Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Kĩ năng phân tích thơ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 22699" data-attributes="member: 699"><p><strong>2. Tương xứng theo nét nghĩa đối lập:</strong></p><p></p><p>Ví dụ 1: “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại</p><p>Dại chốn văn chương ấy dại không”</p><p> (Trần Tế Xương)</p><p></p><p>Ngoài phép điệp - đảo hai từ “khôn”, “dại” trong hai dòng thơ trên, những từ ngữ chính đối lập nhau về ý nghĩa nhằm thể hiện quan điểm ứng xử của ông tú Vị Xuyên trong lĩnh vực sáng tác văn chương.</p><p></p><p>Ví dụ 2: “ Cùng trong một tiếng tơ đồng</p><p>Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”</p><p>(Truyền Kiều - Nguyễn Du)</p><p></p><p>Cùng một văn cảnh mà kẻ khóc người cười. Đó là nghịch cảnh của cuộc đời. Nghịch cảnh nào mà chẳng gây đau lòng cho những người có nhân tâm.</p><p></p><p>d. Ngắt nhịp: Nhịp là hiện tượng được tạo nên do những “dấu lặng” trên chuỗi âm thanh của dòng thơ.</p><p></p><p>Thường nhịp thơ là do thể thơ quy định. Người ta căn cứ vào số âm tiết trong nhịp thứ nhất mà đặt tên nhịp thơ.</p><p></p><p>- Thơ lục bát: Nhịp 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp chẵn.</p><p></p><p>- <a href="https://diendankienthuc.net/diendan/luan-van-tieu-luan/16596-qua-trinh-hien-dai-hoa-tho-viet-nam-giai-doan-cuoi-ky-xix-dau-ky-xx-tu-nguyen-khuyen-den-tan-da.html" target="_blank">Thơ song thất lục bát</a>:</p><p></p><p>* Hai câu thất nhịp: 3 / 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp lẻ.</p><p></p><p>* Hai câu lục bát (tương tự thơ lục bát).</p><p></p><p>- Thơ thất ngôn bát cú: nhịp 2 / 2 /3 và được gọi là nhịp chẵn.</p><p></p><p>Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển của thể loại, nhịp thơ có nhiều biến đổi linh hoạt nhằm tạo nên sự phong phú về nhạc điệp và tăng hiệu quả biểu đạt cho thơ. Thơ tự do có cách ngắt nhịp tự do hơn cả, ngắt nhịp theo mạch cảm xúc.</p><p></p><p>Xác định đúng nhịp thơ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phân tích thơ. Ngắt nhịp sai thì cảm, hiểu sai.</p><p></p><p>Ví dụ: “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại</p><p>Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”</p><p></p><p>Nếu ngắt nhịp “Sau lưng / thềm nắng lá rơi đầy” thì sẽ hiểu sai ý đồ của tác giả. Phải ngắt nhịp: “Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy” thì mới hiểu đúng tinh thần câu thơ.</p><p></p><p>Phân tích nhịp thơ nên tập trung vào các dòng, đoạn thơ có cách ngắt nhịp lạ so với nhịp truyền thống của thể loại, hay nhịp điệu cơ bản của bài thơ.</p><p></p><p>Ví dụ 1: “ Nửa chứng xuân / thoắt / gãy cành thiên hương ”</p><p>(Truyền Kiều - Nguyễn Du)</p><p></p><p>Câu thơ có cách ngắt nhịp khác biệt (3 / 1 / 4) với nhịp cơ bản của thơ lục bát ( 2 / 2 / 2 / 2). Chữ “thoắt” mang một nhịp - nhịp nhanh, nhằm gợi tả sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột trong cuộc đời Đạm Tiên. Và nó là sự dự cảm cho tương lai đầy tai biến của nàng Kiều. Nhịp thơ nhanh, gợi tả tai biến ập đến bất ngờ làn thay đổi toàn bộ cuộc đời, số phận của trang quốc sắc thiên hương.</p><p></p><p>Ví dụ 2: “Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống”</p><p>(Tây Tiến - Quang Dũng)</p><p></p><p>Câu thơ như bị bẻ đôi bởi nhịp thơ ở sau âm tiết thứ tư, tạo nên biểu tượng như một ngọn núi, nhằm mục đích gợi tả tính chất hiểm trở của địa hình vùng thượng nguồn sông Mã và những gian lao trên bước đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.</p><p></p><p>Ví dụ 3: “Nàng ơi đừng động/có nhạc trong giây</p><p>Nhạc gây hoa mộng/nhạc ngát trời mây</p><p>Nhạc lên cung hường/nhạc vô đào mộng</p><p>Ôi nàng tiên nương/hớp nhạc đầy hương”</p><p>(Nhạc - Bích Khê)</p><p></p><p>Không riêng gì khổ thơ, mà cả bài “Nhạc” đều được ngắt nhịp ở chữ thứ tư như vậy. Thơ tám chữ, thường chỉ ngắt nhịp ở chữ thứ ba, năm, sáu, rải rác mới có câu ngắt nhịp ở chữ thứ tư. Thế mà với Bích Khê, thi nhân đã “liều lĩnh” ngắt nhịp như thế, làm cho câu thơ, bài thơ như bị tách làm hai, tạo ra một lối thơ song phân độc đáo.</p><p></p><p>Lối ngắt nhịp như vậy, khiến người đọc có cảm giác đây là bài thơ tứ tuyệt gieo vần gián cách từng đôi một. Nhưng giá trị của bài thơ không chỉ ở chỗ đó. “Có lẽ, sức mạnh của nhạc điệu tân kỳ, của ý tưởng mới mẻ đã cuốn phăng cảm xúc của người đọc, không kịp để cho anh ta đủ thì giờ để nghĩ đến thể tứ ngôn cũ” (Đỗ Lai Thuý). Theo Hàn Mặc Tử “Cách dừng hơi” và “hạ vần” ở chữ thứ tư làm cho câu thơ của Bích Khê nửa như riêng tây, nửa như hoà thuận, phù hợp với tâm hồn thi nhân đang tìm đến một sự kết hợp Đông - Tây, kim - cổ trên nền văn hoá nhân loại.