Quỳnh Chi
Kỷ niệm đẹp nhất về ngày Tết của tôi là những ngày tết ở miền Trung. Hàng năm cứ đến tết, mẹ tôi thường than rằng ở miền Trung không có lá giong để gói bánh chưng, thời tiết không đủ giá rét nên bánh và giò chả không để lâu được, nào không nấu được thịt đông, nào thiếu hoa đào ... Mẹ thì nhớ tết miền Bắc, còn tôi thì còn quá bé để có thể nhớ những thứ ấy hay không khí gây gấy lạnh ngày tết ở Hà Nội, mà những ngày tết còn để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi vẫn là tết ở miền Trung.
Tôi nhớ mãi khi đang học những năm đầu bậc tiểu học ở Tam Kỳ, nhà tôi ở cạnh nhà một người nông dân tên là ông Xuyến. Quãng thời gian sống cạnh nhà ông Xuyến cũng như ở thị xã nhỏ bé này đã giúp một đứa bé quê hương miền Bắc từ bé sống ở thành phố rồi di cư vào Nam, chẳng biết bao giờ mới được “về quê “, cũng đã có được những hiểu biết về cuộc sống của người dân quê .
Nhà ông Xuyến ở lùi sâu cách xa đường quốc lộ, trước nhà là một chiếc sân lớn lát gạch, từ sân gạch ra đến đường cái còn có một chiếc sân đất lớn có trồng ba cây sưa cao vút. Sau nhà ông có chuồng lợn, chuồng trâu , nhà bếp và chỗ để cối giã gạo, cối xay lúa, xay bột và một cái sân nhỏ. Giếng nước dùng hàng ngày cũng ở cách bếp có mấy thước. Trên hai chiếc sân trước cửa nhà ông Xuyến quanh năm tuỳ từng mùa đã chất nào những bó lúa vàng ươm, có mấy con chim sẻ ngày mùa béo múp rình rập lén tha vài hạt ; nào những xấp thuốc lá to bản được cuộn, bó chặt lại để xắt phơi khô thành thuốc rê - hút đâu vấn đó, có khi bằng tờ lịch ngày - ; nào đậu còn nguyên cây mới nhổ về chờ tuốt, phơi và đem đi ép lấy dầu phọng ; nào bắp, nào khoai, nào sắn, nào mì ... Cũng trên hai chiếc sân ấy người ta phơi củi tươi mới đốn trên núi về cho khô trước khi chụm lửa. Mọi sinh hoạt nhà nông như cho trâu đạp lúa, sàng xẩy, phơi rơm, dệt tranh lợp nhà, phơi thuốc, cắt thuốc v.v. cũng đều diễn ra ở đó. Trong nhà quanh năm có tiếng chầy thì thụp giã gạo hay tiếng quay ù ù của chiếc cối xay bột làm bánh, và có cả tiếng ru em rất ngọt ngào của cô chị lớn ... tên Xuyến chị - và hơi cáu kỉnh của cô em - tên Xuyến em - có lẽ vì không thích giữ em. Từ sau lễ cúng ông Táo vài hôm trẻ con chúng tôi được nghỉ tết ở nhà tự do chơi đùa, chỉ có cô Xuyến em thì cứ phải giữ em nên có lẽ càng bực dọc. Câu hát ru em à ơi mở đầu nghe dịu dàng thế mà cô Xuyến em ru bằng một giọng gắt gỏng :
&
A ả ớ !
