rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một nghiên cứu mới từ Phần Lan phát hiện thấy những trẻ có kỹ năng vận động kém thì cũng có những kỹ năng đọc và làm toán kém hơn. Nghiên cứu phát hiện thấy những trẻ thực hiện kém trong những bài test về sự nhanh nhẹn, tốc độ và khéo tay thì cũng có số điểm thấp hơn trong bài test về đọc và làm toán. Những trẻ thực hiện tốt hơn trong những bài test vận động thì có số điểm cao hơn trong những bài test về đọc và làm toán. Nghiên cứu được công bố ngày 28 tháng 10/2013 trên Medicine & Science in Sports & Exercise.
Nghiên cứu điều tra những mối quan hệ của sự khỏe mạnh về tim mạch và sự vận động ở lớp 1 đến những kỹ năng đọc và làm toán ở 174 trẻ em Phần Lan lớp 1-3 như một phần của Nghiên cứu về Dinh dưỡng và hoạt động thể chất (PANIC) ở đại học University of Eastern Finland và Nghiên cứu những bước đi đầu tiên ở University of Jyväskylä. Những mối liên kết đó mạnh hơn ở những bé trai hơn những bé gái.
Điều thú vị là một nghiên cứu gần đây từ đại học Harvard xếp Phần Lan là quốc gia đứng đầu thế giới về giáo dục trẻ em. Khi trẻ em Mĩ ngày càng trở nên ít năng động và dành nhiều thời gian hơn trước màn hình, dường như chức năng thuộc não đang suy giảm. Có nhiều bằng chứng về mối liên kết giữa việc cải thiện những kỹ năng vận động, sự khéo tay và nhận thức.
5 nguyên tắc chỉ đạo cho hạnh phúc và giáo dục trẻ em của người Phần Lan
Mục tiêu của Nghiên cứu PANIC là cung cấp bằng chứng khoa học mới về sự hoạt động thể chất, hành vi ngồi một chỗ, hành vi ăn uống, sức khỏe tim mạch và thần kinh cơ, thừa mỡ cơ thể và sự trao đổi chất. Thêm nữa, nghiên cứu còn xem xét chức năng tim mạch, độ loãng xương, những kỹ năng nhận thức, đọc hiểu và làm toán, giấc ngủ, đau và những khía cạnh khác của chất lượng sống. Chúng bao gồm sức khỏe răng miệng và những chi phí chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những ảnh hưởng của sự tăng cường hoạt động thể chất, cải thiện bữa ăn và những yếu tố di truyền lên sức khỏe và hạnh phúc ở trẻ em và thanh niên. Các nhà nghiên cứu Phần Lan đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo sau:
1) Tăng cường hoạt động thể chất ít nhất 2 giờ mỗi ngày bằng cách tăng cường những kiểu hoạt động thể chất khác nhau, như hoạt động thể chất không theo tổ chức, hoạt động thể chất trong giờ giải lao, những môn thể thao, thời gian tập thể dục có tổ chức, và đi bộ, đi xe đạp đến trường…
2) Tăng cường tính linh hoạt của hoạt động thể chất để phát triển những kỹ năng thân thể, cảm xúc, nhận thức và xã hội và những chức năng của não bộ.
3) Cung cấp nhiều kinh nghiệm hoạt động thể chất tích cực để giúp mỗi trẻ tìm thấy một kiểu hoạt động thể chất phù hợp và có thể yêu thích việc tập thể dục về lâu dài.
4) Giảm những hành vi ngồi một chỗ, như xem TV và chơi trên máy tính, với mức tối đa là 2 giờ mỗi ngày.
5) Tăng cường tiêu dùng năng lượng để duy trì sự cân bằng năng lượng và ngăn ngừa trở nên thừa cân.
Nguồn
Better Motor Skills Linked to Higher Academic Scores
Children with poor motor skills score lower on reading and arithmetic tests.
Published on October 28, 2013 by Christopher Bergland in The Athlete's Way
PsychologyToday
Nghiên cứu điều tra những mối quan hệ của sự khỏe mạnh về tim mạch và sự vận động ở lớp 1 đến những kỹ năng đọc và làm toán ở 174 trẻ em Phần Lan lớp 1-3 như một phần của Nghiên cứu về Dinh dưỡng và hoạt động thể chất (PANIC) ở đại học University of Eastern Finland và Nghiên cứu những bước đi đầu tiên ở University of Jyväskylä. Những mối liên kết đó mạnh hơn ở những bé trai hơn những bé gái.
Điều thú vị là một nghiên cứu gần đây từ đại học Harvard xếp Phần Lan là quốc gia đứng đầu thế giới về giáo dục trẻ em. Khi trẻ em Mĩ ngày càng trở nên ít năng động và dành nhiều thời gian hơn trước màn hình, dường như chức năng thuộc não đang suy giảm. Có nhiều bằng chứng về mối liên kết giữa việc cải thiện những kỹ năng vận động, sự khéo tay và nhận thức.
5 nguyên tắc chỉ đạo cho hạnh phúc và giáo dục trẻ em của người Phần Lan
Mục tiêu của Nghiên cứu PANIC là cung cấp bằng chứng khoa học mới về sự hoạt động thể chất, hành vi ngồi một chỗ, hành vi ăn uống, sức khỏe tim mạch và thần kinh cơ, thừa mỡ cơ thể và sự trao đổi chất. Thêm nữa, nghiên cứu còn xem xét chức năng tim mạch, độ loãng xương, những kỹ năng nhận thức, đọc hiểu và làm toán, giấc ngủ, đau và những khía cạnh khác của chất lượng sống. Chúng bao gồm sức khỏe răng miệng và những chi phí chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những ảnh hưởng của sự tăng cường hoạt động thể chất, cải thiện bữa ăn và những yếu tố di truyền lên sức khỏe và hạnh phúc ở trẻ em và thanh niên. Các nhà nghiên cứu Phần Lan đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo sau:
1) Tăng cường hoạt động thể chất ít nhất 2 giờ mỗi ngày bằng cách tăng cường những kiểu hoạt động thể chất khác nhau, như hoạt động thể chất không theo tổ chức, hoạt động thể chất trong giờ giải lao, những môn thể thao, thời gian tập thể dục có tổ chức, và đi bộ, đi xe đạp đến trường…
2) Tăng cường tính linh hoạt của hoạt động thể chất để phát triển những kỹ năng thân thể, cảm xúc, nhận thức và xã hội và những chức năng của não bộ.
3) Cung cấp nhiều kinh nghiệm hoạt động thể chất tích cực để giúp mỗi trẻ tìm thấy một kiểu hoạt động thể chất phù hợp và có thể yêu thích việc tập thể dục về lâu dài.
4) Giảm những hành vi ngồi một chỗ, như xem TV và chơi trên máy tính, với mức tối đa là 2 giờ mỗi ngày.
5) Tăng cường tiêu dùng năng lượng để duy trì sự cân bằng năng lượng và ngăn ngừa trở nên thừa cân.
Nguồn
Better Motor Skills Linked to Higher Academic Scores
Children with poor motor skills score lower on reading and arithmetic tests.
Published on October 28, 2013 by Christopher Bergland in The Athlete's Way
PsychologyToday