Tăng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ và phải nộp một lần gồm lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi là nội dung được nhiều đại biểu tán thành nhất trong Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 tổ chức sáng 9-1.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện trường ĐH Vinh cho biết hàng năm trung bình nhà trường phải “chịu lỗ” khoảng 600 triệu đồng cho việc tổ chức thi và chấm thi khi đã 8 năm rồi lệ phí tuyển sinh không có sự thay đổi và đề nghị cần phải tăng lệ phí tuyển sinh để hỗ trợ các trường trong việc tổ chức kỳ thi.
Trước đó, nhiều đại biểu cũng thống nhất rằng đây là giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng các trường phải lấy ngân sách đào tạo bù lỗ cho công tác tuyển sinh. TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ còn nêu ý kiến: “Nếu Bộ tài chính không đồng ý phương án tăng lệ phí tuyển sinh, sao bộ GD-ĐT không trực tiếp trình Chính phủ xem xét, giải quyết?”.
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: Như Hùng
Phát biểu tại hội nghị, đại diện trường ĐH Vinh cho biết hàng năm trung bình nhà trường phải “chịu lỗ” khoảng 600 triệu đồng cho việc tổ chức thi và chấm thi khi đã 8 năm rồi lệ phí tuyển sinh không có sự thay đổi và đề nghị cần phải tăng lệ phí tuyển sinh để hỗ trợ các trường trong việc tổ chức kỳ thi.
Trước đó, nhiều đại biểu cũng thống nhất rằng đây là giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng các trường phải lấy ngân sách đào tạo bù lỗ cho công tác tuyển sinh. TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ còn nêu ý kiến: “Nếu Bộ tài chính không đồng ý phương án tăng lệ phí tuyển sinh, sao bộ GD-ĐT không trực tiếp trình Chính phủ xem xét, giải quyết?”.
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: Như Hùng
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia, cũng hy vọng việc tăng lệ phí tuyển sinh sẽ giúp các trường giải quyết khó khăn thực tế trong công tác tuyển sinh, đồng thời cũng thống nhất ý kiến nên quy định nộp cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí dự thi khi nộp hồ sơ.
Thay đổi nguyện vọng trước ngày thi tuyển sinh ĐH - CĐ: không nên
Một trong số những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và không ủng hộ là quy định (dự kiến) cho phép thí sinh được thay đổi, chọn lại ngành đăng ký dự thi khi đến làm thủ tục dự thi. Theo nhiều đại biểu, điều này sẽ đem đến rất nhiều phiền phức cho các trường, thậm chí là rất dễ xảy ra “loạn”. Nguyên nhân là dữ liệu thí sinh sẽ bị xáo trộn trong khi thời gian từ lúc làm thủ tục dự thi đến ngày thi chính thức quá ngắn. Chưa hết, việc thay đổi này có thể dẫn đến những tiêu cực khi số liệu, thông tin về tỷ lệ chọi đã thống kê trước đó không phải thí sinh nào cũng biết, cũng có được.
Trao đổi bên lề hội nghị, trưởng phòng đạo tạo một trường ĐH lớn tại TP.HCM cho biết: “Những năm trước chúng tôi vẫn chấp nhận cho thí sinh thay đổi ngành học, nhưng là trước khi giấy báo thi được in ra. Sau thời điểm này, mọi sự thay đổi liên quan đến ngành học là rất phức tạp và tôi chắc chắn là không trường nào có thể thực hiện nổi theo yêu cầu của thí sinh”.
Một trong những thay đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay liên quan đến phương thức nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển (với nguyện vọng 2, nguyện vọng 3) cũng có một số ý kiến trái chiều. Theo đó, ở các kỳ tuyển sinh trước, thí sinh chỉ có thể nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh qua đường bưu điện, không được nộp trực tiếp tại trường thì năm nay, quy định là thí sinh có thể chọn cách nộp thích hợp nhất với mình, đó là thông qua đường chuyển phát nhanh của bưu điện (EMS) hoặc nộp trực tiếp tại trường dự xét tuyển.
Đa số ý kiến đồng ý với thay đổi này để tạo điều kiện tối đa cho thí sinh và cho các trường khi có trường cho biết đến thời điểm này, lệ phí năm 2009 ngành bưu điện vẫn chưa thanh toán cho trường. Thế nhưng cũng có không ít ý kiến băn khoăn với quy định này vì rất dễ nảy sinh tiêu cực khi thông tin về điểm thi của các thí sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 và số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành có thể bị rò rỉ.