Ru em cho thét cho muồi
Ðể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ cầu
Mua cau Vĩnh Ðiện , mua trầu Hội An
&
Từ những ngày cuối năm mẹ tôi và chị Huệ giúp việc lo làm mứt trong bếp, bố tôi chọn mua đem về cành mai vàng thật to đầy nụ để cài lên đó những tấm thiệp tết và cắm vào chiếc độc bình trang hoàng phòng khách, rồi treo lên tường bộ liễn Tứ quý hoa điểu bình thay cho bộ liễn Nhị thập tứ hiếu vẫn treo hàng ngày, các tờ giấy đỏ ghi chữ Phúc Lộc Thọ cùng với các đôi câu đối để treo trên những cột gỗ, hai bên bàn thờ ở gian giữa. Nhưng tôi lại nhớ những lúc ở bên nhà ông Xuyến nhiều hơn là ở nhà mình. Bên đó có họ hàng của ông Xuyến tụ tập đông vui lắm. Bọn trẻ con chúng tôi chơi trò đi trốn trong nhà kho ở trái nhà quanh năm đóng kín, chỉ được mở ra đặc biệt vào dịp cuối năm. Nhưng rồi kho cũng được đóng lại ngay. Chúng tôi hết chạy lên nhà trên, lại xuống bếp, rồi ra sân xem người lớn chuẩn bị. Mấy bô lão mặc áo dài đen đang ngồi trên bộ trường kỷ giữa nhà để viết thêm tên con cháu vào gia phả, rồi ghi ngày sinh ngày tử của người này người kia. Hình như không phải là năm nào các cụ cũng viết gia phả mà mấy năm mới bổ túc một lần, vì các cụ bàn tán hỏi han nhau về những người không biết còn sống hay đã chết trong những năm chinh chiến.
&
Trong khi các cụ già ngồi trong nhà, ngoài hiên có người đang lo đánh bóng nào chân nến, nào bình hương bằng đồng. Dưới bếp bà Xuyến lo vo gạo đậu để làm bánh, lo kho thịt để dành ăn ba ngày tết. Ông Xuyến lấy rựa chẻ lạt. Những người khác như cô Ba, em gái ông, hay con gái ông thì lo những việc khác như rửa lá chuối để gói bánh, làm dưa món, dưa giá, hay đang sấy trên lò những chảo mứt dừa mứt khoai cuối cùng.
Ngoài sân một chiếc nồi cao, cao ngang đầu bọn trẻ chúng tôi, được bắc lên trên những hòn gạch đá ong lớn làm thành chiếc bếp. Thế rồi mọi người phần lớn là đàn ông bắt đầu gói bánh. Lúc đó tôi mới biết ông Xuyến chẻ lạt là để làm dây buộc bánh. Họ gói từng chiếc bánh tét, dài như cái giò lụa Họ xếp các lớp lá chuối chồng lên nhau, đoạn trải gạo ra trên mặt lá san cho bằng, sau đó mới xúc đậu xanh rải trên mặt gạo nếp thành một đường thẳng như kẻ. Bánh tét của người dân quê miền Trung chỉ có thế thôi, nhân bánh phần lớn không có thịt, gọi là bánh tét chaỵ Mà có lẽ đó mới chính là chiếc bánh tét đầu tiên vốn là lương khô cho đoàn quân của Nguyễn Huệ kéo ra Bắc đánh đuổi quân Thanh trong dịp tết.
Người ta khéo léo cuốn lá gói gạo và đậu lại thành ống tròn dài không để đậu bị lọt ra ngoài lớp gạo nếp xung quanh. Cuối cùng dùng dây lạt tre mỏng quấn quanh đòn bánh tét cho chặt, xoắn hai môí lạt với nhau rồi cài lại vào chính vòng lạt quanh bánh cho khỏi bị xổ ra. Sau này khi đi du học rồi phải tự nấu lấy bánh ăn tết, tôi chỉ làm được bánh chưng vì còn có thể dùng hộp vuông làm khuôn gói bánh, chứ bánh tét thì chịu. Thế mới biết gói bánh tét thật là khó. Bánh gói đã được khá nhiều, người ta cho củi vào bếp, nổi lửa.Từng thanh củi lớn được đẩy vào bếp. Một người đứng ra trông bếp, cho thêm củi, cời than , tiếp thêm nước sôi cho nước luôn ngập bánh. Một lát củi đã cho bao nhiêu than hồng, thế là đến lúc người ta cho khoai lang vào nướng, và chia cho bọn trẻ con ngồi chờ xung quanh. Tiếp tới từng chiếc rổ đan sơ sài có lót lá chuối đựng một thứ bột pha nước sênh sếnh có màu nâu sậm của đường đen được mấy bà mấy cô đem xếp vào nồi phía trên cùng để hấp, đó là bánh tổ. Bánh tổ thơm ngon, mà xắt lát đem nướng hay chiên dầu hơi cháy sém một chút lại càng ngon. Giống như bánh chưng để đến ngày mồng ba thì bắt đầu phải đem rán lên đề phòng có thể bánh đã bắt đầu thiu, nhưng ăn bánh chưng rán được thưởng thức hương vị bùi béo, có khi ngon hơn cả bánh chưng luộc.
