Không thể dạy đạo đức bằng lời nói dối

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Vấn nạn bạo lực học đường cần phải được xét dưới mọi góc độ từ cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Bạo lực học đường đang nổi lên như một vấn nạn mới của giáo dục Việt Nam khiến dư luận hết sức quan tâm. Nhiều cuộc tranh luận sôi nổi đang diễn ra trên báo chí nhằm ngăn chặn sự lan tràn của hiện tượng này.

Liệu nhà trường có nên kỷ luật thật nặng, ví dụ như đuổi học các học sinh đánh bạn? Hay nên xem các em là nạn nhân của một xã hội tha hóa, chịu ảnh hưởng của truyền thông bạo lực, bị gia đình bỏ bê và nhà trường phải có trách nhiệm tăng cường giáo dục nhân cách cho các em? Liệu ngành công an và các tổ chức chính trị - xã hội - đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong, hội phụ nữ, tổ dân phố có nên vào cuộc, hay đó là việc của gia đình và nhà trường? Có vẻ như tất cả những câu hỏi trên cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.

Thực ra, giải pháp đúng đắn cho vấn đề bạo lực học đường chỉ có thể tìm được trên cơ sở nhìn nhận đúng vai trò của tất cả các bên liên quan đã nêu. Theo tôi, vấn nạn bạo lực học đường cần phải được xét dưới mọi góc độ từ cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

9-chot.jpg

Bản tính hiếu động của trẻ vị thành niên được uốn nắn đúng sẽ hình thành nên nhân cách tốt trong cộng đồng. Ảnh minh họa Ảnh: HTD

Cá nhân chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Một phát hiện mà tôi cho là rất quan trọng trong việc đi tìm giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường là sự thiếu quan tâm đến trách nhiệm cá nhân của những học sinh sử dụng bạo lực. Tôi đặc biệt chú ý đến ý kiến của BS Hồ Hải với góc nhìn sắc sảo đã chỉ ra nguyên nhân căn bản của nạn bạo lực. Đó là bản tính hiếu động tự nhiên của các em, hay nói cách khác là bản năng động vật của con người.

Như vậy, khi đi tìm giải pháp cho vấn đề bạo lực học đường thì rõ ràng không thể bỏ qua vai trò và trách nhiệm của cá nhân có hành vi bạo lực, dù đó là một đứa trẻ vị thành niên. Thay đổi từ bản tính tự nhiên để trở thành một con người “có giáo dục” là một quá trình hết sức lâu dài. Nhưng làm sao các em có thể thay đổi được nếu xu hướng dùng bạo lực của các em không được uốn nắn dần dần ngay từ những hành vi đầu tiên?

Do đó, mặc dù ở tuổi vị thành niên, các em chưa phải chịu trách nhiệm trước xã hội về mọi hành vi của mình nhưng nếu trong suốt giai đoạn hình thành nhân cách, mọi lỗi lầm của các em đều không được uốn nắn mà đổ lỗi cho gia đình, học đường và xã hội thì liệu ta có thể tin rằng các em đó sẽ trở thành những cá nhân có trách nhiệm về những hành vi của mình trước cộng đồng hay không? Hay ta đang dạy cho các em thói quen đổ lỗi cho người khác về những sai trái cũng như mọi thất bại của mình?

Chưa hoàn thành mục tiêu “dạy người”

Mặc dù ở trên tôi đã nói rằng chính cá nhân các em phải được giáo dục để chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ các em là có lỗi. Ở đây, tôi muốn làm rõ vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hình thành tính cách của học sinh.

Giai đoạn ấu thơ, các em được vun đắp nhân cách từ chính gia đình nhưng sau đó, mỗi cá nhân sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị để bước vào đời. Vì thế, theo tôi, thời gian học trong nhà trường phổ thông - từ lớp 1 đến hết lớp 12 là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành tính cách và vun đắp các giá trị cho từng cá nhân để có thể bước vào đời như những con người trưởng thành và sẵn sàng chịu trách nhiệm xã hội.

Nói như thế, phải chăng nhà trường phải chịu toàn bộ trách nhiệm nạn bạo lực học đường hiện nay? Điều này đúng và không đúng. Đúng vì vai trò quan trọng nhất của giáo dục phổ thông không phải là dạy chữ mà là dạy người. Mặc dù việc sử dụng vũ lực để giải quyết những bất đồng chỉ là một bản tính tự nhiên của con người, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên nhưng việc để bạo lực hoành hành trong nhà trường như gần đây vẫn là một chỉ báo rõ ràng về một nền giáo dục chưa thành công trong mục tiêu cơ bản nhất của nó là dạy người.

Nhưng không thể chỉ có ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm. Suy cho cùng, ngành giáo dục cũng là một ngành dịch vụ, cho dù đó là dịch vụ công, phục vụ công ích. Và nhiệm vụ của ngành dịch vụ này là tạo ra những con người với những giá trị mà xã hội đó mong muốn. Thế nhưng một xã hội vô tình khuyến khích bạo lực, mạnh được yếu thua lẽ nào có thể tạo ra được những con người “có giáo dục” theo nghĩa những con người hành xử văn minh, biết giải quyết các bất đồng bằng những cách khác hơn là nắm đấm.

Và khi đó, ngay cả những bài giảng về đạo đức, hay những sự uốn nắn, rèn luyện nhân cách hằng ngày đối với học sinh thì tất cả cũng chỉ là những điều vô nghĩa, những lời sáo rỗng, hay thậm chí những lời nói dối khi các giá trị đạo đức tự thân nó không có giá trị gì trong xã hội.

Ngày 13-4, Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn nhắc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành khẩn trương báo cáo thống kê về tình hình học sinh đánh nhau.

Theo đó, ngày 29-3, Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị các sở thống kê, báo cáo các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra trong năm học 2009-2010, nhận định tình hình và đề xuất các sáng kiến, giải pháp ngăn chặn hiện tượng này. Thời hạn trước ngày 15-4. Tuy nhiên, đến nay Bộ chỉ mới nhận được báo cáo của Sở GD&ĐT Quảng Ninh và TP.HCM.


Theo PLTP.
 
Ngày 13-4, Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn nhắc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành khẩn trương báo cáo thống kê về tình hình học sinh đánh nhau.
Theo đó, ngày 29-3, Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị các sở thống kê, báo cáo các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra trong năm học 2009-2010, nhận định tình hình và đề xuất các sáng kiến, giải pháp ngăn chặn hiện tượng này. Thời hạn trước ngày 15-4. Tuy nhiên, đến nay Bộ chỉ mới nhận được báo cáo của Sở GD&ĐT Quảng Ninh và TP.HCM.

Có bao văn bản này nọ cũng chẳng giải quyết được gốc rễ của nạn "suy thoái đạo đức" trong giới trẻ hiện nay.

Một trăm cái lý chẳng bằng một tí cái tình.

Khi người lớn sống thiếu trung thực, chụp giật, vô tâm, cơ hội, nhỏ nhen thì những lời rao giảng đạo đức chỉ là trò cười của các em mà thôi. :too_sad:
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top