</p><p></p><p>Ví dụ 4: Thử lắng nghe nhạc điệu của đoạn thơ sau:</p><p></p><p>“Tiếp ly cạn / cạn ly đầy /</p><p>Năm con / một vợ / ngồi vòng xoay /</p><p>Nhạc chim thanh tước / rót về đây / </p><p>Đỗ / cành vàng lá lục / </p><p>Nâng chén tình / ròng ca một khúc /</p><p>Tiệc hoa hề / chén ngọc hề / </p><p>Giang hồ / vút cánh / sau chung rượu”</p><p>(Nam hành - Bích Khê)</p><p></p><p>Cách ngắt nhịp trúc trắc này tạo ra một nhạc điệu khấp khểnh như vó ngựa của khúc Nam hành, gợi tả trạng thái ngà ngà chập chờn của người uống rượu.</p><p></p><p>e. Phối thanh: Là hiện tượng luân phiên các thanh bằng - trắc trong một hay nhiều dòng thơ, tạo nên tính du dương trầm bổng, đồng thời góp phần tạo nên nội dung cảm xúc cho thơ.</p><p></p><p>Tiếng Việt có 6 thanh, được chia ra bằng - trắc như sau: Thanh bằng (huyền, ngang), thanh trắc (sắc, nặng, hỏi, ngã).</p><p></p><p> Theo mô hình thanh điệu chuẩn trong thơ tiếng Việt:, cứ hai thanh bằng đi liền với hai thanh trắc ... Song, nếu máy móc tuân theo mô hình này nhạc tính (tính du dương, trầm bổng của thơ) sẽ đơn điệu. Thực tế, trong quá trình sáng tác, nhà nghệ sĩ luôn sáng tạo, phá vỡ mô hình thanh điệu chuẩn, làm cho nhạc thơ phong phú đa dạng hơn. Từ đó, có những kiểu câu thơ đặc biệt về phối thanh như sau:</p><p></p><p>* Câu thơ toàn thanh trắc, chủ yếu thanh trắc: Âm điệu của câu thơ kiểu này cao, vút, sắc lạnh. Kiểu câu thơ này ít thấy. Xưa, Lý Bạch có viết câu: “Hữu khách hữu khách tự mỹ tửu” (7 tiếng trắc). Tuy nhiên, đây chỉ là trò chơi chữ. Câu thơ lạ chứ chưa hay. Câu thơ của Thôi Hiệu dù chỉ có 6 tiếng trắc nhưng đặc sắc hơn: “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” (Hoàng Hạc lâu). Thanh trắc trong câu thơ trên thuộc loại trắc cao như vậy càng lúc càng lên cao như cánh chim Hoàng Hạc càng lúc càng bay cao, bay mãi không về để lại đất này chơ vơ lầu Hoàng Hạc.</p><p></p><p>* Câu thơ toàn bằng, chủ yếu thanh bằng: Âm điệu câu thơ kiểu này nhẹ nhàng, êm đềm, trầm lắng, phù hợp diễn tả những cảm xúc mơ hồ, nhẹ nhàng, thú vị, lắng dịu. Câu thơ kiểu này khá phổ biến trong thơ xưa và nay. Đỗ Phủ cũng từng viết: “Lê hoa mai hoa sâm si khai”. Ở Việt Nam, kiểu câu thơ này được chú ý để khai thác nhạc điệu từ phong trào Thơ Mới.</p><p></p><p>Xuân Diệu có câu:</p><p>“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời</p><p>Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”</p><p>(Nhị hồ)</p><p></p><p>Điều đã khiến hai câu thơ trên gây ấn tượng thính giác đối với độc giả chính là nhạc điệu lâng lâng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác chơi vơi, ngưng đọng. Yếu tố làm nên nhạc điệu của câu thơ cơ bản là thanh điệu (thanh bằng) và sau đó là vần “ơi” và phụ âm cuối “n”, “ng”. Nhạc điệu ấy góp phần thể hiện tinh tế cảm xúc lâng lâng, phiêu bồng, tâm trạng mang mang của tác giả.</p><p></p><p>Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết:</p><p></p><p>“Bỗng dưng buồn bã không gian</p><p>Mây giăng lũng thấp / giăng màn âm u”</p><p></p><p>Thanh bằng chiếm tỷ lệ 10/14 âm tiết. Câu thơ trầm xuống, diễn tả nỗi buồn man mác, trĩu xuống, bàng bạc khắp không gian.</p><p></p><p>Đến Bích Khê - một đỉnh núi lạ trong phong trào Thơ Mới - ông đã táo bạo hơn trong sáng tác, sáng tạo một thể thơ bình thanh. Bích Khê có rất nhiều bài thơ toàn thanh bằng hay chủ yếu là thanh bằng, như: Mộng cầm ca, Tỳ bà, Nhạc, Thi vị, ... và nhờ đó mà ông tạo cho mình một phong cách riêng. Ví dụ:</p><p></p><p>“Nàng ơi ! Tay đêm đương giăng mềm</p><p>Trăng đan qua cành muôn tay êm</p><p>Mây nhung pha màu thu trên trời</p><p>Sương lam phơi màu thu nơi nơi.</p><p></p><p>Vàng sao nằm im trên trên hoa gầy</p><p>Tương tư người xưa thôi qua đây</p><p>Ôi nàng năm xưa quên lời thề</p><p>Hoa vừa đưa hương gây đê mê</p><p></p><p>Cây đàn yêu đương làm bằng thơ</p><p>Dây đàn yêu đương run trong mơ</p><p>Hồn về trên môi kêu: Em ơi</p><p>Thuyền hồn không đi lên chơi vơi”</p><p></p><p>Sức ám ảnh của bài thơ là thứ nhạc điệu huyền diệu chứ không phải hình ảnh, sắc màu, tạo vật. Âm nhạc của bài thơ có uy lực đáng kể. Nó thôi miên, dẫn dụ mê hoặc độc giả. Thu trong bài thơ buồn nhưng lắng , đau thương nhưng dịu nhẹ. Tất cả điều đó đều do nhạc điệu bài thơ tạo ra</p><p>Tiếp thu truyền thống , tinh hoa của thơ lãng mạn, thơ ca kháng chiến cũng có một số bài gây ấn tượng về nhạc điệu:</p><p></p><p>“Em ơi buồn làm chi</p><p>Anh đưa em về sông Đuống”</p><p> (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)</p><p></p><p>Hai dòng thơ chỉ có một tiếng trắc, nhạc điệu trầm buồn sâu lắng phù hợp cho việc diễn tả tình cảm an ủi, vỗ về nỗi đau của tác giả.