Bánh tét luộc bao lâu thì chín nhỉ ? Có lẽ phải luộc hàng giờ, đến tận khuya. Tôi nào biết vì chắc đã ngủ thiếp đi rồi được cõng về nhà trong lúc còn say ngủ. Sáng giao thừa khi thức dậy chạy sang xem thì bếp lửa đã tàn, bánh trong nồi có lẽ đã được vớt ra để mọi người trong họ chia nhau đem về. Tết chưa qua mà đã tiếc ngẩn ngơ sau một ngày vui đoàn tụ rộn rịp cuối năm , dù rằng đó chỉ là cảnh bên nhà hàng xóm.
Âm thanh tết miền Trung ngày xưa còn vang mãi trong tôi là tiếng pháo nổ giòn ... - nhưng mà trẻ con chỉ dám vừa bịt tai lại vừa nghe -, tiếng trống múa lân rộn ràng náo nức, cùng với tiếng trống Bài chòi từ xa vọng lại như giục giã ... làm trẻ con tò mò chỉ muốn đi xem, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán sợ rồi sớm ham mê cờ bạc.
Tiếng pháo rộ lên một lát vào lúc giao thừa, rồi thưa dần. Sáng mồng một tết, có vài nhà còn đốt thêm một tràng pháo nữa. Không khí yên tĩnh của thị xã nhỏ lại càng thêm vắng vẻ vì vắng bóng những chuyến xe đò của các hãng Phi Long, Tiến Lực vụt qua, đổ hành khách cùng hàng hoá xuống bến xe đò tấp nập đông vui ở ngay giữa thị xã. Dân số của thị xã có thể đã vợi đi một chút trong những ngày này, vì các công chức như các thầy các cô còn trẻ đã trở về Huế hay Ðà Nẵng, hay bà chủ của trường dậy may nghe đâu vốn là người ở trong Nam ra chứ không phải là người quê quán ở đây v.v.. cũng đóng cửa đi vắng từ trước Tết. Mà cũng có thể là chẳng có gì thay đổi vì số vợi đi đã được bù lại với số người đi làm ăn xa trở về trong dịp tết. Như cô con gái ông nông dân ở cách một vườn sắn sau nhà tôi nghe đâu làm công chức ở Nha Trang, giáp tết cũng về thăm nhà.
&
Sáng mồng một tết nhà nhà đi chúc tết mừng tuổi lẫn nhau. Bố mẹ tôi còn có lệ đưa cả gia đình đi chụp ảnh kỷ niệm vào ngày mồng một tết, nên sau đó vào buổi chiều gia đình tôi thường đến hiệu ảnh của giòng họ Huỳnh nổi tiếng với nghề chụp hình ở miền Trung.
Chiều tối mồng một tết, đoàn múa lân từ phía Chợ Mới tiến về phía nhà tôi. Lân đến múa chúc tết những nhà nào có treo giải. Giải là mảnh giấy hay phong thư đỏ đựng tiền thưởng. Nhà lầu treo giải trên cao, tận trên ban công. Những người trong đoàn múa lân phải đứng lên vai nhau cho người làm lân leo lên giật giải . Giải treo cao phải hậu. Nhà nào thưởng càng nhiều thì lân múa càng lâu hậu tạ chủ nhà .
