Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
QUỐC TẾ
Sự kiện & Bình luận
Kinh tế Lào có thực sự tốt như truyền thông nói?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="LỊCH SỬ" data-source="post: 198411" data-attributes="member: 161938"><p>Cuối năm 2021 khi Lào khánh thành đường sắt tốc độ cao nối Vientiane và Côn Minh (Trung Quốc), rất nhiều người Việt đã đồng loạt ca ngợi Lào, chê bôi Việt Nam, ý rằng Việt Nam thua cả Lào, họ có đường sắt tốc độ cao rồi, mình bây giờ còn chưa làm, còn đang cãi nhau, bao giờ mới có, bây giờ họ đi lại rất nhanh và thuận tiện, kéo được rất nhiều khách du lịch Trung Quốc, hàng hoá Lào và Thái Lan xuất đi Trung Quốc bằng đường sắt rất nhanh, sẽ thắng và chiếm hết phần rau, củ quả, thuỷ sản của Việt Nam xuất đi Trung Quốc.</p><p></p><p>Thế nhưng hệ luỵ của tuyến đường sắt tốc độ cao này cũng như các dự án về điện và cơ sở hạ tầng khác của Lào thì ít ai biết và ít ai nhắc đến.</p><p></p><p>Bạn có biết, dự án đường sắt tốc độ cao Vientaine - Côn Minh trị giá 5,95 tỷ USD là một dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới nếu tính theo tỷ trọng GDP không, nó chiếm đến 41,55% GDP của Lào năm 2023. Nghĩa là nó tương đương với Việt Nam chúng ta chi ra 193 tỷ USD cho một dự án hạ tầng (41,55% của 433,3 tỷ USD - GDP năm 2023). Cứ hình dung thế này: 193 tỷ USD là đủ để làm 2 sân bay Long Thành (theo thiết kế 120 triệu hành khách năm), 2 tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam tốc độ 350 km/h và 2 đường bộ cao tốc Bắc Nam dài 1.700 km, mỗi chiều 3 làn xe, thì mới thấy nó lớn đến mức độ nào.</p><p></p><p>Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.</p><p></p><p>Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP).</p><p></p><p>Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng".</p><p></p><p>Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư.</p><p></p><p>Hệ luỵ lớn hơn của nợ công cao là Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay.</p><p></p><p>Một câu chuyện tương tự khác: Cách đây 6-7 năm, khi IMF và WB công bố GDP đầu người của Lào cao hơn Việt Nam một chút, có khá nhiều người Việt bỉ bôi “thấy chưa, nghèo hơn cả Lào, xấu hổ không”. Là một người đã sang Lào nhiều lần, đã ký và thực hiện nhiều hợp đồng kinh tế với các ngân hàng, công ty Điệm lực và chính phủ Lào, tôi đã viết bài nói rằng “với quan sát thực tế của tôi thì GDP đầu người của Lào không thể cao hơn Việt Nam”, nhưng rất nhiều bạn chưa sang Lào vẫn tin vào con số ấy.</p><p></p><p>Và đây là con số GDP đầu người do IMF ghi nhận, năm 2023: Lào 1.878 USD, Việt Nam 4.316 USD, dự báo năm 2028: Lào 2.217 USD, Việt Nam 6.281 USD. Điều ấy có nghĩa rằng GDP đầu người năm 2023, Việt Nam cao gấp 2,3 lần Lào và năm 2028 sẽ cao gấp 2,8 lần Lào.</p><p></p><p>LỜI KẾT</p><p></p><p>Tất có bạn sẽ nói: mang 2 câu chuyện của Lào ra đây làm gì? Vấn đề không phải là 2 câu chuyện của Lào, vấn đề chính là cách tư duy, cách suy nghĩ của một số người Việt chúng ta: họ luôn tin, luôn cho rằng đúng, nếu tin ấy nói Việt Nam kém (kể cả kém Lào) và họ luôn nghi ngờ, luôn không tin vào những tin nói rằng Việt Nam đang tốt, dù là tin nói rằng Việt Nam hơn Lào thôi (riêng về văn minh giao thông của Lào thì hơn hẳn Việt Nam một bậc rất xa, tôi xác nhận).