Kiến thức cơ bản về từ ghép

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
[pdf]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/tu_ghep.pdf[/pdf]

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

A. Các loại từ ghép:

1. Tiếng, chính tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính trong các từ ghép “bà ngoại, thơm phức” ở những ví dụ (trong SGK).

- bà: tiếng chính, ngoại: tiếng phụ.

- bà ngoại: từ ghép chính phụ - một từ gồm hai tiếng chính phụ.

- Thơm: tiếng chính, phức: tiếng phụ - cũng là từ ghép chính phụ.
Nhận xét: tiếng phụ đi sau tiếng chính để bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

2. Các tiếng trong hai từ ghép: “quần áo, trầm bổng” trong những ví dụ (trích từ văn bản “Cổng trường mở ra”) có thể nhận xét như sau:

- Các từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” có ý nghĩa khái quát hơn, trừu tượng hơn nghĩa các tiếng tạo nên chúng (quần, áo, trầm, bổng) vì vậy từ ghép này không thể phân ra tiếng chính tiếng phụ. Các từ ghép này là từ ghép đẳng lập.

Tóm lại


Từ ghép có các tiếng giữ vai trò chính, và các tiếng giữ vai trò phụ: xe đạp, hoa hồng, bút máy, dạy học, làm việc, biết ơn, xanh biếc là những từ ghép chính phụ.
Từ ghép nhiều tiếng có vai trò tương đương với nhau về nghĩa như: sách vở, sạch đẹp, ngon lành, lợi hại, to nhỏ,…là những từ ghép đẳng lập.

Chú ý:
Trật từ giữa các tiếng của từ ghép loại này có thể thay đổi vị trí đứng trước sau.
Ví dụ: quần áo – áo quần, nhà cửa – cửa nhà, cha mẹ - mẹ cha, to nhỏ - nhỏ to…
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top