Năm nào cũng vậy cứ đến tết là nghe có tiếng trống Bài chòi. Tên gọi " Bài chòi " thoạt nghe thật khó hiểu. Cũng chẳng biết luật lệ ra sao. Ấn tượng nhất là tiếng hát hô " Con gì nó ra đây , con gì nó ra đây ..." Những con bài mang tên rất lạ , ví dụ như con " ông ầm " ... Khi đã lớn lên , thời trung học tôi mới được đến xem tận nơi tổ chức Bài chòi. Ði xem thôi chứ không phải là đi chơi nên vẫn không biết cách chi , chỉ nhớ nhất là tiếng hát hô tên lá bài, có trống gõ đánh nhịp hay đệm theo, nhớ những lá cờ nhiều màu cắm trên thân cây chuối để trao cho người trúng bài và những người trúng chạy lên lãnh cờ, không khí hội hè thật rộn rịp. Hình như có cái chòi cao ở giữa cho người hô bài và nhiều chòi nhỏ xung quanh cho những người tham dự. Thay vì hô con số lên, người ta hát sao cho vần vè với các số, rồi mới hô tên lá bài và chính con số đó lên. Hình như có cái chòi cao ở giữa cho người hô bài và nhiều chòi nhỏ xung quanh cho những người tham dự. Thay vì hô con số lên , thì người ta hát sao cho có vần với các con số đó rồi mới hô tên lá bài và con số của lá bài đó, ví dụ như con bài có số một thì có thể được hô lên bằng câu hát sau đây :
&
Rồi con gì nó ra đây
Dắt mẹ bồng con lên non hái trái
Anh cảm thương nàng là phận gái mồ côi
Là con số một ơi !
&
Chơi Bài chòi cần có vài người biết đánh trống và biết hát , thuộc các câu hát . Khi đã hiểu ra tôi xin được biện hộ ... với những bậc cha mẹ quá nghiêm khắc rằng chẳng những không cần cấm đoán mà còn nên dẫn trẻ con đi nghe hát Bài chòi , để cho dù chẳng được thua gì thì cũng được cả một vốn liếng âm thanh màu sắc và tình cảm quê hương vô cùng phong phú.
Nói đến tình cảm quê hương, không thể không nhắc đến những âm thanh quen thuộc khác thường vang lên trong những ngày tết xa xưa. Ðó là những chương trình âm nhạc đặc biệt vào dịp tết của đài phát thanh. Cứ đến tết lại hay có những chương trình đặc biệt trình diễn những bản trường ca với nội dung về lịch sử, như bài hát về đại hội Diên Hồng với lời kêu gọi " Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến ... ", hay ca tụng non sông đất nước như " Bạch Ðằng giang sông hùng dũng ... " , " Trường khúc Sông Lô " , rồi những chuyện cổ tích như Hòn vọng Phu I , II , III . . với nào " Lệnh vua hành quân trống khua dồn ..." nào " Có ai xuôi vạn lý .. ". Ngày thường người ta hay cho hát nhạc trữ tình , nên có lẽ đề tài trang trọng về tổ quốc, non sông đất nước này, hợp với không khí ngày tết hơn.
Cũng đề tài này, có một bài hát nhẹ nhàng hơn và rất đỗi thân thương với chúng tôi là bài " Lối về xóm nhỏ ". Cô gái con ông nông dân hàng xóm sau nhà tôi làm việc xa nhà, đến hè hay tết mới trở về, nên cứ thấy cô là chúng tôi hát " Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca ... " như để đón cô và mừng cho niềm vui sum họp của riêng gia đình ông hàng xóm cũng như cho sự thêm đông vui của cả khu xóm. Chúng tôi tặng cô bài này và mẹ tôi kể rằng ở trong bếp cũng nghe thấy tiếng cô tập đi tập lại mãi bài hát ấy.
Bao năm qua thỉnh thoảng tôi có về nước nhưng vẫn chưa có dịp trở lại thị xã nhỏ bé này để thăm lại người xưa cảnh cũ. Chiếc ngõ cạnh nhà tôi cho người con gái trở về thôn xưa ấy biết có còn dấu tích gì không ? Ở đây trên xứ người, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, những kỷ niệm về tết ở miền Trung lại sống dậy trong lòng tôi cùng với những kỷ niệm một phần đời những người thân yêu của tôi nơi ấy, là một trong muôn nẻo tìm về quê hương trong lòng người viễn xứ.