</p><p></p><p>* Câu thơ trúc trắc :</p><p></p><p>Nguyễn Du viết về chuyến xe đưa Kiều vào kiếp đoạn trường:</p><p>“Đoạn trường thay lúc phân kỳ</p><p>Vó câu khấp khểnh , bánh xe gập ghềnh”</p><p></p><p>Luân phiên âm điệu ở dòng thư hai như sau: T B T T T B T B. Ngữ điệu lên cao và xuống thấp đột ngột có khả năng gợi hình ảnh con đường khúc khuỷu gập ghềnh. Những bước đầu tiên ấy đã dự lượng cuộc đời đầy truân chuyên , lưu lạc của Kiều trong kiếp phong trần .</p><p></p><p>*Sự phối hợp của các kiểu câu thơ trên : Mỗi kiểu câu thơ trên có một nhạc điệu riêng, sắc thái biểu cảm riêng. Phối hợp chúng lại với nhau sẽ làm cho nhạc điệu phong phú và sắc thái biểu cảm cũng đa dạng. Đây là thực tế thường thấy trong thơ.</p><p></p><p>Tản Đà viết: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất</p><p>Giang hồ mê chơi quên quê hương”</p><p>(Thăm mả cũ bên đường)</p><p></p><p>Dòng thứ nhất chủ yếu thanh trắc (5/7 âm tiết), cộng thêm các phụ âm cuối tắt (p, t), nhạc thơ sắc nhưng uất nghẹn, biểu đạt cái bất đắc chí của Tản Đà trong thời cuộc. Ngược lại, dòng thứ hai là toàn bằng, nhạc thơ êm xuôi như buông thõng phù hợp diễn tả cái thú “giang hồ”, “mê chơi” quên đời của tiên sinh nơi hạ giới.</p><p></p><p>Hay, như Thâm Tâm có viết :</p><p></p><p>“Đưa người ta không đưa qua sông</p><p>Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?</p><p>Bóng chiều không thắm không vàng vọt</p><p>Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?”</p><p>(Tống biệt hành)</p><p></p><p>( B B B B B B B </p><p>B T T T T B B</p><p>T B B T B B T</p><p>B B B B B T B)</p><p></p><p>Câu một và câu bốn toàn bằng(hay chủ yếu thanh bằng), câu ba trúc trắc. Và theo Trần Đình Sử, thanh bằng là nhạc nền của bài thơ, góp phần gieo vào lòng người một ý vị bâng khuâng xốn xang.</p><p></p><p>Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ thành công về sự phối hợp giữa câu thơ bình thanh và câu thơ trúc trắc.</p><p></p><p>“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm</p><p>Heo hút cồn mây súng ngửi trời</p><p>Ngàn thước lên, cao ngàn thước xuống</p><p>Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” </p><p></p><p>(T B T T T B T </p><p>B T B B T T B</p><p>B T B B B T T </p><p>B B B B B B B ) </p><p></p><p>Ba câu đầu trúc trắc về mặt thanh điệu,dùng để gợi tả tính chất hiểm trở của vùng thượng nguồn sông Mã và những khó khăn trên bước đường hành quân của binh đoàn. Ngược lại, câu cuối toàn bằng, phù hợp cho việc dùng để tả cảm giác thi vị và những phút giây lãng mạn của người linh trước thiên nhiên rất huyền ảo, nên thơ. Sự phối hợp này có tính đặc trưng trong bài Tây Tiến. Cứ sau một loạt câu thơ trúc trắc về ngữ âm là một câu thơ toàn bằng hay chủ yếu là thanh bằng nhẹ nhàng mượt mà. Từ đó bài thơ thể hiện được hai nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc: Hùng vĩ - Thơ mộng, hai nét đặc trưng của lính Tây Tiến: Bi hùng - Lãng mạn.</p><p></p><p><strong>3. Vần:</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>a. Khái niệm :</strong> Là hiện tượng lặp lại khuôn vần trên một hay nhiều dòng thơ ( cấu tạo của vần gồm hai phần: Nguyên âm và phụ âm cuối).</p><p>b.Chức năng: Gieo vần trước hết giúp cho thơ tăng cường khả năng lưu giữ và truyền đạt. Thứ đến, ở một số vần trong thơ tiếng Việt có biểu tượng âm thanh. Nghĩa là, mỗi khuôn vần có khả năng thể hiện một loại cảm xúc, tâm trạng, ... nào đó.</p><p></p><p>c. Các kiểu gieo vần trong thơ tiếng Việt:</p><p></p><p>*Vần trắc - vần bằng:</p><p></p><p>“Cũng có lúc chơi vơi nơi dặm khách</p><p>Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo</p><p>Có khi từng gác cheo leo</p><p>Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”</p><p>(Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến)</p><p></p><p>Khách/ rách: gieo vần trắc; đèo / leo / chiều: gieo vần bằng</p><p></p><p>*Gieo vần theo chiều dọc - chiều ngang:</p><p>“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang</p><p>Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”</p><p>(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)</p><p></p><p>Liễu/ đìu / hiu / chịu: gieo vần theo chiều ngang(trên cùng một dòng thơ) .Tang / hàng : Gieo vần theo chiều dọc(vần ở hai dòng thơ)</p><p></p><p>*Gieo vần gián cách - liên hoàn:</p><p></p><p>Ví dụ 1:</p><p></p><p>“Hôm qua còn theo anh</p><p>Đi trên đường quốc lộ</p><p>Hôm nay đã chặt cành</p><p> Đắp cho người dưới mộ”</p><p>(Viếng bạn - Hoàng Lộc)</p><p>Ví dụ 2 : “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu</p><p>Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”</p><p>(Tràng Giang - Huy Cận)</p><p></p><p>*Gieo vần chính - vần thông:</p><p></p><p>+ Gieo vần chính : Là hiện tượng lặp lại nguyên khuôn vần.