- Xu
- 0
Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp một loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối.
Vắt là một sinh vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách co đi, co lại thân mình với 33 đốt sống.
Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-28C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp tám đến mười lần trọng lượng cơ thể của nó. Trung bình phải mất đến 20 – 60 phút thì vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới ~150-250gr, làm chúng ta khó mà gỡ nó ra khỏi tay.
Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu.
Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người – thậm chí vắt có thể búng thân mình đi xa hàng mét: vì vậy không lạ khi tự nhiên nạn nhân chợt thấy vắt bám trên cổ.
Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.
Ở các tỉnh phía Bắc còn có loài Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy…
Vắt tấn công cách nào?
Đối với loài Vắt đất (sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được.
Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng một miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ ổn.
Đối với loài Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Loài vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, nhưng nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hoàn toàn nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các loài động vật máu nóng mà thôi.
Chống vắt
Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET (DEP, Soffell, DEET…) với thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là được.
Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Do vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’, vậy nên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
· Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;
· Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
· Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.
· Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
· Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.
Kỹ thuật loại bỏ vắt
Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều
Ta có thể xử lý như sau: Lấy ra sẵn một miếng băng dính > rửa vết thương > dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy > Dính băng vào vết cắn. Sau 15 phút kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới. Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
· Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
· Không đứng, ngồi lâu tại khu vực có thể có nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu.
· Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn, hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần.
Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.
Người dân tộc thiểu số thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp họ thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều. Họ thường mang theo một gói muối hột. Muối vừa có thể ăn với rau rừng, ăn với cá, cua, ếch… nướng. Nhưng công dụng hay nhất là để chống vắt: họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn. Lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều vì muối cũng có tính sát trùng.
Trong trường hợp đi rừng mà bạn bị vắt đốt nhưng không mang theo thuốc đặc trị, muối… để rứt vắt ra khỏi cơ thể, bạn có thể làm theo kinh nghiệm dân gian là dùng nước bọt cho vào chỗ vặt đang bậu. Chúng sẽ sợ mà buông ra. Nước bọt cũng sẽ giúp máu bạn đông lại, tránh trường hợp máu ở vết cắn bị chất Hirudin của vắt làm chảy liên tục.
Do Vắt là một loài sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đi phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những loài động vật máu nóng nào đang tồn tại.
Theo 24h
Vắt là một sinh vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách co đi, co lại thân mình với 33 đốt sống.
Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-28C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp tám đến mười lần trọng lượng cơ thể của nó. Trung bình phải mất đến 20 – 60 phút thì vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới ~150-250gr, làm chúng ta khó mà gỡ nó ra khỏi tay.
Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.
Ở các tỉnh phía Bắc còn có loài Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy…
Vắt tấn công cách nào?
Đối với loài Vắt đất (sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được.
Đối với loài Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Loài vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, nhưng nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hoàn toàn nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các loài động vật máu nóng mà thôi.
Chống vắt
Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET (DEP, Soffell, DEET…) với thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là được.
Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Do vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’, vậy nên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
· Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;
· Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
· Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.
· Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
· Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.
Kỹ thuật loại bỏ vắt
Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều
Ta có thể xử lý như sau: Lấy ra sẵn một miếng băng dính > rửa vết thương > dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy > Dính băng vào vết cắn. Sau 15 phút kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới. Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
· Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
· Không đứng, ngồi lâu tại khu vực có thể có nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu.
· Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn, hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần.
Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.
Người dân tộc thiểu số thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp họ thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều. Họ thường mang theo một gói muối hột. Muối vừa có thể ăn với rau rừng, ăn với cá, cua, ếch… nướng. Nhưng công dụng hay nhất là để chống vắt: họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn. Lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều vì muối cũng có tính sát trùng.
Do Vắt là một loài sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đi phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những loài động vật máu nóng nào đang tồn tại.
Theo 24h