Quỳnh Chi
( Tokyo, 12/2002)
Kỷ niệm về Tết
Kỷ niệm đẹp nhất về ngày Tết của tôi là những ngày tết ở miền Trung. Hàng năm cứ đến tết, mẹ tôi thường than rằng ở miền Trung không có lá giong để gói bánh chưng, thời tiết không đủ giá rét nên bánh và giò chả không để lâu được, nào không nấu được thịt đông, nào thiếu hoa đào ... Mẹ thì nhớ tết miền Bắc, còn tôi thì còn quá bé để có thể nhớ những thứ ấy hay không khí gây gấy lạnh ngày tết ở Hà Nội, mà những ngày tết còn để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi vẫn là tết ở miền Trung.
Tôi nhớ mãi khi đang học những năm đầu bậc tiểu học ở Tam Kỳ, nhà tôi ở cạnh nhà một người nông dân tên là ông Xuyến. Quãng thời gian sống cạnh nhà ông Xuyến cũng như ở thị xã nhỏ bé này đã giúp một đứa bé quê hương miền Bắc từ bé sống ở thành phố rồi di cư vào Nam, chẳng biết bao giờ mới được “về quê “, cũng đã có được những hiểu biết về cuộc sống của người dân quê .
Nhà ông Xuyến ở lùi sâu cách xa đường quốc lộ, trước nhà là một chiếc sân lớn lát gạch, từ sân gạch ra đến đường cái còn có một chiếc sân đất lớn có trồng ba cây sưa cao vút. Sau nhà ông có chuồng lợn, chuồng trâu , nhà bếp và chỗ để cối giã gạo, cối xay lúa, xay bột và một cái sân nhỏ. Giếng nước dùng hàng ngày cũng ở cách bếp có mấy thước. Trên hai chiếc sân trước cửa nhà ông Xuyến quanh năm tuỳ từng mùa đã chất nào những bó lúa vàng ươm, có mấy con chim sẻ ngày mùa béo múp rình rập lén tha vài hạt ; nào những xấp thuốc lá to bản được cuộn, bó chặt lại để xắt phơi khô thành thuốc rê - hút đâu vấn đó, có khi bằng tờ lịch ngày - ; nào đậu còn nguyên cây mới nhổ về chờ tuốt, phơi và đem đi ép lấy dầu phọng ; nào bắp, nào khoai, nào sắn, nào mì ... Cũng trên hai chiếc sân ấy người ta phơi củi tươi mới đốn trên núi về cho khô trước khi chụm lửa. Mọi sinh hoạt nhà nông như cho trâu đạp lúa, sàng xẩy, phơi rơm, dệt tranh lợp nhà, phơi thuốc, cắt thuốc v.v. cũng đều diễn ra ở đó. Trong nhà quanh năm có tiếng chầy thì thụp giã gạo hay tiếng quay ù ù của chiếc cối xay bột làm bánh, và có cả tiếng ru em rất ngọt ngào của cô chị lớn ... tên Xuyến chị - và hơi cáu kỉnh của cô em - tên Xuyến em - có lẽ vì không thích giữ em. Từ sau lễ cúng ông Táo vài hôm trẻ con chúng tôi được nghỉ tết ở nhà tự do chơi đùa, chỉ có cô Xuyến em thì cứ phải giữ em nên có lẽ càng bực dọc. Câu hát ru em à ơi mở đầu nghe dịu dàng thế mà cô Xuyến em ru bằng một giọng gắt gỏng :
&
A ả ớ !