Thứ trưởng thường trực bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết nhiều năm qua, có thực tế nhiều thí sinh nhà ở ngay cạnh trường cũng phải gửi hồ sơ qua bưu điện rất phiền phức nên năm nay bộ chủ trương cho phép các trường nhận hồ sơ xét tuyển ngay tại trường nhằm tạo thuận lợi và hợp lý hơn cho thí sinh, cho trường. Tuy nhiên, bộ sẽ nghiên cứu và có thể có văn bản quy định trách nhiệm cụ thể của hiệu trưởng các trường để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong vấn đề này cho thí sinh.
Xung quanh việc xét tuyển, nhiều trường cũng đề nghị bộ nên rút ngắn thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vì với thực tế các năm qua, thời gian này kéo dài, ảnh hưởng đến công tác khai giảng và đào tạo của các trường.
Thi tốt nghiệp THPT: nên trắc nghiệm
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Hiến đề nghị bộ nên có đánh giá tổng kết về kết quả thi trắc nghiệm một số môn trong những năm qua - Ảnh: Như Hùng
Thay đổi nguyện vọng trước ngày thi tuyển sinh ĐH - CĐ: không nên
Một trong số những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và không ủng hộ là quy định (dự kiến) cho phép thí sinh được thay đổi, chọn lại ngành đăng ký dự thi khi đến làm thủ tục dự thi. Theo nhiều đại biểu, điều này sẽ đem đến rất nhiều phiền phức cho các trường, thậm chí là rất dễ xảy ra “loạn”. Nguyên nhân là dữ liệu thí sinh sẽ bị xáo trộn trong khi thời gian từ lúc làm thủ tục dự thi đến ngày thi chính thức quá ngắn. Chưa hết, việc thay đổi này có thể dẫn đến những tiêu cực khi số liệu, thông tin về tỷ lệ chọi đã thống kê trước đó không phải thí sinh nào cũng biết, cũng có được.
Trao đổi bên lề hội nghị, trưởng phòng đạo tạo một trường ĐH lớn tại TP.HCM cho biết: “Những năm trước chúng tôi vẫn chấp nhận cho thí sinh thay đổi ngành học, nhưng là trước khi giấy báo thi được in ra. Sau thời điểm này, mọi sự thay đổi liên quan đến ngành học là rất phức tạp và tôi chắc chắn là không trường nào có thể thực hiện nổi theo yêu cầu của thí sinh”.
Một trong những thay đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay liên quan đến phương thức nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển (với nguyện vọng 2, nguyện vọng 3) cũng có một số ý kiến trái chiều. Theo đó, ở các kỳ tuyển sinh trước, thí sinh chỉ có thể nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh qua đường bưu điện, không được nộp trực tiếp tại trường thì năm nay, quy định là thí sinh có thể chọn cách nộp thích hợp nhất với mình, đó là thông qua đường chuyển phát nhanh của bưu điện (EMS) hoặc nộp trực tiếp tại trường dự xét tuyển.
Đa số ý kiến đồng ý với thay đổi này để tạo điều kiện tối đa cho thí sinh và cho các trường khi có trường cho biết đến thời điểm này, lệ phí năm 2009 ngành bưu điện vẫn chưa thanh toán cho trường. Thế nhưng cũng có không ít ý kiến băn khoăn với quy định này vì rất dễ nảy sinh tiêu cực khi thông tin về điểm thi của các thí sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 và số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành có thể bị rò rỉ.
Thứ trưởng thường trực bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết nhiều năm qua, có thực tế nhiều thí sinh nhà ở ngay cạnh trường cũng phải gửi hồ sơ qua bưu điện rất phiền phức nên năm nay bộ chủ trương cho phép các trường nhận hồ sơ xét tuyển ngay tại trường nhằm tạo thuận lợi và hợp lý hơn cho thí sinh, cho trường. Tuy nhiên, bộ sẽ nghiên cứu và có thể có văn bản quy định trách nhiệm cụ thể của hiệu trưởng các trường để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong vấn đề này cho thí sinh.
Xung quanh việc xét tuyển, nhiều trường cũng đề nghị bộ nên rút ngắn thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vì với thực tế các năm qua, thời gian này kéo dài, ảnh hưởng đến công tác khai giảng và đào tạo của các trường.
Thi tốt nghiệp THPT: nên trắc nghiệm
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Hiến đề nghị bộ nên có đánh giá tổng kết về kết quả thi trắc nghiệm một số môn trong những năm qua - Ảnh: Như Hùng
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiến, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận, đề nghị bộ nên có đánh giá tổng kết về kết quả thi trắc nghiệm một số môn trong những năm qua để có thể tiến đến tổ chức thi tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức thi trắc nghiệm (trừ môn toán và văn).
