Khi trẻ ho kèm theo thở mệt, sốt cao, biếng ăn... cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để xác định và điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp ho cảm thông thường, cần phân biệt trẻ ho khan hay ho có đờm để điều trị.
Ho là triệu chứng thường gặp khi thời tiết bắt đầu trở mùa đặc biệt vào mùa mưa. Ho cũng xuất phát do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm...) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, chúng ta cần phải lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho hoặc cảm lạnh. Triệu chứng thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do siêu vi. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ. Cách tốt nhất là làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natrichlorua 0,9% trước khi bú, ăn và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ bú tốt, ngủ ngon và giảm ho.
Nếu trẻ ho có đờm do viêm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản, lao, ho gà… thì tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc ức chế ho, nhất là thuốc có chứa antihistamine vì sẽ làm đặc đờm và gây ho nặng hơn. Nên sử dụng thuốc long đàm như Potassium iodine, Guaifenesin, Ipecacuanha, Natri citrat hoặc tiêu chất nhầy như Acetylcystein (Acemuc, Mucomyst, Exomuc), Bromhexin (Bisolvon), Carbocystein (Flemex), Ambroxol… làm đờm loãng ra, khi ho dễ dàng tống xuất đàm ra khỏi đường hô hấp.
Một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm trên thị trường hiện nay như Flemex, Mucosolvan... trong đó Flemex được sử dụng cho ho có đờm. Trong Flemex có chứa thành phần làm long đờm (Carbocysteine), có tác dụng giảm độ nhầy dính và làm loãng đờm. Quá trình này sẽ giúp cho việc tống đờm một cách dễ dàng. Flemex có 2 loại: siro và dạng viên nén, dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ, và người già. Với người lớn bạn có thể dùng dạng viên, còn người già và trẻ nhỏ bạn có thể sử dụng loại sirô.
Trường hợp ho khan gây mệt mỏi, khó chịu... có thể cho trẻ uống các loại thảo dược làm dịu họng, giảm ho như sirop Pectol, Astex, Zecuf... hoặc các biện pháp dân gian như tần dày lá, gừng, tắc hoặc quýt chưng đường phèn... Nếu triệu chứng ho khan vẫn không giảm có thể kết hợp thêm các thuốc ức chế ho như Terpincodein hoặc Dextromethorphan. Cần lưu ý các thuốc này không được dùng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu triệu chứng ho kéo dài hơn 4 tuần nên đem trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc uống vì có thể làm chậm trễ quá trình điều trị, gây nhiều biến chứng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
(Nguồn: Diethelm)
Ho là triệu chứng thường gặp khi thời tiết bắt đầu trở mùa đặc biệt vào mùa mưa. Ho cũng xuất phát do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm...) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, chúng ta cần phải lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho hoặc cảm lạnh. Triệu chứng thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do siêu vi. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ. Cách tốt nhất là làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natrichlorua 0,9% trước khi bú, ăn và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ bú tốt, ngủ ngon và giảm ho.
Nếu trẻ ho có đờm do viêm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản, lao, ho gà… thì tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc ức chế ho, nhất là thuốc có chứa antihistamine vì sẽ làm đặc đờm và gây ho nặng hơn. Nên sử dụng thuốc long đàm như Potassium iodine, Guaifenesin, Ipecacuanha, Natri citrat hoặc tiêu chất nhầy như Acetylcystein (Acemuc, Mucomyst, Exomuc), Bromhexin (Bisolvon), Carbocystein (Flemex), Ambroxol… làm đờm loãng ra, khi ho dễ dàng tống xuất đàm ra khỏi đường hô hấp.
Một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm trên thị trường hiện nay như Flemex, Mucosolvan... trong đó Flemex được sử dụng cho ho có đờm. Trong Flemex có chứa thành phần làm long đờm (Carbocysteine), có tác dụng giảm độ nhầy dính và làm loãng đờm. Quá trình này sẽ giúp cho việc tống đờm một cách dễ dàng. Flemex có 2 loại: siro và dạng viên nén, dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ, và người già. Với người lớn bạn có thể dùng dạng viên, còn người già và trẻ nhỏ bạn có thể sử dụng loại sirô.
Trường hợp ho khan gây mệt mỏi, khó chịu... có thể cho trẻ uống các loại thảo dược làm dịu họng, giảm ho như sirop Pectol, Astex, Zecuf... hoặc các biện pháp dân gian như tần dày lá, gừng, tắc hoặc quýt chưng đường phèn... Nếu triệu chứng ho khan vẫn không giảm có thể kết hợp thêm các thuốc ức chế ho như Terpincodein hoặc Dextromethorphan. Cần lưu ý các thuốc này không được dùng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu triệu chứng ho kéo dài hơn 4 tuần nên đem trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc uống vì có thể làm chậm trễ quá trình điều trị, gây nhiều biến chứng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
(Nguồn: Diethelm)