Ru em cho thét cho muồi
Ðể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ cầu
Mua cau Vĩnh Ðiện , mua trầu Hội An
&
Từ những ngày cuối năm mẹ tôi và chị Huệ giúp việc lo làm mứt trong bếp, bố tôi chọn mua đem về cành mai vàng thật to đầy nụ để cài lên đó những tấm thiệp tết và cắm vào chiếc độc bình trang hoàng phòng khách, rồi treo lên tường bộ liễn Tứ quý hoa điểu bình thay cho bộ liễn Nhị thập tứ hiếu vẫn treo hàng ngày, các tờ giấy đỏ ghi chữ Phúc Lộc Thọ cùng với các đôi câu đối để treo trên những cột gỗ, hai bên bàn thờ ở gian giữa. Nhưng tôi lại nhớ những lúc ở bên nhà ông Xuyến nhiều hơn là ở nhà mình. Bên đó có họ hàng của ông Xuyến tụ tập đông vui lắm. Bọn trẻ con chúng tôi chơi trò đi trốn trong nhà kho ở trái nhà quanh năm đóng kín, chỉ được mở ra đặc biệt vào dịp cuối năm. Nhưng rồi kho cũng được đóng lại ngay. Chúng tôi hết chạy lên nhà trên, lại xuống bếp, rồi ra sân xem người lớn chuẩn bị. Mấy bô lão mặc áo dài đen đang ngồi trên bộ trường kỷ giữa nhà để viết thêm tên con cháu vào gia phả, rồi ghi ngày sinh ngày tử của người này người kia. Hình như không phải là năm nào các cụ cũng viết gia phả mà mấy năm mới bổ túc một lần, vì các cụ bàn tán hỏi han nhau về những người không biết còn sống hay đã chết trong những năm chinh chiến.
&
Trong khi các cụ già ngồi trong nhà, ngoài hiên có người đang lo đánh bóng nào chân nến, nào bình hương bằng đồng. Dưới bếp bà Xuyến lo vo gạo đậu để làm bánh, lo kho thịt để dành ăn ba ngày tết. Ông Xuyến lấy rựa chẻ lạt. Những người khác như cô Ba, em gái ông, hay con gái ông thì lo những việc khác như rửa lá chuối để gói bánh, làm dưa món, dưa giá, hay đang sấy trên lò những chảo mứt dừa mứt khoai cuối cùng.
Ngoài sân một chiếc nồi cao, cao ngang đầu bọn trẻ chúng tôi, được bắc lên trên những hòn gạch đá ong lớn làm thành chiếc bếp. Thế rồi mọi người phần lớn là đàn ông bắt đầu gói bánh. Lúc đó tôi mới biết ông Xuyến chẻ lạt là để làm dây buộc bánh. Họ gói từng chiếc bánh tét, dài như cái giò lụa Họ xếp các lớp lá chuối chồng lên nhau, đoạn trải gạo ra trên mặt lá san cho bằng, sau đó mới xúc đậu xanh rải trên mặt gạo nếp thành một đường thẳng như kẻ. Bánh tét của người dân quê miền Trung chỉ có thế thôi, nhân bánh phần lớn không có thịt, gọi là bánh tét chaỵ Mà có lẽ đó mới chính là chiếc bánh tét đầu tiên vốn là lương khô cho đoàn quân của Nguyễn Huệ kéo ra Bắc đánh đuổi quân Thanh trong dịp tết.
Người ta khéo léo cuốn lá gói gạo và đậu lại thành ống tròn dài không để đậu bị lọt ra ngoài lớp gạo nếp xung quanh. Cuối cùng dùng dây lạt tre mỏng quấn quanh đòn bánh tét cho chặt, xoắn hai môí lạt với nhau rồi cài lại vào chính vòng lạt quanh bánh cho khỏi bị xổ ra. Sau này khi đi du học rồi phải tự nấu lấy bánh ăn tết, tôi chỉ làm được bánh chưng vì còn có thể dùng hộp vuông làm khuôn gói bánh, chứ bánh tét thì chịu. Thế mới biết gói bánh tét thật là khó. Bánh gói đã được khá nhiều, người ta cho củi vào bếp, nổi lửa.Từng thanh củi lớn được đẩy vào bếp. Một người đứng ra trông bếp, cho thêm củi, cời than , tiếp thêm nước sôi cho nước luôn ngập bánh. Một lát củi đã cho bao nhiêu than hồng, thế là đến lúc người ta cho khoai lang vào nướng, và chia cho bọn trẻ con ngồi chờ xung quanh. Tiếp tới từng chiếc rổ đan sơ sài có lót lá chuối đựng một thứ bột pha nước sênh sếnh có màu nâu sậm của đường đen được mấy bà mấy cô đem xếp vào nồi phía trên cùng để hấp, đó là bánh tổ. Bánh tổ thơm ngon, mà xắt lát đem nướng hay chiên dầu hơi cháy sém một chút lại càng ngon. Giống như bánh chưng để đến ngày mồng ba thì bắt đầu phải đem rán lên đề phòng có thể bánh đã bắt đầu thiu, nhưng ăn bánh chưng rán được thưởng thức hương vị bùi béo, có khi ngon hơn cả bánh chưng luộc.