</p><p></p><p>Ví dụ:</p><p></p><p>“Ai đem phân chất một mùi hương</p><p>Hay bản cầm ca tôi đã thương</p><p>Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc</p><p>Như thuyền ngư phủ lạc trong sương”</p><p>(Xuân Diệu)</p><p></p><p>+ Gieo vần thông : Là hiện tượng lặp vần có nguyên âm và phụ âm cùng dòng.</p><p></p><p>- Các dòng nguyên âm của tiếng Việt:</p><p></p><p>Dòng khép -----Dòng mở ------Dòng tròn môi</p><p></p><p>i ----- a, ă -----o</p><p>ê ------ ơ,â -----u</p><p>e ----- ư -----ô</p><p>iê ----- uơ ------uô</p><p></p><p>- Các dòng phụ âm cuối của tiếng Việt : </p><p></p><p>Dòng tắt : t , c , ch ,p</p><p>Dòng vang: m , n , ng , nh</p><p>Ví dụ: "Có khi từng gác cheo leo</p><p>Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang</p><p>Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp </p><p>Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân</p><p>Có khi bàn soạn câu văn</p><p>Biết bao đông bích điển phần trước sau”</p><p>(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)</p><p></p><p>Các âm tiết gieo vần : leo - chiều / xoang - ngon / xuân - văn - phần.</p><p>Phân tích thơ về mặt gieo vần, cần phải nắm biểu tượng âm thanh của nguyên âm và phụ âm cuối. Xin nêu ra vài trường hợp để người đọc tham khảo : </p><p></p><p>*Nguyên âm o, u, ô : Nếu xuất hiện ở cuối câu thơ sẽ làm cho nhạc điệu trầm buồn phù hợp cho việc diễn tả nỗi buồn, tang chế.</p><p></p><p>Ví dụ 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) có 30 câu văn. Cuối mỗi câu đều xuất hiên một trong các nguyên âm o, u, ô.</p><p></p><p>Ví dụ 2: “Chiều đông tàn lạnh tự trời cao</p><p>Không lửa ấm hẳn hồn buồn lắm đó</p><p>Thê lương vậy mà ai đành lìa bỏ</p><p>Trần gian sao? Đây thành phố đang quen”</p><p>(Huy Cận)</p><p></p><p>Cuối mỗi câu thơ xuất hiện nguyên âm “o” . Nhờ đó mà nó gợi lên cái chết chóc, thê lương của chiều đông.</p><p></p><p>Ví dụ3 : “Em không nghe mùa thu</p><p>Dưới trăng mờ thổn thức</p><p>Em không nghe rạo rực</p><p>Hình ảnh của chinh phu</p><p>Trong lòng người chinh phụ?</p><p>Em không nghe rừng thu</p><p>Lá thu rơi xào xạc</p><p>Con nai vàng ngơ ngác</p><p>Đạp trên lá vàng khô?”</p><p> (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)</p><p></p><p> Bài thơ hiệp vần chân(các âm tiết cuối). Nguyên âm “u” cũng chính là vần cơ bản của bài thơ, gợi nên cảm giác trầm buồn, thổn thức không nguôi trong lòng tác giả khi thu về.</p><p></p><p> *Nguyên âm a, ă, ơ, â : Biểu tượng âm thanh của các nguyên âm này là gợi nên cảm giác vui tươi bay bổng, sự phóng khoáng.</p><p></p><p> Ví dụ : “Không có kính ừ thì có bụi</p><p>Bụi phun tóc trắng như người già</p><p>Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc</p><p>Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”</p><p>( Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)</p><p>Nguyên âm “a” cũng là vần “a” có mặt ở vị trí kết thúc câu thơ thể hiện bản chất yêu đời và tính cách phóng khoáng của các chiến sĩ lái xe.</p><p></p><p>*Nguyên âm i, e, ê : thường có chức năng biểu hiện những tình cảm trong sáng , nhí nhảnh, hồn nhiên.</p><p></p><p>Ví dụ: “Chàng ngồi bên me em</p><p>Me hỏi chuyện làm quen</p><p>Thưa thầy đi chùa ạ</p><p>Thuyền đông, giời ôi chen !” </p><p>(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)</p><p></p><p>Và nhiều khổ thơ khác trong bài Chùa Hương, Nguyễn Nhược Pháp đã sử dụng nhiều âm tiết có nguyên âm “e” để diễn tả vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ và tâm hồn trong sáng của cô bé.</p><p></p><p>- Nguyên âm “e” đi với bán nguyên âm cuối “o” tạo ra vần “eo” có giá trị gợi ra những hình ảnh sự vật có kích thước bị thu hẹp lại và không vững chãi.</p><p></p><p>Ví dụ: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo</p><p>Một chiếc thuyên câu bé tẻo teo”</p><p>(Thu Điếu - Nguyễn Khuyến)</p><p></p><p> hay </p><p></p><p>“Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo</p><p>Đường đi thiên thẹo quán cheo leo”</p><p>(Hồ Xuân Hương)</p><p></p><p>- Nguyên âm “e” đi với bán nguyên âm đầu ”o” tạo ra vần “oe” có giá trị gợi ra hình ảnh về sự vật có kích thước mở rộng ra.</p><p></p><p>Ví dụ: “Năm gian nhà cỏ thấp le te</p><p>Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè</p><p>Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt</p><p>Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”</p><p>(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến) </p><p></p><p>hay </p><p>“Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ</p><p>Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi”</p><p>(Nguyễn Khuyến)</p><p></p><p>* Phụ âm tắt (phụ âm không mũi) p, c, ch, t : Các câu thơ được tổ chức bằng những từ, vần có phụ âm cuối tắt thường có sắc thái biểu hiện cho những tình cảm khúc mắc , nghẹn ngào, trắc trở :</p><p>Ví dụ1: “ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt</p><p>Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”</p><p>(Nhớ rừng - Thế Lữ)</p><p></p><p>Câu thơ có giọng tráng ca hào hùng nhưng những phụ âm tắt (chết, mặt, gắt, mật ) ấy lại làm nên các uất nghẹn, căm hờn của chúa tể sơn lâm khi bị giam cầm trong một thế giới chật chội , giả tạo.