Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Kinh tế đối ngoại là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu thế tất yếu với hầu hết các nước
- Tính khách quan và phổ biến của nó bắt nguồn từ nhu cầu:
+ Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đồng đều về trình độ về khoa học kỹ thuật giữa nước này với nước khác. Dẫn đến yêu cầu việc sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực mỗi quốc gia.
+ Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại càng trở nên sôi động. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu của thời đại:
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất:
• LLSX vượt khỏi khuôn khổ quốc gia để trở thành LLSX mang tính quốc tế
• Đẩy nhanh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế, hình thành nền kinh tế như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau từ đó tạo thành thị trường quốc tế với giá cả quốc tế chi phối.
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, có ý nghĩa rất to lớn:
• Rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại, thu nhận và sử lý thông tin nhanh chóng và thuận tiện.
Làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công và hiệp tác quốc tế phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu.
+ Quá trình quốc tế hoá đời sống được thể hiện:
• Sự phân công và hiệp tác quốc tế giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển: Một sản phẩm cuối cùng là kết quả của hàng chục, hàng trăm cô nhiều nước khác nhaucùng tham gia sản xuất.
Ví dụ: sản xuất máy bay....
• Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng tăng:
Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng làm cho các nước phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ về nhiều mặt.
Mỗi nước có lợi thế riêng và khai thác tối đa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của mình.
Vì vậy thị trường của nền kinh tế vừa là đầu vào vừa là đầu ra đối với hoạt động kinh tế của mỗi nước.
• Sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và chi phối sản xuất quốc tế:
Hệ thống giao thông quốc tế.
• Quốc tế hoá đời sống kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành chi phí sản xuất quốc tế, giá cả quốc tế.
Tóm lại, khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một tất yếu khách quan nó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Đối với nước ta mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại không nằm ngoài tính quy luật và mục đích nói trên.
2.Lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại mang lại lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
+ Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước và trao đổi quốc tế, thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, mở rộng thị trường ra bên ngoài, đồng thời góp phần phát triển thị trường trong nước
+ Mở rộng kinh tế đối ngoại khai thác được nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đó là nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
+ Tạo điều kiện khai thác và phát huy có hiệu quản lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước, kết hợp nguồn lực trong nưcớ với nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển kinh tế.
+ Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân
+ Góp phần đưa nưcớ ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực
hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh …
II. Mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
1. Về mục tiêu:
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn lực bên ngoài vè vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh …
Mục tiêu đó phải được quán triệt với mọi ngành, mọi cấp, trong mọi lĩnh vực của kinh tế đối ngoại
2. Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
- Đa phương hoá quan hệ đối ngoại và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại. Đây là phương hướng chủ yếu của quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay
- Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy nội lực, dựa vào nguồn lực bên trong là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, một cách có hiệu quả…
- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường quốc tế đã và đang từng bước trở thành nền kinh tế thị trường hiện đại và thống nhất, những cũng luôn luôn biến động. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng và tuân thủ theo cơ chế thị trường vừa phải chú ý phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
3. Nguyên tắc cơ bản nhằm quán triệt trong mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
a. Nguyên tắc bình đẳng:
- Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng là nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là mọi quốc gia đều có chủ quyền có quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế; bắt nguồn từ yêu cầu của sự hình thành và phát triển thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia là thành viên …
b. Nguyên tắc cùng có lợi.