Bánh tét luộc bao lâu thì chín nhỉ ? Có lẽ phải luộc hàng giờ, đến tận khuya. Tôi nào biết vì chắc đã ngủ thiếp đi rồi được cõng về nhà trong lúc còn say ngủ. Sáng giao thừa khi thức dậy chạy sang xem thì bếp lửa đã tàn, bánh trong nồi có lẽ đã được vớt ra để mọi người trong họ chia nhau đem về. Tết chưa qua mà đã tiếc ngẩn ngơ sau một ngày vui đoàn tụ rộn rịp cuối năm , dù rằng đó chỉ là cảnh bên nhà hàng xóm.
Âm thanh tết miền Trung ngày xưa còn vang mãi trong tôi là tiếng pháo nổ giòn ... - nhưng mà trẻ con chỉ dám vừa bịt tai lại vừa nghe -, tiếng trống múa lân rộn ràng náo nức, cùng với tiếng trống Bài chòi từ xa vọng lại như giục giã ... làm trẻ con tò mò chỉ muốn đi xem, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán sợ rồi sớm ham mê cờ bạc.
Tiếng pháo rộ lên một lát vào lúc giao thừa, rồi thưa dần. Sáng mồng một tết, có vài nhà còn đốt thêm một tràng pháo nữa. Không khí yên tĩnh của thị xã nhỏ lại càng thêm vắng vẻ vì vắng bóng những chuyến xe đò của các hãng Phi Long, Tiến Lực vụt qua, đổ hành khách cùng hàng hoá xuống bến xe đò tấp nập đông vui ở ngay giữa thị xã. Dân số của thị xã có thể đã vợi đi một chút trong những ngày này, vì các công chức như các thầy các cô còn trẻ đã trở về Huế hay Ðà Nẵng, hay bà chủ của trường dậy may nghe đâu vốn là người ở trong Nam ra chứ không phải là người quê quán ở đây v.v.. cũng đóng cửa đi vắng từ trước Tết. Mà cũng có thể là chẳng có gì thay đổi vì số vợi đi đã được bù lại với số người đi làm ăn xa trở về trong dịp tết. Như cô con gái ông nông dân ở cách một vườn sắn sau nhà tôi nghe đâu làm công chức ở Nha Trang, giáp tết cũng về thăm nhà.
&
Sáng mồng một tết nhà nhà đi chúc tết mừng tuổi lẫn nhau. Bố mẹ tôi còn có lệ đưa cả gia đình đi chụp ảnh kỷ niệm vào ngày mồng một tết, nên sau đó vào buổi chiều gia đình tôi thường đến hiệu ảnh của giòng họ Huỳnh nổi tiếng với nghề chụp hình ở miền Trung.
Chiều tối mồng một tết, đoàn múa lân từ phía Chợ Mới tiến về phía nhà tôi. Lân đến múa chúc tết những nhà nào có treo giải. Giải là mảnh giấy hay phong thư đỏ đựng tiền thưởng. Nhà lầu treo giải trên cao, tận trên ban công. Những người trong đoàn múa lân phải đứng lên vai nhau cho người làm lân leo lên giật giải . Giải treo cao phải hậu. Nhà nào thưởng càng nhiều thì lân múa càng lâu hậu tạ chủ nhà .
