• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Kiến thức trọng tâm ôn tập bài Sóng - Xuân Quỳnh

Kina Ngaan

Active member
Tình yêu là những cung bậc tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ. Đã bao giờ tình yêu là lí giải được ? Tình yêu là nhiều chặng hành trình cảm xúc, có nhung nhớ da diết, có đau khổ và có hạnh phúc. Trong văn học Việt Nam, đã có bao nhà thơ nổi tiếng viết về thơ tình. Như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn tươi trẻ níu giữ những mầm non đẹp nhất của tình yêu. Ta cũng phải cảm cái thơ của Xuân Quỳnh, nhẹ nhàng mà da diết. Nổi tiếng với bài thơ Sóng: "Sóng bắt đầu từ gió..." Cuối cùng, Xuân Quỳnh đã nói ra những điều bất khả giải của tình yêu.


I. Khái quát về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả.
- Xuân Quỳnh tên là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 –1988) quê Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình công chức, sớm mồ côi mẹ. Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
- Xuân Quỳnh là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống mĩ.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng nhà nước về VHNT.

2. Các tác phẩm chính:
Tơ tằm – Chồi biếc ( 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng
(1974)...

3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng.
- Bài thơ sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền ( Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào.

II. Nội dung & nghệ thuật bài thơ .

1. Cảm nhận chung.
- Âm điệu của bài thơ
+ Thể thơ 5 tiếng , khổ chẵn tạo trạng thái nhịp nhàng, đều đặn.
+ Từ đầu đến cuối bài thơ không hề có dấu chấm câu tạo âm hưởng miên man không dứt.
= > Âm hưởng đó của ngôn ngữ thơ ca cũng là nhịp điệu của sóng (lúc dịu êm, lúc sôi nổi, nhịp nhàng sóng đôi triền miên bất tận) đồng thời cũng vừa là nhịp điệu bên trong tâm hồn người đang yêu (những đợt sóng cảm xúc sôi nổi, lắng sâu).
- Hình tượng "sóng"
+ Sóng và em là hai hình tượng tồn tại song song trong bài thơ. Có lúc tách ra trong kết cầu song hành. Có lúc hòa nhập trên một dòng thơ. Song hành để soi chiếu, hòa nhập để thấu tỏ.
+ Sóng trong bài thơ có tính thẩm mỹ là hình tượng ẩn dụ cho nhân vật trữ tình.

2. Nội dung & nghệ thuật.
a) Phần 1: (bảy khổ thơ đầu). Sóng và em – những nét tương đồng:

* Khổ 1: Trạng thái của sóng và tình yêu.
- Trạng thái đối lập, đa dạng của sóng: dữ dội – dịu êm, ồn ào –lặng lẽ. Trạng thái đối cực phức tạp, trong tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
- Sóng khát khao vươn ra biển lớn để nhận thấy sức mạnh của mình.(Sông - không hiểu mình - Sóng - tìm ra bể)
Người phụ nữ trong tình yêu không cam chịu, nhẫn nhục mà dứt khoát, quyết liệt từ bỏ cái tầm thường, nhỏ hẹp để đến với cái lớn lao khoáng đãng, bao dung.

* Khổ 2: Sự vĩnh hằng của sóng và tình yêu
- Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế trường tồn của sóng trước thời gian.
- Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.

* Hai khổ 3,4: Sự bí ẩn của sóng và tình yêu.
- Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu? Thiên nhiên cũng đầy bí ẩn.
- Người phụ nữ dựa vào sóng để truy tìm khời nguồn của tình yêu. Tình yêu là tình cảm chỉ có thể cảm nhậ không thể lí giải rạch ròi. Đây cũng chính là sức hấp dẫn của tình
yêu.
- Điệp ngữ “em nghĩ” được lặp lại 2 lần đứng đầu dòng thơ thể hiện nhu cầu khám phá tự nhận thức của người phụ nữ.

* Khổ 5: Đặc điểm của sóng và tình yêu.
- Quy luật của sóng là luôn vận động hướng về bờ cũng như nỗi nhớ là tâm trạng thường trực của tình yêu.
- Nỗi nhớ da diết kéo dài qua thời gian chảy tràn qua không gian, chiếm lĩnh tâm hồn con người lúc mơ lúc tỉnh, cả vô thức lẫn tiềm thức.
- Điệp ngữ “con sóng” lặp lại 3 lần, số lượng câu thơ tăng như muốn phá tung giới hạn của bờ cũng là giai điệu da diết về tình yêu và nỗi nhớ.

* Khổ 6,7: Sự thủy chung son sắt và nghị lực vượt lên gian khổ..
- Sóng vượt qua mọi chướng ngại để đến với bãi bờ cũng như tình yêu luôn vượt qua mọi chướng ngại để bảo vệ lòng chung thủy.

b) Phần 2: Những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.

- Khổ 8: Giọng thơ trầm lắng suy tư, kiểu câu nhượng bộ: Âu lo, phấp phỏng, ý thức được cái vô cùng của vũ trụ >< cái nhỏ bé, hữu hạn của con người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ XQ ở giai đoạn sau ).

- Khổ 9: Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.

Tóm lại: Hành trình của “sóng” của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có sự vận động nhất quán, đó là cuộc hành trình có khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân thành tình yêu muôn thuở.

c. Nghệ thuật
+ Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.

3. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top