• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Kỹ năng lập dự toán dự thầu

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
[h=2]
Kỹ năng lập dự toán dự thầu
[/h]
Sắp xếp tuần tự lập dự toán dự thầu như thế nào?
Đây là một khâu vô cùng quan trọng, nếu các bạn có một bài dự toán thầu bài bản và dễ theo dõi thì cần có một phương thức quản lý “thời gian” và “không gian” thật hợp lý, sau đây là tuần tự levinhxd chia sẻ:
Bước 1: Phô tô bảng tiên lượng riêng cho mình, kiểm tra đã đầy đủ toàn bộ bảng tiên lượng trước khi vào làm việc

Bước 2: Đánh dấu (bôi màu) các đầu việc lớn trên tiên lượng vừa photo, ví dụ: Phần móng, Phần kết cấu, Phần hoàn thiện vv…..

Bước 3: Kiểm tra tiên lượng trên cở sở bóc lại bản vẽ-> Tổng hợp khối lượng thừa thiếu.
Việc kiểm tra khối lượng không có nghĩa là chúng ta sẽ bóc lại toàn bộ bản vẽ, chỉ kiểm tra các đầu việc có giá trị lớn, đồng thời kiểm tra đã đủ đầu việc trong tiên lượng hay chưa (theo kinh nghiệm).

Bước 4: Lập file dự toán, lưu ý khi Save tên file nên đánh số thứ tự, ví dụ : “1-Phan mong”, “2- Phan than” để tạo một không gian Folder dễ theo dõi. Nên tạo một file chuẩn từ ban đầu với các thông số đầy đủ như tên gói thầu, tên hạng mục, các hệ số điều chỉnh sau đó save as ra các file tiếp theo.
Khi lập file dự toán , cụ thể là tra mã công việc tuyệt nhiên chưa đổi tên công việc, việc đó sẽ làm sau khi chúng ta chắc chắn tất cả các mã hiệu đã hợp lý với đầu công việc. Mỗi lần xong 1 đầu việc nên tích dấu bút chì bên trái tên đầu việc trong bảng tiên lượng để tránh nhầm lẫn.

Bước 5: Tự mình hoặc đề nghị đồng nghiệp kiểm tra lại các đầu việc thật hợp lý với dự toán, đồng thời kiểm tra khối lượng đúng chính xác 100% với khối lượng trong bảng tiên lượng. Sau mỗi lần check đúng thì tích dấu bút chì vào bên phải KL trong bảng tiên lượng để tránh nhầm lẫn.

Bước 6: Đổi tên công việc khớp hoàn toàn với tên công việc trong bảng tiên lượng

Bước 7: Tiến hành các bước để ra được Đơn giá chi tiết, Đơn giá dự thầu
Lưu ý ở bước này: Chọn phân tích đơn giá chi tiết theo giá thông báo, để chọn được điều này cần điều chỉnh mục Tuỳ chọn (options) trong Thanh công vụ phần mềm.
Cũng cần lưu ý các thành phần chi phí xem có bị thiếu sót hay không. Trong một số phần mềm, có thể yêu cầu người lập chọn lại để có phần chi phí lán trại, thuế VAT.

Bước 8: Làm bảng tổng hợp giá dự thầu, kiểm tra lại giá trị và điều chỉnh

Bước 9: Làm bảng khối lượng phát sinh thừa thiếu (nếu có)

Bước 10: Chỉnh sửa, in ấn.


 
Kiểm tra tiên lượng (bước 3)

Việc kiểm tra tiên lượng là cần thiết, đó là quyền lợi trực tiếp của Nhà thầu khi tham gia đấu thầu, nhất là đối với các gói thầu ở các địa phương mà các cán bộ lập dự toán thiết kế cũng như thẩm tra dự toán công trình chưa kỹ càng, tâm huyết. Nếu khối lượng không được kiểm tra lại, có thể sẽ gây những hậu quả rất lớn trong quá trình thanh toán về sau, nhất là với gói thầu trọn gói về khối lượng.

Tuy nhiên nếu chúng ta cứ dồn tâm dồn sức để kiểm tra lại khối lượng thừa thiếu thì sẽ rất mất thời gian. Đó là chưa kể một số trường hợp, người lập dự toán nghiễm nhiên chẳng cần quan tâm khối lượng thừa hay thiếu (
big%20grin.gif
- vấn đề tế nhị mà người ta gọi là xanh đỏ). Vậy để bố trí hợp lý thời gian và cách bóc tách lại KL chúng ta nên làm như thế nào:

a, Tổ chức công việc: Nên chia ra mỗi người bóc một phần khối lượng hoặc mỗi người phụ trách một hạng mục. Người chịu trách nhiệm chính nên định hướng cách bóc cho mỗi người: bóc bằng máy tính cầm tay và bút hoặc bóc bằng phần mềm dự toán, yêu cầu thời gian cho từng người. Lưu ý ghi lại những phần KL thừa thiếu (trong thực tế, hầu như ít khi người ta phát hiện ra những KL thừa mà đa phần là thiếu).

b, Nên bóc và không nên bóc những phần nào:

- Nên bóc công tác có KL lớn: Đào đất, Bê tông, Cốt thép, Ván khuôn, Trát tường vv…các công tác dễ đo đếm

- Không nên bóc các KL có KL nhỏ, giá trị nhỏ, hoặc phần điện, nước (yêu cầu người có trình độ chuyên môn về điện nước mới bóc được).

c, Kỹ năng:

- Nên bóc theo kiểu kiểm tra, tức là KL kết quả đã có sẵn (trong bảng tiên lượng), chúng ta rà soát xem nó có đúng hoặc gần đúng hay không!

- Tốt nhất bóc theo cách sử dụng phần mềm máy tính mà ta vẫn lập dự toán: Tra đầu việc, sau đó bóc bằng công thức, phần mềm dự toán sẽ tự tính ra khối lượng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top