Năm nào cũng vậy cứ đến tết là nghe có tiếng trống Bài chòi. Tên gọi " Bài chòi " thoạt nghe thật khó hiểu. Cũng chẳng biết luật lệ ra sao. Ấn tượng nhất là tiếng hát hô " Con gì nó ra đây , con gì nó ra đây ..." Những con bài mang tên rất lạ , ví dụ như con " ông ầm " ... Khi đã lớn lên , thời trung học tôi mới được đến xem tận nơi tổ chức Bài chòi. Ði xem thôi chứ không phải là đi chơi nên vẫn không biết cách chi , chỉ nhớ nhất là tiếng hát hô tên lá bài, có trống gõ đánh nhịp hay đệm theo, nhớ những lá cờ nhiều màu cắm trên thân cây chuối để trao cho người trúng bài và những người trúng chạy lên lãnh cờ, không khí hội hè thật rộn rịp. Hình như có cái chòi cao ở giữa cho người hô bài và nhiều chòi nhỏ xung quanh cho những người tham dự. Thay vì hô con số lên, người ta hát sao cho vần vè với các số, rồi mới hô tên lá bài và chính con số đó lên. Hình như có cái chòi cao ở giữa cho người hô bài và nhiều chòi nhỏ xung quanh cho những người tham dự. Thay vì hô con số lên , thì người ta hát sao cho có vần với các con số đó rồi mới hô tên lá bài và con số của lá bài đó, ví dụ như con bài có số một thì có thể được hô lên bằng câu hát sau đây :
&
Rồi con gì nó ra đây
Dắt mẹ bồng con lên non hái trái
Anh cảm thương nàng là phận gái mồ côi
Là con số một ơi !
&
Chơi Bài chòi cần có vài người biết đánh trống và biết hát , thuộc các câu hát . Khi đã hiểu ra tôi xin được biện hộ ... với những bậc cha mẹ quá nghiêm khắc rằng chẳng những không cần cấm đoán mà còn nên dẫn trẻ con đi nghe hát Bài chòi , để cho dù chẳng được thua gì thì cũng được cả một vốn liếng âm thanh màu sắc và tình cảm quê hương vô cùng phong phú.
Nói đến tình cảm quê hương, không thể không nhắc đến những âm thanh quen thuộc khác thường vang lên trong những ngày tết xa xưa. Ðó là những chương trình âm nhạc đặc biệt vào dịp tết của đài phát thanh. Cứ đến tết lại hay có những chương trình đặc biệt trình diễn những bản trường ca với nội dung về lịch sử, như bài hát về đại hội Diên Hồng với lời kêu gọi " Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến ... ", hay ca tụng non sông đất nước như " Bạch Ðằng giang sông hùng dũng ... " , " Trường khúc Sông Lô " , rồi những chuyện cổ tích như Hòn vọng Phu I , II , III . . với nào " Lệnh vua hành quân trống khua dồn ..." nào " Có ai xuôi vạn lý .. ". Ngày thường người ta hay cho hát nhạc trữ tình , nên có lẽ đề tài trang trọng về tổ quốc, non sông đất nước này, hợp với không khí ngày tết hơn.
Cũng đề tài này, có một bài hát nhẹ nhàng hơn và rất đỗi thân thương với chúng tôi là bài " Lối về xóm nhỏ ". Cô gái con ông nông dân hàng xóm sau nhà tôi làm việc xa nhà, đến hè hay tết mới trở về, nên cứ thấy cô là chúng tôi hát " Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca ... " như để đón cô và mừng cho niềm vui sum họp của riêng gia đình ông hàng xóm cũng như cho sự thêm đông vui của cả khu xóm. Chúng tôi tặng cô bài này và mẹ tôi kể rằng ở trong bếp cũng nghe thấy tiếng cô tập đi tập lại mãi bài hát ấy.
Bao năm qua thỉnh thoảng tôi có về nước nhưng vẫn chưa có dịp trở lại thị xã nhỏ bé này để thăm lại người xưa cảnh cũ. Chiếc ngõ cạnh nhà tôi cho người con gái trở về thôn xưa ấy biết có còn dấu tích gì không ? Ở đây trên xứ người, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, những kỷ niệm về tết ở miền Trung lại sống dậy trong lòng tôi cùng với những kỷ niệm một phần đời những người thân yêu của tôi nơi ấy, là một trong muôn nẻo tìm về quê hương trong lòng người viễn xứ.
Quỳnh Chi
( Tokyo, 12/2002)