Sau khi có thông báo "tạm dừng mở ngành đào tạo ĐH, CĐ", theo một nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, việc mở các ngành đào tạo của Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) cũng sẽ "tạm đóng" trong tháng này.
Sau một thời gian quản lý lỏng lẻo, dễ dãi, sau khi công luận và các các cơ quan giám sát lên tiếng, Bộ GD-ĐT lại đột ngột “phanh” lại không theo lộ trình, kế hoạch. Phải chăng đây là cách làm dễ nhất và phổ biến hiện nay, đó là không quản được thì… dừng?
Trước hết, nếu nói quy trình còn những bất cập tại Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT về việc triển khai áp dụng thí điểm cơ chế "một cửa" tại cơ quan Bộ GD-ĐT do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành ngày 9/5/2007 thì thẩm quyền ký văn bản dừng đăng ký mở ngành nói trên ít nhất phải do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng. Về nguyên tắc, Vụ trưởng không thể ban hành một văn bản dừng việc thực hiện quyết định của Bộ trưởng vốn đang còn hiệu lực, để “…hoàn thiện, bổ sung, khắc phục thiếu sót”.
Vấn đề đặt ra là nếu có những cơ sở đào tạo CĐ, ĐH đã đăng ký mở ngành theo Quyết định 2368/QĐ-BGDĐT và đang thực hiện tuyển sinh, đào tạo do sự “bất cập” của Quyết định trên thì có bị Bộ cho “dừng” đào tạo hay không, khi mà những trường này rất có thể cho “ra lò” những sản phẩm không đạt chất lượng? Về điểm này, không thấy Bộ thông báo và công khai cho xã hội biết trường nào chưa tốt để người học tránh sự “tù mù” do Bộ và trường tạo ra.
Mặt khác, việc dừng đăng ký mở ngành đồng loạt không phân biệt tốt xấu sẽ gây tổn thất cho nhà trường và cho xã hội. Một số trường do nhu cầu xã hội và do sự cạnh tranh nguồn tuyển sinh mà phải đa dạng hóa các ngành đào tạo đã tuyển giảng viên, đầu tư tiền bạc vào xây dựng nhà cửa, lớp học, trang thiết bị lên đến hàng tỉ đồng sẽ “khóc dở mếu dở” do không kịp đăng ký mở ngành khi mà mùa tuyển sinh đến gần.
Không lẽ vì một quy trình chưa hoàn thiện của cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ lại đẩy cái khó sang cho các trường. Sự thay đổi đột ngột chính sách từ cơ quan quản lý có thế gây ra thiệt hại cho các trường vốn tuân theo một quy trình của Nhà nước vẫn đang còn hiệu lực.
Thế nhưng, trong thông báo tạm dừng, Bộ lại để “ngỏ cửa” đối với các trường mới thành lập hoặc mới nâng cấp. Vấn đề đặt ra là việc mở ngành sẽ tuân theo quy trình nào khi quy trình cũ của Bộ chưa được hoàn thiện và vì sao những hồ sơ đăng ký của các trường “cũ”, Bộ lại không “thẩm định và khảo sát thực tế”?
Tạm dừng mở ngành đào tạo ĐH, CĐ, TCCN do lỗi của cơ quan quản lý yếu kém và chắc chắn khó có thể coi là sự đổi mới trong quản lý GDĐH. Hàng trăm hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN được “ngâm” theo cơ chế “một cửa” đang chờ một lời giải thích từ Bộ GD-ĐT.
Theo Đất việt.
Sau một thời gian quản lý lỏng lẻo, dễ dãi, sau khi công luận và các các cơ quan giám sát lên tiếng, Bộ GD-ĐT lại đột ngột “phanh” lại không theo lộ trình, kế hoạch. Phải chăng đây là cách làm dễ nhất và phổ biến hiện nay, đó là không quản được thì… dừng?
Trước hết, nếu nói quy trình còn những bất cập tại Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT về việc triển khai áp dụng thí điểm cơ chế "một cửa" tại cơ quan Bộ GD-ĐT do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành ngày 9/5/2007 thì thẩm quyền ký văn bản dừng đăng ký mở ngành nói trên ít nhất phải do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng. Về nguyên tắc, Vụ trưởng không thể ban hành một văn bản dừng việc thực hiện quyết định của Bộ trưởng vốn đang còn hiệu lực, để “…hoàn thiện, bổ sung, khắc phục thiếu sót”.
Vấn đề đặt ra là nếu có những cơ sở đào tạo CĐ, ĐH đã đăng ký mở ngành theo Quyết định 2368/QĐ-BGDĐT và đang thực hiện tuyển sinh, đào tạo do sự “bất cập” của Quyết định trên thì có bị Bộ cho “dừng” đào tạo hay không, khi mà những trường này rất có thể cho “ra lò” những sản phẩm không đạt chất lượng? Về điểm này, không thấy Bộ thông báo và công khai cho xã hội biết trường nào chưa tốt để người học tránh sự “tù mù” do Bộ và trường tạo ra.
Mặt khác, việc dừng đăng ký mở ngành đồng loạt không phân biệt tốt xấu sẽ gây tổn thất cho nhà trường và cho xã hội. Một số trường do nhu cầu xã hội và do sự cạnh tranh nguồn tuyển sinh mà phải đa dạng hóa các ngành đào tạo đã tuyển giảng viên, đầu tư tiền bạc vào xây dựng nhà cửa, lớp học, trang thiết bị lên đến hàng tỉ đồng sẽ “khóc dở mếu dở” do không kịp đăng ký mở ngành khi mà mùa tuyển sinh đến gần.
Không lẽ vì một quy trình chưa hoàn thiện của cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ lại đẩy cái khó sang cho các trường. Sự thay đổi đột ngột chính sách từ cơ quan quản lý có thế gây ra thiệt hại cho các trường vốn tuân theo một quy trình của Nhà nước vẫn đang còn hiệu lực.
Thế nhưng, trong thông báo tạm dừng, Bộ lại để “ngỏ cửa” đối với các trường mới thành lập hoặc mới nâng cấp. Vấn đề đặt ra là việc mở ngành sẽ tuân theo quy trình nào khi quy trình cũ của Bộ chưa được hoàn thiện và vì sao những hồ sơ đăng ký của các trường “cũ”, Bộ lại không “thẩm định và khảo sát thực tế”?
Tạm dừng mở ngành đào tạo ĐH, CĐ, TCCN do lỗi của cơ quan quản lý yếu kém và chắc chắn khó có thể coi là sự đổi mới trong quản lý GDĐH. Hàng trăm hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN được “ngâm” theo cơ chế “một cửa” đang chờ một lời giải thích từ Bộ GD-ĐT.
Theo Đất việt.