</p><p></p><p>*Phụ âm vang (phụ âm mũi) m, n, ng, nh : Những âm tiết có phụ âm cuối vang thì khiến âm điệu câu thơ bay bổng ngân vang và thường có khả năng diễn tả tình cảm vui sướng , hạnh phúc dàn trải mênh mang.</p><p></p><p>Ví dụ : “Em ơi Ba Lan mua tuyết tan</p><p>Đường bạch dương đường trắng năng tràn</p><p>Em đi nghe tiếng người xưa vọng</p><p>Một giọng thơ ngâm một giọng đàn”</p><p>(Em ơi Ba Lan - Tố Hữu)</p><p>Khổ thơ sử dụng nhiều lần nguyên âm “a” và các phụ âm cuối vang khiến cho nhạc thơ vang động gợi nên một bức tranh tươi sáng và những tình cảm vui tươi , dàn trải</p><p></p><p>Tóm lại, trong tiếng Việt có nhiều vần, nguyên âm, phụ âm có giá trị gợi hình gợi cảm. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng : Không phải tất cả các từ có những vần , nguyên âm, phụ âm như đã trình bày đều có khả năng gợi hình, gợi cảm. Bởi vì, ngoài mối quan hệ có lý do giữa vỏ âm thanh và ý nghĩa , ngôn ngữ còn có mối quan hệ võ đoán (không lý do) giữa âm và ý. Ở đây, ta chỉ đề cập đến các trường hợp nằm trong mối quan hệ thứ nhất mà thôi.</p><p></p><p>Do vậy, nếu thuần tuý, phân tích ngôn ngữ thơ ở quan hệ võ đoán giữa âm thanh và ý nghĩa thì hiểu thơ một cách hời hợt. Ngược lại, nếu chỉ căn cứ vào mối quan hệ có lý do giữa âm thanh và ý nghĩa thì sẽ dẫn đến chỗ máy móc và có những kết luận hồ đồ.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 22699, member: 699"] [B]2. Tương xứng theo nét nghĩa đối lập:[/B] Ví dụ 1: “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại Dại chốn văn chương ấy dại không” (Trần Tế Xương) Ngoài phép điệp - đảo hai từ “khôn”, “dại” trong hai dòng thơ trên, những từ ngữ chính đối lập nhau về ý nghĩa nhằm thể hiện quan điểm ứng xử của ông tú Vị Xuyên trong lĩnh vực sáng tác văn chương. Ví dụ 2: “ Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Truyền Kiều - Nguyễn Du) Cùng một văn cảnh mà kẻ khóc người cười. Đó là nghịch cảnh của cuộc đời. Nghịch cảnh nào mà chẳng gây đau lòng cho những người có nhân tâm. d. Ngắt nhịp: Nhịp là hiện tượng được tạo nên do những “dấu lặng” trên chuỗi âm thanh của dòng thơ. Thường nhịp thơ là do thể thơ quy định. Người ta căn cứ vào số âm tiết trong nhịp thứ nhất mà đặt tên nhịp thơ. - Thơ lục bát: Nhịp 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp chẵn. - [URL="https://diendankienthuc.net/diendan/luan-van-tieu-luan/16596-qua-trinh-hien-dai-hoa-tho-viet-nam-giai-doan-cuoi-ky-xix-dau-ky-xx-tu-nguyen-khuyen-den-tan-da.html"]Thơ song thất lục bát[/URL]: * Hai câu thất nhịp: 3 / 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp lẻ. * Hai câu lục bát (tương tự thơ lục bát). - Thơ thất ngôn bát cú: nhịp 2 / 2 /3 và được gọi là nhịp chẵn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển của thể loại, nhịp thơ có nhiều biến đổi linh hoạt nhằm tạo nên sự phong phú về nhạc điệp và tăng hiệu quả biểu đạt cho thơ. Thơ tự do có cách ngắt nhịp tự do hơn cả, ngắt nhịp theo mạch cảm xúc. Xác định đúng nhịp thơ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phân tích thơ. Ngắt nhịp sai thì cảm, hiểu sai. Ví dụ: “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Nếu ngắt nhịp “Sau lưng / thềm nắng lá rơi đầy” thì sẽ hiểu sai ý đồ của tác giả. Phải ngắt nhịp: “Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy” thì mới hiểu đúng tinh thần câu thơ. Phân tích nhịp thơ nên tập trung vào các dòng, đoạn thơ có cách ngắt nhịp lạ so với nhịp truyền thống của thể loại, hay nhịp điệu cơ bản của bài thơ. Ví dụ 1: “ Nửa chứng xuân / thoắt / gãy cành thiên hương ” (Truyền Kiều - Nguyễn Du) Câu thơ có cách ngắt nhịp khác biệt (3 / 1 / 4) với nhịp cơ bản của thơ lục bát ( 2 / 2 / 2 / 2). Chữ “thoắt” mang một nhịp - nhịp nhanh, nhằm gợi tả sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột trong cuộc đời Đạm Tiên. Và nó là sự dự cảm cho tương lai đầy tai biến của nàng Kiều. Nhịp thơ nhanh, gợi tả tai biến ập đến bất ngờ làn thay đổi toàn bộ cuộc đời, số phận của trang quốc sắc thiên hương. Ví dụ 2: “Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống” (Tây Tiến - Quang Dũng) Câu thơ như bị bẻ đôi bởi nhịp thơ ở sau âm tiết thứ tư, tạo nên biểu tượng như một ngọn núi, nhằm mục đích gợi tả tính chất hiểm trở của địa hình vùng thượng nguồn sông Mã và những gian lao trên bước đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến. Ví dụ 3: “Nàng ơi đừng động/có nhạc trong giây Nhạc gây hoa mộng/nhạc ngát