</p><p></p><p>Nguồn: Đỗ Cao Bảo</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="LỊCH SỬ, post: 198411, member: 161938"] Cuối năm 2021 khi Lào khánh thành đường sắt tốc độ cao nối Vientiane và Côn Minh (Trung Quốc), rất nhiều người Việt đã đồng loạt ca ngợi Lào, chê bôi Việt Nam, ý rằng Việt Nam thua cả Lào, họ có đường sắt tốc độ cao rồi, mình bây giờ còn chưa làm, còn đang cãi nhau, bao giờ mới có, bây giờ họ đi lại rất nhanh và thuận tiện, kéo được rất nhiều khách du lịch Trung Quốc, hàng hoá Lào và Thái Lan xuất đi Trung Quốc bằng đường sắt rất nhanh, sẽ thắng và chiếm hết phần rau, củ quả, thuỷ sản của Việt Nam xuất đi Trung Quốc. Thế nhưng hệ luỵ của tuyến đường sắt tốc độ cao này cũng như các dự án về điện và cơ sở hạ tầng khác của Lào thì ít ai biết và ít ai nhắc đến. Bạn có biết, dự án đường sắt tốc độ cao Vientaine - Côn Minh trị giá 5,95 tỷ USD là một dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới nếu tính theo tỷ trọng GDP không, nó chiếm đến 41,55% GDP của Lào năm 2023. Nghĩa là nó tương đương với Việt Nam chúng ta chi ra 193 tỷ USD cho một dự án hạ tầng (41,55% của 433,3 tỷ USD - GDP năm 2023). Cứ hình dung thế này: 193 tỷ USD là đủ để làm 2 sân bay Long Thành (theo thiết kế 120 triệu hành khách năm), 2 tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam tốc độ 350 km/h và 2 đường bộ cao tốc Bắc Nam dài 1.700 km, mỗi chiều 3 làn xe, thì mới thấy nó lớn đến mức độ nào. Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy. Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP). Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng". Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư. Hệ luỵ lớn hơn của nợ công cao là Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay. Một câu chuyện tương tự khác: Cách đây 6-7 năm, khi IMF và WB công bố GDP đầu người của Lào cao hơn Việt Nam một chút, có khá nhiều người Việt bỉ bôi “thấy chưa, nghèo hơn cả Lào, xấu hổ không”. Là một người đã sang Lào nhiều lần, đã ký và thực hiện nhiều hợp đồng kinh tế với các ngân hàng, công ty Điệm lực và chính phủ Lào, tôi đã viết bài nói rằng “với quan sát thực tế của tôi thì GDP đầu người của Lào không thể cao hơn Việt Nam”, nhưng rất nhiều bạn chưa sang Lào vẫn tin vào con số ấy. Và đây là con số GDP đầu người do IMF ghi nhận, năm 2023: Lào 1.878 USD, Việt Nam 4.316 USD, dự báo năm 2028: Lào 2.217 USD, Việt Nam 6.281 USD. Điều ấy có nghĩa rằng GDP đầu người năm 2023, Việt Nam cao gấp 2,3 lần Lào và năm 2028 sẽ cao gấp 2,8 lần Lào. LỜI KẾT Tất có bạn sẽ nói: mang 2 câu chuyện của Lào ra đây làm gì? Vấn đề không phải là 2 câu chuyện của Lào, vấn đề chính là cách tư duy, cách suy nghĩ của một số người Việt chúng ta: họ luôn tin, luôn cho rằng đúng, nếu tin ấy nói Việt Nam kém (kể cả kém Lào) và họ luôn nghi ngờ, luôn không tin vào những tin nói rằng Việt Nam đang tốt, dù là tin nói rằng Việt Nam hơn Lào thôi (riêng về văn minh giao thông của Lào thì hơn hẳn Việt Nam một bậc rất xa, tôi xác nhận). Nguồn: Đỗ Cao Bảo [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
QUỐC TẾ
Sự kiện & Bình luận
Kinh tế Lào có thực sự tốt như truyền thông nói?
Top