu người. Vì vậy mọi người hãy ủng hộ Chính phủ, vượt qua khó khăn tạm thời, góp phần xây dựng đất nước”.
Năm mươi sáu năm trôi qua, cán bộ công nhân viên chức Bưu điện Hà Nội luôn luôn thấm sâu từng lời Bác dạy, đoàn kết phấn đấu vượt qua khó khăn gian khổ, đau thương mất mát trong chiến tranh; vững bước cùng toàn Ngành đổi mới vươn lên, năm nối tiếp năm hoàn thành nhiệm vụ.
Trong màu nắng thu vàng rực, lòng dào dạt niềm vui tự hào, tôi đứng hồi lâu bên ngôi nhà ba tầng năm ấy Bác đến thăm, thầm gọi tên “Bưu điện Bờ Hồ... Bưu điện Thủ đô”...
Nguồn Báo Bưu điện Việt Nam