Hành tinh nóng nhất được biết trong Ngân Hà của chúng ta có thể đang đi tới thời điểm sống ngắn ngủi nhất còn lại của nó. Hành tinh xấu số này đang bị nuốt dần bởi chính ngôi sao mẹ của nó, dựa theo những quan sát được ghi lại bởi một thiết bị mới trên Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA, Thiết bị quang phổ thăm dò nguồn gốc vũ trụ The Cosmic Origins Spectrograph (COS). Hành tinh này có lẽ chỉ còn sống trên dưới 10 triệu năm nữa trước khi hoàn toàn bị nuốt chửng.
Hành tinh kể trên, được đặt tên WASP-12b, nằm rất gần ngôi sao mẹ -dạng như Mặt trời- của nó dẫn đến nó được gia nhiệt lên tới gần 2800 độ F và bị kéo căng thành hình trái bóng đá bởi lực thuỷ triều khổng lồ. Bầu khí quyển của nó đã phình lên tới mức to gần gấp 3 lần bán kính của Mộc tinh và đang bị mất dần vật chất về phía ngôi sao. Hành tinh này nặng hơn Mộc tinh của Mặt trời chúng ta 40%.
Hình ảnh mô phỏng ngôi sao mẹ đang hút vật chất từ hành tinh WASP-12b (NASA)
Tác động của quá trình tương tác vật chất giữa hai vật thể sao (chuyển vật chất từ hành tinh sang ngôi sao) thường được thấy trong các hệ thống sao đôi, nhưng sự kiện này là lần đầu tiên chúng được quan sát rõ ràng ứng với một hành tinh.
“Chúng tôi quan sát thấy một đám mây vật chất rất lớn xung quanh hành tinh này, đang thoát ra khỏi hành tinh và sẽ bị ngôi sao thu giữ. Chúng tôi cũng đã xác định được những nguyên tố hoá học mà trước đây chưa bao giờ thấy trên các hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta,” theo lời của trưởng dự án Carole Haswell, Đại học Mở tại Anh quốc. Kết quả quan sát tính toán của Haswell và đội nghiên cứu của bà ấy được công bố ngày 10/5/2010 đăng bởi tạp chí The Astrophysical Journal Letters.
Một bài báo lý thuyết đã xuất bản trong tạp chí khoa học Nature cuối tháng hai của Shu-lin Li, viện Thiên văn học của Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, đã dự đoán đầu tiên rằng bề mặt của hành tinh sẽ bị bóp méo bởi lực hấp dẫn của ngôi sao, và rằng lực hấp dẫn thủy triều làm cho phần lõi phía trong trở nên rất nóng và nó thổi phồng tầng không khí phía ngoài của hành tinh. Bây giờ Hubble đã xác nhận dự đoán này.
WASP-12 là một sao lùn vàng nằm cách chúng ta xấp xỉ 600 năm ánh sáng trong chòm sao mùa đông Auriga. Hành tinh ngoài hệ Mặt trời này được phát hiện bởi chương trình tìm kiếm các hành tinh trên diện rộng của Liên Hiệp Anh (WASP) 2008. Cuộc khảo sát được thiết lập tự động sẽ xác định và tìm kiếm chu kỳ mờ đi của các ngôi sao do các hành tinh của chúng đi qua trước mặt, một hiệu ứng được gọi là “sự đi qua”. Hành tinh nóng này ở rất gần với sao chủ của nó nên chu kì quay quanh quỹ đạo chỉ diễn ra trong 1.1 ngày.
Khả năng cảm biến tia cực tím chưa từng có (UV) của COS cho phép đo được các ánh sáng mờ nhạt của sao chủ khi mà hành tinh đi qua trước mặt chúng. Những quan sát quang phổ tia cực tím cho thấy các đường hấp thụ nhôm, thiếc, mangan, trong số các nguyên tố khác, hiện lên rõ hơn khi hành tinh này đi qua ngôi sao, có nghĩa là những nguyên tố này tồn tại trong bầu khí quyển của hành tinh cũng như các ngôi sao. Thực tế COS có thể phát hiện các đặc tính này trên các hành tinh cung cấp những bằng chứng rõ ràng rằng bầu khí quyển của chúng phồng lên nhiều lần do bởi vì nó quá nóng.
Quang phổ tia cực tím còn được dùng để tính toán đường cong ánh sáng để biểu thị chính xác rằng có bao nhiêu ánh sáng đến từ các ngôi sao bị chặn trong suốt quá trình đi qua của các hành tinh. Đường cong ánh sáng càng lớn cho phép đội nghiên cứu COS có thể tính toán chính xác bán kính của hành tinh. Họ thấy rằng sự hấp thụ tia cực tím ở phía bên ngoài khí quyển thì trải rộng nhiều hơn so với những hành tinh bình thường có khối lượng bằng 1.4 lần Mộc tinh. Nó thật rõ ràng rằng khi mà bán kính của hành tinh vượt quá vùng Roche lobe của nó (The Roche lobe is the region of space around a star within which orbiting material is gravitationally bound to that star: Roche Lobe là một vùng không gian xung quanh ngôi sao trong đó vật chất quay xung quanh hành tinh bị trói buộc bởi trọng lực với chính hành tinh đó), vùng ranh giới hấp dẫn mà vượt ra ngoài nó vật liệu sẽ bị mất vĩnh viễn khỏi bầu khí quyển của hành tinh.