Lý do để khuyến khích hình thức thi trắc nghiệm để giảm bớt những phức tạp, rườm rà trong việc tổ chức kỳ thi và công tác chấm thi. Khi đó, bộ hoàn toàn có thể yên tâm giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi cho các khu vực, các tỉnh và giảm bớt nhiệm vụ cho bộ. “Bộ chỉ việc soạn những đề thi có chất lượng” là đủ, ông Hiến nhấn mạnh. TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng ủng hộ quan điểm này và đề xuất bộ GD-ĐT nên có nghiên cứu cụ thể.
Một vấn đề mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng được nhiều đại biểu tranh luận là việc không quy định môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc như những kỳ thi từ trước đến nay. Về việc này, TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định đi ngược lại xu hướng giáo dục hiện nay khi mục tiêu của giáo dục đang hướng tới việc đào tạo những công dân có khả năng hội nhập tốt.
TS Nguyễn Đức Nghĩa đề nghị xem xét lại việc không quy định môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc như những kỳ thi trước đây - Ảnh: Như Hùng
Lý do để khuyến khích hình thức thi trắc nghiệm để giảm bớt những phức tạp, rườm rà trong việc tổ chức kỳ thi và công tác chấm thi. Khi đó, bộ hoàn toàn có thể yên tâm giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi cho các khu vực, các tỉnh và giảm bớt nhiệm vụ cho bộ. “Bộ chỉ việc soạn những đề thi có chất lượng” là đủ, ông Hiến nhấn mạnh. TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng ủng hộ quan điểm này và đề xuất bộ GD-ĐT nên có nghiên cứu cụ thể.
Một vấn đề mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng được nhiều đại biểu tranh luận là việc không quy định môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc như những kỳ thi từ trước đến nay. Về việc này, TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định đi ngược lại xu hướng giáo dục hiện nay khi mục tiêu của giáo dục đang hướng tới việc đào tạo những công dân có khả năng hội nhập tốt.
TS Nguyễn Đức Nghĩa đề nghị xem xét lại việc không quy định môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc như những kỳ thi trước đây - Ảnh: Như Hùng
“Có thể đây là quy định theo kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, TS Nghĩa ví von và đề nghị bộ GD-ĐT xem xét lại. Đại diện nhiều sở GD-ĐT cũng tỏ rõ băn khoăn với quy định này, trong đó sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp lo ngại sẽ xuất hiện tâm lý “không thi-không học” đối với môn ngoại ngữ.
Trong khi đó, thứ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết thực tế hiện nay nhiều nơi việc giảng dạy ngoại ngữ còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giáo viên và không phải học sinh nào cũng được học đủ chương trình ngoại ngữ theo quy định. Chưa kể có nơi có đủ giáo viên nhưng chất lượng học thì không bảo đảm.
Ngoài ra thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển còn cho biết từ năm 2010, nhằm tạo điều kiện về thời gian cho thí sinh kịp dự thi ĐH-CĐ, sẽ rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh. Bên cạnh đó, sẽ hạ mức điểm chênh giữa các bài thi và tổng kết năm học lớp 12 của môn thi từ thấp hơn 2 điểm xuống còn thấp hơn 1 điểm để mở rộng diện phúc khảo. Sau khi có kết quả phúc khảo, điểm chênh lệch các môn từ 0, 5 trở lên sẽ được điều chỉnh, trong khi đó, điểm môn ngữ văn sẽ được điều chỉnh khi có chênh lệch từ 1 điểm trở lên.
Theo ĐOÀN TỪ DUY - TTO
Trong khi đó, thứ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết thực tế hiện nay nhiều nơi việc giảng dạy ngoại ngữ còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giáo viên và không phải học sinh nào cũng được học đủ chương trình ngoại ngữ theo quy định. Chưa kể có nơi có đủ giáo viên nhưng chất lượng học thì không bảo đảm.
Ngoài ra thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển còn cho biết từ năm 2010, nhằm tạo điều kiện về thời gian cho thí sinh kịp dự thi ĐH-CĐ, sẽ rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh. Bên cạnh đó, sẽ hạ mức điểm chênh giữa các bài thi và tổng kết năm học lớp 12 của môn thi từ thấp hơn 2 điểm xuống còn thấp hơn 1 điểm để mở rộng diện phúc khảo. Sau khi có kết quả phúc khảo, điểm chênh lệch các môn từ 0, 5 trở lên sẽ được điều chỉnh, trong khi đó, điểm môn ngữ văn sẽ được điều chỉnh khi có chênh lệch từ 1 điểm trở lên.
Theo ĐOÀN TỪ DUY - TTO