[Kỹ năng trại] Gút chịu kép (Double overhand)

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
1. Tên gọi:

  • Gút chịu kép
  • gút đơn kép
  • Tên tiếng anh: Double overhand

gut-chiu-kep.jpg

Về cơ bản như gút chịu kép nhưng gút chiu kép sẽ chắc chắn hơn


2. Thể loại:


  • Trang trí
  • Buộc treo
  • Khác

3. Công dụng:


  • Tạo một nút chặn chắn chắn trên thân dây (giống với gút chịu đơn nhưng chắc chắn hơn)

4. Ứng dụng:


  • Là gút căn bản của một số gút phức tạp hơn
  • làm nút thắt không cho đầu dây chui qua một lỗ nhỏ (làm xích đu)
  • làm gút trang trí (làm tràng hạt)


5. Biến thể:

  • Gút chịu đơn
  • Gút ngạnh trê kép
  • Gút phẫu thuật (surgeon)

6. Ghi chú:

Gút chịu kép hay gút đơn kép là một gút phát triển dựa trên gút chịu đơn với ý tưởng quấn thêm một vòng dây để tăng độ chắc chắn. Gút chịu kép do đó tạo thành một nút khá đẹp và còn được sử dụng làm gút trang trí như buộc gói quà hoặc làm tràng hạt. Chính vì vậy có người còn gọi gút này là gút thầy tu (Capucine).

Gút mỏ chim (hay vành tai) là một gút chịu đơn được thắt bằng dây đôi (sử dụng 2 dây chập lại để thắt gút chịu đơn). Có người gọi gút mỏ chim là gút chịu kép điều này là một ngộ nhận về mặt ngôn ngữ. Trong tiếng Anh người ta phân biệt rất rõ ràng, gút mỏ chim (one-sided overhand bend) là một gút thuộc thể loại nối khác hoàn toàn với gút chịu kép là một gút thuộc thể loại đầu dây.

7. Hướng dẫn thực hiện:

a. Video


b. Hình ảnh

doubleoverhandanim.gif


Double_overhand_knot.jpg

Cách thực hiện gút chịu kép

double_fishermans_knot.jpg

Kết hợp 2 gút chịu kép để nối 2 đầu dây

bowline_stopped_in_loop.jpg

Dùng làm khoen khóa đầu sợi dây


- Nguồn: pro.edu.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top