Nguyên tắc này giữ vai trò là nền tảng kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
Cơ sở khách quan của nguyên tắc này là cùng có lợi bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện các quy luật của kinh tế thị trường trên phạm vi quốc tế
Nguyên tắc cùng có lợi còn là động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Cùng có lợi là một trong nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách kinh tế đối ngoại
c. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
- Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Tôn trọng các điều kiện đã kí kết, không đưa ra những điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau, khong dùng cac biện pháp có tính chất can thiệp vào nội bộ của nhau.
d. Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam
- Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đều phải hướng vào mục tiêu đó…
III. NHỮNG HÌNH THỨC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU HIỆN NAY
1. Ngoại thương
- Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế… đây là một trong những hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất trong các hình thức của kinh tế đối ngoại
- Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam ngoại thương có tác dụng rất lớn:
+ Góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp của mỗi nước
+ Là một động lực của sự tăng trưởng kinh tế quốc dân
+ Là sự điều tiết "thừa", "thiếu"của mỗi nước
+ Nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước
+ Tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm và nâng cao đời sống
Đối với nước ta xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt dodọng ngoại thương
- Quá trình thương mại hoá quốc tế đòi hỏi tự do hoá thương mại và bảo hệ mậu dịch một cách hợp lý. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương cần giải quyết các vấn đề:
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
+ Về nhập khẩu - chính sáchm ặt hàng nhập: phải tập trung vào việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH …
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sáhc thương mại tự do và chính sáhc bảo hộ thương mại
+ Hình thành tỷ giá hối đoái một cách chủ động hợp lý…
2. Đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó có tác động hai mặt:
+ Làm tăng thêm nguồn vốn, làm tăng thêm công nghệ mới, trình độ quản lý …
+ Đối với các nước kém phát triển đàu tư kinh tế có khả năng tăng sự phân hoá giữa các giai cấ, tâng lớp xã hội; giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, tăng tính lệ thuộc vào bên ngoài
- Có hai loại hình đàu tư quốc tế :
+ Đầu tư trực tiếp (FDI): Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức (hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; x ín ghiệp liên doanh , xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng trong các ngồn vốn đầu tư gián tiếp. Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho chính phủ một số nước có nền kinh tế đang phát triển. Bộ phận này có tỷ trọng lớn thường đi kèm với điều kiện ưu đãi..
3. Hợp tác khoa học kỹ thuật
Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức: Trao đổi tài liệu kỹ thuật, thiết kế , mua bán giấy phép, chuyển giao công nghệ …Đối với những nước lạc hậu về kỹ thuật đó là điều kiện thiết yếu để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến
4. Tín dụng quốc tế
- Tín dụng quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức: vay nợ bằng tiền, vàng, công nghệ, hàng hoá, hoặc có thể qua hình thức đầu tư trực tiếp (bên nhận đầu tư không có vốn phải vay của bên đầu tư )
5. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ
Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu là:
- Du lịch quốc tế
- Vận tải quốc tế
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ
- Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác: bảo hiểm, thông tin bưu điện …
IV. Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
1. Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế- xã hội .
Đây là nhân tố cơ bản, có tính quyết định đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại.
- Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát triển đa dạng và có hiệu quả kinh tế đối ngoại:
+ Một mặt phải mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại.
+ Mặt khác phải sử dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể.
3. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội .
Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội . Vì vậy, cần phải có chiến lược đầu tư đúng, nhất là đầu tư trọng tâm có trong điểm, dứt điểm hiệu quả cao.
4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế đối ngoại.
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế của mỗi nước cho thấy nếu thiếu sự quản lý của nhà nước, kinh tế đối ngoại sẽ không thể mở rộng và mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đối ngoại và có như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại mới mang lại hiệu quả cao.
- Thông qua sự tăng cường vai trò của nhà nước sẽ khắc phục được tình trạng cạnh tranhthiếu lành mạnh, phat huy hiệu quả của sự hợp tác trong nước để có sức mạnh cạnh tranh quốc tế,tránh được sự thua thiệt về lợi ích.
5. Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Việc xây dựng đối tác trong nước: Điều quan trong là phải xây dựng tững bước các đối tác mạnh( về vốn, công nghệ, ...)
- Xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn xuyên quốc gia.
Như vậy năm giải pháp trên có vị trí khác nhau, song sự phân địng chỉ có ý nghĩa tương đối. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
(Theo Bài giảng KTCT)