Khi hai người không còn chung sống, dì tôi mua được 2 mảnh đất. Gần đây, dượng quay về, có ý định đòi dì tôi chia tài sản với lý do "tôi vẫn là chồng bà, không tin thì lấy giấy khai sinh của con coi đi, tôi là cha nó". Gia đình tôi đang bức xúc trước yêu cầu vô lý trên và phải làm sao bây giờ? (Văn Yên)
Chào các bạn,
Dì tôi và dượng cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn, sau đó sinh được một người con. Vì "quen biết" nên tên của dượng vẫn được ghi trong khai sinh của em tôi.
Do không hạnh phúc nên dì và dượng đã không sống chung từ năm 1996. Dượng bỏ mặc dì tôi một mình nuôi con nhỏ để lập gia đình mới và có con riêng với vợ sau.
Trong thời gian ở riêng do kinh doanh thuận lợi nên dì tôi đã mua được 2 miếng đất. Gần đây, dượng hay trở về và có ý định đòi dì tôi chia tài sản trong đó có 2 miếng đất trên với lý do "tôi vẫn là chồng bà nên vẫn có quyền được hưởng, không tin thì lấy giấy khai sinh của con bà coi đi, tôi là cha nó mà".
Tôi nhận thấy, dì và dượng không đăng ký kết hôn nên không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Hơn nữa, tài sản (2 miếng đất) mà dì tôi có được là do một mình dì tôi tạo nên, dượng tôi không có đóng góp gì.
Gia đình tôi rất bức xúc trước yêu cầu vô lý của dượng. Nay em tôi đã lớn, sức khỏe của dì lại không được tốt. Gia đình tôi sợ sau này em tôi bị bất lợi nếu để xảy ra tranh chấp với cha. Vậy dượng tôi đòi chia tài sản như vậy có đúng không?
Rất mong nhận được tư vấn để gia đình tôi yên tâm.
Trả lời:
“Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định”, luật sư Nông Thị Hồng Hà tư vấn.
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo quy định trên đây mặc dù dì và dượng của bạn có tổ chức đám cưới, có thời gian chung sống như vợ chồng và đã có một con chung. Tuy nhiên quan hệ này không được pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng. Do không phải là quan hệ vợ chồng; mặt khác khối tài sản mà người chú dượng đòi chia là do dì bạn đã tạo lập được sau khi hai người đã chấm dứt việc sống chung nên việc người chú dượng của bạn đòi chia hai mảnh đất của dì bạn là không có cơ sở.
Cách chú dượng bạn lý giải: "Tôi vẫn là chồng bà nên vẫn có quyền được hưởng, không tin thì lấy giấy khai sinh của con bà coi đi, tôi là cha nó mà"... cũng không có căn cứ pháp luật. Bởi người đứng tên là cha trong giấy khai sinh của một ai đó chỉ là cơ sở cho việc “xác nhận cha cho con” khi một trong các bên có yêu cầu xác nhận một người là cha hoặc là con của mình, hoặc không phải là cha, con với mình.
Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định.
Trong trường hợp người chú dượng cố tình tranh chấp về tài sản với dì của bạn thì tranh chấp này phải đưa ra tòa án để giải quyết. Khi đó, người chú dượng phải chứng minh được việc ông ta có công sức đóng góp để tạo lập khối tài sản đó, ví dụ: có chứng từ về việc gửi tiền để mua nhà...
Với thông tin bạn nêu là sau khi dì bạn sinh con, người chú dượng đã bỏ đi lấy vợ khác và có con riêng, còn tài sản của dì bạn được tạo lập được sau khi người chú dượng bỏ đi… thì yêu cầu phân chia tài sản của dì bạn như chú dượng bạn mong muốn là không có căn cứ và sẽ không được tòa án chấp nhận.
Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
Số 2 ngõ Thi sách, phố Thi Sách, Hà Nội
Theo: VnExpress
Chào các bạn,
Dì tôi và dượng cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn, sau đó sinh được một người con. Vì "quen biết" nên tên của dượng vẫn được ghi trong khai sinh của em tôi.
Do không hạnh phúc nên dì và dượng đã không sống chung từ năm 1996. Dượng bỏ mặc dì tôi một mình nuôi con nhỏ để lập gia đình mới và có con riêng với vợ sau.
Trong thời gian ở riêng do kinh doanh thuận lợi nên dì tôi đã mua được 2 miếng đất. Gần đây, dượng hay trở về và có ý định đòi dì tôi chia tài sản trong đó có 2 miếng đất trên với lý do "tôi vẫn là chồng bà nên vẫn có quyền được hưởng, không tin thì lấy giấy khai sinh của con bà coi đi, tôi là cha nó mà".
Tôi nhận thấy, dì và dượng không đăng ký kết hôn nên không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Hơn nữa, tài sản (2 miếng đất) mà dì tôi có được là do một mình dì tôi tạo nên, dượng tôi không có đóng góp gì.
Gia đình tôi rất bức xúc trước yêu cầu vô lý của dượng. Nay em tôi đã lớn, sức khỏe của dì lại không được tốt. Gia đình tôi sợ sau này em tôi bị bất lợi nếu để xảy ra tranh chấp với cha. Vậy dượng tôi đòi chia tài sản như vậy có đúng không?
Rất mong nhận được tư vấn để gia đình tôi yên tâm.
Trả lời:
“Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định”, luật sư Nông Thị Hồng Hà tư vấn.
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo quy định trên đây mặc dù dì và dượng của bạn có tổ chức đám cưới, có thời gian chung sống như vợ chồng và đã có một con chung. Tuy nhiên quan hệ này không được pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng. Do không phải là quan hệ vợ chồng; mặt khác khối tài sản mà người chú dượng đòi chia là do dì bạn đã tạo lập được sau khi hai người đã chấm dứt việc sống chung nên việc người chú dượng của bạn đòi chia hai mảnh đất của dì bạn là không có cơ sở.
Cách chú dượng bạn lý giải: "Tôi vẫn là chồng bà nên vẫn có quyền được hưởng, không tin thì lấy giấy khai sinh của con bà coi đi, tôi là cha nó mà"... cũng không có căn cứ pháp luật. Bởi người đứng tên là cha trong giấy khai sinh của một ai đó chỉ là cơ sở cho việc “xác nhận cha cho con” khi một trong các bên có yêu cầu xác nhận một người là cha hoặc là con của mình, hoặc không phải là cha, con với mình.
Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định.
Trong trường hợp người chú dượng cố tình tranh chấp về tài sản với dì của bạn thì tranh chấp này phải đưa ra tòa án để giải quyết. Khi đó, người chú dượng phải chứng minh được việc ông ta có công sức đóng góp để tạo lập khối tài sản đó, ví dụ: có chứng từ về việc gửi tiền để mua nhà...
Với thông tin bạn nêu là sau khi dì bạn sinh con, người chú dượng đã bỏ đi lấy vợ khác và có con riêng, còn tài sản của dì bạn được tạo lập được sau khi người chú dượng bỏ đi… thì yêu cầu phân chia tài sản của dì bạn như chú dượng bạn mong muốn là không có căn cứ và sẽ không được tòa án chấp nhận.
Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
Số 2 ngõ Thi sách, phố Thi Sách, Hà Nội
Theo: VnExpress