trời mây Nhạc lên cung hường/nhạc vô đào mộng Ôi nàng tiên nương/hớp nhạc đầy hương” (Nhạc - Bích Khê) Không riêng gì khổ thơ, mà cả bài “Nhạc” đều được ngắt nhịp ở chữ thứ tư như vậy. Thơ tám chữ, thường chỉ ngắt nhịp ở chữ thứ ba, năm, sáu, rải rác mới có câu ngắt nhịp ở chữ thứ tư. Thế mà với Bích Khê, thi nhân đã “liều lĩnh” ngắt nhịp như thế, làm cho câu thơ, bài thơ như bị tách làm hai, tạo ra một lối thơ song phân độc đáo. Lối ngắt nhịp như vậy, khiến người đọc có cảm giác đây là bài thơ tứ tuyệt gieo vần gián cách từng đôi một. Nhưng giá trị của bài thơ không chỉ ở chỗ đó. “Có lẽ, sức mạnh của nhạc điệu tân kỳ, của ý tưởng mới mẻ đã cuốn phăng cảm xúc của người đọc, không kịp để cho anh ta đủ thì giờ để nghĩ đến thể tứ ngôn cũ” (Đỗ Lai Thuý). Theo Hàn Mặc Tử “Cách dừng hơi” và “hạ vần” ở chữ thứ tư làm cho câu thơ của Bích Khê nửa như riêng tây, nửa như hoà thuận, phù hợp với tâm hồn thi nhân đang tìm đến một sự kết hợp Đông - Tây, kim - cổ trên nền văn hoá nhân loại. Ví dụ 4: Thử lắng nghe nhạc điệu của đoạn thơ sau: “Tiếp ly cạn / cạn ly đầy / Năm con / một vợ / ngồi vòng xoay / Nhạc chim thanh tước / rót về đây / Đỗ / cành vàng lá lục / Nâng chén tình / ròng ca một khúc / Tiệc hoa hề / chén ngọc hề / Giang hồ / vút cánh / sau chung rượu” (Nam hành - Bích Khê) Cách ngắt nhịp trúc trắc này tạo ra một nhạc điệu khấp khểnh như vó ngựa của khúc Nam hành, gợi tả trạng thái ngà ngà chập chờn của người uống rượu. e. Phối thanh: Là hiện tượng luân phiên các thanh bằng - trắc trong một hay nhiều dòng thơ, tạo nên tính du dương trầm bổng, đồng thời góp phần tạo nên nội dung cảm xúc cho thơ. Tiếng Việt có 6 thanh, được chia ra bằng - trắc như sau: Thanh bằng (huyền, ngang), thanh trắc (sắc, nặng, hỏi, ngã). Theo mô hình thanh điệu chuẩn trong thơ tiếng Việt:, cứ hai thanh bằng đi liền với hai thanh trắc ... Song, nếu máy móc tuân theo mô hình này nhạc tính (tính du dương, trầm bổng của thơ) sẽ đơn điệu. Thực tế, trong quá trình sáng tác, nhà nghệ sĩ luôn sáng tạo, phá vỡ mô hình thanh điệu chuẩn, làm cho nhạc thơ phong phú đa dạng hơn. Từ đó, có những kiểu câu thơ đặc biệt về phối thanh như sau: * Câu thơ toàn thanh trắc, chủ yếu thanh trắc: Âm điệu của câu thơ kiểu này cao, vút, sắc lạnh. Kiểu câu thơ này ít thấy. Xưa, Lý Bạch có viết câu: “Hữu khách hữu khách tự mỹ tửu” (7 tiếng trắc). Tuy nhiên, đây chỉ là trò chơi chữ. Câu thơ lạ chứ chưa hay. Câu thơ của Thôi Hiệu dù chỉ có 6 tiếng trắc nhưng đặc sắc hơn: “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” (Hoàng Hạc lâu). Thanh trắc trong câu thơ trên thuộc loại trắc cao như vậy càng lúc càng lên cao như cánh chim Hoàng Hạc càng lúc càng bay cao, bay mãi không về để lại đất này chơ vơ lầu Hoàng Hạc. * Câu thơ toàn bằng, chủ yếu thanh bằng: Âm điệu câu thơ kiểu này nhẹ nhàng, êm đềm, trầm lắng, phù hợp diễn tả những cảm xúc mơ hồ, nhẹ nhàng, thú vị, lắng dịu. Câu thơ kiểu này khá phổ biến trong thơ xưa và nay. Đỗ Phủ cũng từng viết: “Lê hoa mai hoa sâm si khai”. Ở Việt Nam, kiểu câu thơ này được chú ý để khai thác nhạc điệu từ phong trào Thơ Mới. Xuân Diệu có câu: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Nhị hồ) Điều đã khiến hai câu thơ trên gây ấn tượng thính giác đối với độc giả chính là nhạc điệu lâng lâng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác chơi vơi, ngưng đọng. Yếu tố làm nên nhạc điệu của câu thơ cơ bản là thanh điệu (thanh bằng) và sau đó là vần “ơi” và phụ âm cuối “n”, “ng”. Nhạc điệu ấy góp phần thể hiện tinh tế cảm xúc lâng lâng, phiêu bồng, tâm trạng mang mang của tác giả. Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết: “Bỗng dưng buồn bã không gian Mây giăng lũng thấp / giăng màn âm u” Thanh bằng chiếm tỷ lệ 10/14 âm tiết. Câu thơ trầm xuống, diễn tả nỗi buồn man mác, trĩu xuống, bàng bạc khắp không gian. Đến Bích Khê - một đỉnh núi lạ trong phong trào Thơ Mới - ông đã táo bạo hơn trong sáng tác, sáng tạo một thể thơ bình thanh. Bích Khê có rất nhiều bài thơ toàn thanh bằng hay chủ yếu là thanh bằng, như: Mộng cầm ca, Tỳ bà, Nhạc, Thi vị, ... và nhờ đó mà ông tạo cho mình một phong cách riêng. Ví dụ: “Nàng ơi ! Tay đêm đương giăng mềm Trăng đan qua cành muôn tay êm Mây nhung pha màu thu trên trời Sương lam phơi màu thu nơi nơi. Vàng sao nằm im trên trên hoa gầy Tương tư người xưa thôi qua đây Ôi nàng năm xưa quên lời thề Hoa vừa đưa hương gây đê mê Cây đàn yêu đương làm bằng thơ Dây đàn yêu đương run trong mơ Hồn về trên môi kêu: Em ơi Thuyền hồn không đi lên chơi vơi” Sức ám ảnh của bài thơ là thứ nhạc điệu huyền diệu chứ không phải hình ảnh, sắc màu, tạo vật. Âm nhạc của bài thơ có uy lực đáng kể. Nó thôi miên, dẫn dụ mê hoặc độc giả. Thu trong bài thơ buồn nhưng