Kiến trúc Việt Nam

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
KIẾN TRÚC VIỆT NAM



Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước. Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ "bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam chích quái). Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa.

Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn trên cọc thấp. Loại nhà sàn này tồn tại đến ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng đồng bằng.

Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng thành đắp đất theo hình xoắn ốc, phù hợp với địa hình, sông hồ. Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúc chùa.

Đời nhà Lý

kien%20truc%20vn%201.jpg


Nhà Lý, vào thế kỷ 11, trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến thống nhất của dân tộc, đã mở ra một cục diện mới cho sự phát triển kiến trúc.


Kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12) nhìn chung có 5 loại hình kiến trúc chính thống là: thành quách, cung điện, lâu đài, chùa tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc nhà ở dân gian. Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4 tầng. Văn hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp.

Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói); phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam. Phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với kiến trúc cung đình.

Đời nhà Trần

kien%20truc%20vn%202.jpg


Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và thành quách. Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên).

Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau:

Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện. Mỗi nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng và chắc chắn. Sân trong, vườn hoa, cây cảnh... góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống, thể hiện quan niệm vũ trụ Á Đông.

Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối các nhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ nóng. Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính.

Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các cổng khá đồ sộ.

Đời nhà Lê

kien%20truc%20vn%203.jpg


Đầu thế kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hình phát triển chính là cung đình và lăng mộ.


Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, có những thành tựu mới. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng tháp và trang trí tượng.

Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiến trúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánh ghen, đấu vật v.v..

Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảng và chùa Tây Phương.

Đời nhà Nguyễn

kien%20truc%20vn%204.jpg


Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà Nguyễn chuyển vào Huế. Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số công trình văn hoá như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cư mới ở Hà Nội.


Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếu là thành quách, cung điện và lăng tẩm. Nền văn hoá Việt Nam ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội.

Kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống về các mặt công năng mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất, cấu trúc phong cảnh.

Kiến trúc cận đại và hiện đại

kien%20truc%20vn%205.jpg


Cuối thế kỷ 19, kiến trúc đã thể hiện sự du nhập phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hoá Pháp và văn hoá Á Đông.


Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Đã ra đời nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới. Có những công trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.

Nói chung kiến trúc ngày nay bao gồm bốn mảng lớn: thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng. Hiện nay những vấn đề về phát triển tự phát đô thị, bảo vệ di tích kiến trúc trong khung cảnh cơ chế thị trường, chiến lược xây dựng nhà ở đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết.



Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top