Hành tinh kể trên, được đặt tên WASP-12b, nằm rất gần ngôi sao mẹ -dạng như Mặt trời- của nó dẫn đến nó được gia nhiệt lên tới gần 2800 độ F và bị kéo căng thành hình trái bóng đá bởi lực thuỷ triều khổng lồ. Bầu khí quyển của nó đã phình lên tới mức to gần gấp 3 lần bán kính của Mộc tinh và đang bị mất dần vật chất về phía ngôi sao. Hành tinh này nặng hơn Mộc tinh của Mặt trời chúng ta 40%.
Hình ảnh mô phỏng ngôi sao mẹ đang hút vật chất từ hành tinh WASP-12b (NASA)
Tác động của quá trình tương tác vật chất giữa hai vật thể sao (chuyển vật chất từ hành tinh sang ngôi sao) thường được thấy trong các hệ thống sao đôi, nhưng sự kiện này là lần đầu tiên chúng được quan sát rõ ràng ứng với một hành tinh.
“Chúng tôi quan sát thấy một đám mây vật chất rất lớn xung quanh hành tinh này, đang thoát ra khỏi hành tinh và sẽ bị ngôi sao thu giữ. Chúng tôi cũng đã xác định được những nguyên tố hoá học mà trước đây chưa bao giờ thấy trên các hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta,” theo lời của trưởng dự án Carole Haswell, Đại học Mở tại Anh quốc. Kết quả quan sát tính toán của Haswell và đội nghiên cứu của bà ấy được công bố ngày 10/5/2010 đăng bởi tạp chí The Astrophysical Journal Letters.
Một bài báo lý thuyết đã xuất bản trong tạp chí khoa học Nature cuối tháng hai của Shu-lin Li, viện Thiên văn học của Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, đã dự đoán đầu tiên rằng bề mặt của hành tinh sẽ bị bóp méo bởi lực hấp dẫn của ngôi sao, và rằng lực hấp dẫn thủy triều làm cho phần lõi phía trong trở nên rất nóng và nó thổi phồng tầng không khí phía ngoài của hành tinh. Bây giờ Hubble đã xác nhận dự đoán này.
WASP-12 là một sao lùn vàng nằm cách chúng ta xấp xỉ 600 năm ánh sáng trong chòm sao mùa đông Auriga. Hành tinh ngoài hệ Mặt trời này được phát hiện bởi chương trình tìm kiếm các hành tinh trên diện rộng của Liên Hiệp Anh (WASP) 2008. Cuộc khảo sát được thiết lập tự động sẽ xác định và tìm kiếm chu kỳ mờ đi của các ngôi sao do các hành tinh của chúng đi qua trước mặt, một hiệu ứng được gọi là “sự đi qua”. Hành tinh nóng này ở rất gần với sao chủ của nó nên chu kì quay quanh quỹ đạo chỉ diễn ra trong 1.1 ngày.
Khả năng cảm biến tia cực tím chưa từng có (UV) của COS cho phép đo được các ánh sáng mờ nhạt của sao chủ khi mà hành tinh đi qua trước mặt chúng. Những quan sát quang phổ tia cực tím cho thấy các đường hấp thụ nhôm, thiếc, mangan, trong số các nguyên tố khác, hiện lên rõ hơn khi hành tinh này đi qua ngôi sao, có nghĩa là những nguyên tố này tồn tại trong bầu khí quyển của hành tinh cũng như các ngôi sao. Thực tế COS có thể phát hiện các đặc tính này trên các hành tinh cung cấp những bằng chứng rõ ràng rằng bầu khí quyển của chúng phồng lên nhiều lần do bởi vì nó quá nóng.
Quang phổ tia cực tím còn được dùng để tính toán đường cong ánh sáng để biểu thị chính xác rằng có bao nhiêu ánh sáng đến từ các ngôi sao bị chặn trong suốt quá trình đi qua của các hành tinh. Đường cong ánh sáng càng lớn cho phép đội nghiên cứu COS có thể tính toán chính xác bán kính của hành tinh. Họ thấy rằng sự hấp thụ tia cực tím ở phía bên ngoài khí quyển thì trải rộng nhiều hơn so với những hành tinh bình thường có khối lượng bằng 1.4 lần Mộc tinh. Nó thật rõ ràng rằng khi mà bán kính của hành tinh vượt quá vùng Roche lobe của nó (The Roche lobe is the region of space around a star within which orbiting material is gravitationally bound to that star: Roche Lobe là một vùng không gian xung quanh ngôi sao trong đó vật chất quay xung quanh hành tinh bị trói buộc bởi trọng lực với chính hành tinh đó), vùng ranh giới hấp dẫn mà vượt ra ngoài nó vật liệu sẽ bị mất vĩnh viễn khỏi bầu khí quyển của hành tinh.
thienvanhoc.org