lắng , đau thương nhưng dịu nhẹ. Tất cả điều đó đều do nhạc điệu bài thơ tạo ra Tiếp thu truyền thống , tinh hoa của thơ lãng mạn, thơ ca kháng chiến cũng có một số bài gây ấn tượng về nhạc điệu: “Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống” (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Hai dòng thơ chỉ có một tiếng trắc, nhạc điệu trầm buồn sâu lắng phù hợp cho việc diễn tả tình cảm an ủi, vỗ về nỗi đau của tác giả. * Câu thơ trúc trắc : Nguyễn Du viết về chuyến xe đưa Kiều vào kiếp đoạn trường: “Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu khấp khểnh , bánh xe gập ghềnh” Luân phiên âm điệu ở dòng thư hai như sau: T B T T T B T B. Ngữ điệu lên cao và xuống thấp đột ngột có khả năng gợi hình ảnh con đường khúc khuỷu gập ghềnh. Những bước đầu tiên ấy đã dự lượng cuộc đời đầy truân chuyên , lưu lạc của Kiều trong kiếp phong trần . *Sự phối hợp của các kiểu câu thơ trên : Mỗi kiểu câu thơ trên có một nhạc điệu riêng, sắc thái biểu cảm riêng. Phối hợp chúng lại với nhau sẽ làm cho nhạc điệu phong phú và sắc thái biểu cảm cũng đa dạng. Đây là thực tế thường thấy trong thơ. Tản Đà viết: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Thăm mả cũ bên đường) Dòng thứ nhất chủ yếu thanh trắc (5/7 âm tiết), cộng thêm các phụ âm cuối tắt (p, t), nhạc thơ sắc nhưng uất nghẹn, biểu đạt cái bất đắc chí của Tản Đà trong thời cuộc. Ngược lại, dòng thứ hai là toàn bằng, nhạc thơ êm xuôi như buông thõng phù hợp diễn tả cái thú “giang hồ”, “mê chơi” quên đời của tiên sinh nơi hạ giới. Hay, như Thâm Tâm có viết : “Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng ? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?” (Tống biệt hành) ( B B B B B B B B T T T T B B T B B T B B T B B B B B T B) Câu một và câu bốn toàn bằng(hay chủ yếu thanh bằng), câu ba trúc trắc. Và theo Trần Đình Sử, thanh bằng là nhạc nền của bài thơ, góp phần gieo vào lòng người một ý vị bâng khuâng xốn xang. Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ thành công về sự phối hợp giữa câu thơ bình thanh và câu thơ trúc trắc. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên, cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (T B T T T B T B T B B T T B B T B B B T T B B B B B B B ) Ba câu đầu trúc trắc về mặt thanh điệu,dùng để gợi tả tính chất hiểm trở của vùng thượng nguồn sông Mã và những khó khăn trên bước đường hành quân của binh đoàn. Ngược lại, câu cuối toàn bằng, phù hợp cho việc dùng để tả cảm giác thi vị và những phút giây lãng mạn của người linh trước thiên nhiên rất huyền ảo, nên thơ. Sự phối hợp này có tính đặc trưng trong bài Tây Tiến. Cứ sau một loạt câu thơ trúc trắc về ngữ âm là một câu thơ toàn bằng hay chủ yếu là thanh bằng nhẹ nhàng mượt mà. Từ đó bài thơ thể hiện được hai nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc: Hùng vĩ - Thơ mộng, hai nét đặc trưng của lính Tây Tiến: Bi hùng - Lãng mạn. [B]3. Vần: a. Khái niệm :[/B] Là hiện tượng lặp lại khuôn vần trên một hay nhiều dòng thơ ( cấu tạo của vần gồm hai phần: Nguyên âm và phụ âm cuối). b.Chức năng: Gieo vần trước hết giúp cho thơ tăng cường khả năng lưu giữ và truyền đạt. Thứ đến, ở một số vần trong thơ tiếng Việt có biểu tượng âm thanh. Nghĩa là, mỗi khuôn vần có khả năng thể hiện một loại cảm xúc, tâm trạng, ... nào đó. c. Các kiểu gieo vần trong thơ tiếng Việt: *Vần trắc - vần bằng: “Cũng có lúc chơi vơi nơi dặm khách Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo Có khi từng gác cheo leo Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang” (Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến) Khách/ rách: gieo vần trắc; đèo / leo / chiều: gieo vần bằng *Gieo vần theo chiều dọc - chiều ngang: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) Liễu/ đìu / hiu / chịu: gieo vần theo chiều ngang(trên cùng một dòng thơ) .Tang / hàng : Gieo vần theo chiều dọc(vần ở hai dòng thơ) *Gieo vần gián cách - liên hoàn: Ví dụ 1: “Hôm qua còn theo anh Đi trên đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ” (Viếng bạn - Hoàng Lộc) Ví dụ 2 : “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” (Tràng Giang - Huy Cận) *Gieo vần chính - vần thông: + Gieo vần chính : Là hiện tượng lặp lại nguyên khuôn vần. Ví dụ: “Ai đem phân chất một mùi hương Hay bản cầm ca tôi đã thương Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc Như thuyền ngư phủ lạc trong sương” (Xuân Diệu) + Gieo vần thông : Là hiện tượng lặp vần có nguyên âm và phụ âm cùng dòng. - Các dòng nguyên âm của tiếng Việt: Dòng khép -----Dòng mở ------Dòng tròn môi i ----- a, ă -----o ê ------ ơ,â -----u e ----- ư -----ô iê ----- uơ ------uô - Các dòng phụ âm cuối của tiếng Việt : Dòng tắt : t , c , ch ,p Dòng vang: m , n , ng , nh Ví dụ: "Có khi từng gác cheo leo Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân Có khi bàn soạn câu văn Biết bao đông bích điển phần trước sau” (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) Các âm tiết gieo vần : leo - chiều / xoang - ngon / xuân - văn - phần. Phân tích thơ về mặt gieo vần, cần phải nắm biểu tượng âm thanh của nguyên âm và phụ âm cuối. Xin nêu ra vài trường hợp để người đọc tham khảo : *Nguyên âm o, u, ô : Nếu xuất hiện ở cuối câu thơ sẽ làm cho nhạc điệu trầm buồn phù hợp cho việc diễn tả nỗi buồn, tang chế. Ví dụ 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) có 30 câu văn. Cuối mỗi câu đều xuất hiên một trong các nguyên âm o, u, ô. Ví dụ 2: “Chiều đông tàn lạnh tự trời cao Không lửa ấm hẳn hồn buồn lắm đó Thê lương vậy mà ai đành lìa bỏ Trần gian sao? Đây thành phố đang quen” (Huy Cận) Cuối mỗi câu thơ xuất hiện nguyên âm “o” . Nhờ đó mà nó gợi lên cái chết chóc, thê lương của chiều đông. Ví dụ3 : “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực Hình ảnh của chinh phu Trong lòng người chinh phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?” (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Bài thơ hiệp vần chân(các âm tiết cuối). Nguyên âm “u” cũng chính là vần cơ bản của bài thơ, gợi nên cảm giác trầm buồn, thổn thức không nguôi trong lòng tác giả khi thu về. *Nguyên âm a, ă, ơ, â : Biểu tượng âm thanh của các nguyên âm này là gợi nên cảm giác vui tươi bay bổng, sự phóng khoáng. Ví dụ : “Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ( Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Nguyên âm “a” cũng là vần “a” có mặt ở vị trí kết thúc câu thơ thể hiện bản chất yêu đời và tính cách phóng khoáng của các chiến sĩ lái xe. *Nguyên âm i, e, ê : thường có chức năng biểu hiện những tình cảm trong sáng , nhí nhảnh, hồn nhiên. Ví dụ: “Chàng ngồi bên me em Me hỏi chuyện làm quen Thưa thầy đi chùa ạ Thuyền đông, giời ôi chen !” (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp) Và nhiều khổ thơ khác trong bài Chùa Hương, Nguyễn Nhược Pháp đã sử dụng nhiều âm tiết có nguyên âm “e” để diễn tả vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ và tâm hồn trong sáng của cô bé. - Nguyên âm “e” đi với bán nguyên âm cuối “o” tạo ra vần “eo” có giá trị gợi ra những hình ảnh sự vật có kích thước bị thu hẹp lại và không vững chãi. Ví dụ: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyên câu bé tẻo teo” (Thu Điếu - Nguyễn Khuyến) hay “Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo Đường đi thiên thẹo quán cheo leo” (Hồ Xuân Hương) - Nguyên âm “e” đi với bán nguyên âm đầu ”o” tạo ra vần “oe” có giá trị gợi ra hình ảnh về sự vật có kích thước mở rộng ra. Ví dụ: “Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm - Nguyễn Khuyến) hay “Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi” (Nguyễn Khuyến) * Phụ âm tắt (phụ âm không mũi) p, c, ch, t : Các câu thơ được tổ chức bằng những từ, vần có phụ âm cuối tắt thường có sắc thái biểu hiện cho những tình cảm khúc mắc , nghẹn ngào, trắc trở : Ví dụ1: “ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?” (Nhớ rừng - Thế Lữ) Câu thơ có giọng tráng ca hào hùng nhưng những phụ âm tắt (chết, mặt, gắt, mật ) ấy lại làm nên các uất nghẹn, căm hờn của chúa tể sơn lâm khi bị giam cầm trong một thế giới chật chội , giả tạo. *Phụ âm vang (phụ âm mũi) m, n, ng, nh : Những âm tiết có phụ âm cuối vang thì khiến âm điệu câu thơ bay bổng ngân vang và thường có khả năng diễn tả tình cảm vui sướng , hạnh phúc dàn trải mênh mang. Ví dụ : “Em ơi Ba Lan mua tuyết tan Đường bạch dương đường trắng năng tràn Em đi nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm một giọng đàn” (Em ơi Ba Lan - Tố Hữu) Khổ thơ sử dụng nhiều lần nguyên âm “a” và các phụ âm cuối vang khiến cho nhạc thơ vang động gợi nên một bức tranh tươi sáng và những tình cảm vui tươi , dàn trải Tóm lại, trong tiếng Việt có nhiều vần, nguyên âm, phụ âm có giá trị gợi hình gợi cảm. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng : Không phải tất cả các từ có những vần , nguyên âm, phụ âm như đã trình bày đều có khả năng gợi hình, gợi cảm. Bởi vì, ngoài mối quan hệ có lý do giữa vỏ âm thanh và ý nghĩa , ngôn ngữ còn có mối quan hệ võ đoán (không lý do) giữa âm và ý. Ở đây, ta chỉ đề cập đến các trường hợp nằm trong mối quan hệ thứ nhất mà thôi. Do vậy, nếu thuần tuý, phân tích ngôn ngữ thơ ở quan hệ võ đoán giữa âm thanh và ý nghĩa thì hiểu thơ một cách hời hợt. Ngược lại, nếu chỉ căn cứ vào mối quan hệ có lý do giữa âm thanh và ý nghĩa thì sẽ dẫn đến chỗ máy móc và có những kết luận hồ đồ. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Kĩ năng phân tích thơ
Top