Đặng Hải Nam
New member
- Xu
- 0
Khoáng chất là thành phần cấu tạo của xương, răng, tế bào mềm, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh…. nó có vai trò quan trọng duy trì tốt tình tạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể…
Vai trò của khoáng chất
Khoáng chất có một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người như: Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương; Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học; Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào; Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể; Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể…
Gần đây nhiều thí nghiệm cho thấy có mối liên hệ giữa khoáng chất và một số bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, tim mạch, …
Cần ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung các khoáng chất. Ảnh: M.H
Nhu cầu hàng ngày
Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống. Nhu cầu sắt ở lứa tuổi trưởng thành tăng lên nhiều do cơ thể phát triển nhiều tổ chức mới - mỗi ngày lượng sắt mất đi ở người trưởng thành khoảng 1mg ở nam và 0,8mg ở nữ (sắt mất thêm theo kỳ kinh nguyệt vào khoảng 2 mg/ ngày).
Theo Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo: Đối với người cao tuổi hằng ngày chỉ nên giữ mức tiêu thụ 7 khoáng chất: Calci (Ca) là 800 mg/ ngày; Phospho (P) là 800 mg/ ngày; Magnesium (Mg) 350 mg/ ngày; Sắt (Fe) 10 mg/ ngày; Kẽm (zinc) 15 mg/ ngày; Iod (I) 150 mcg; …. Bởi vậy, hàng ngày chúng ta cần ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm để hấp thu khoáng chất. Ví dụ như sắt ở thịt khoảng 30%, đậu tương 20%, cá 15%, các thức ăn thực vật như ngũ cốc, rau và đậu đỗ (trừ đậu tương) chỉ hấp thu khoảng 10%.
Vì vậy, tùy lứa tuổi nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau. Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải các khoáng chất cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hậu quả thiếu khoáng chất
Khi thiếu khoáng chất, một số bệnh có thể xảy ra, như là: Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn; tăng huyết áp; trầm cảm, lo âu; không tăng trưởng hoặc xương yếu; đau nhức bắp thịt, khớp xương; rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn…
Vai trò của khoáng chất
Khoáng chất có một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người như: Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương; Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học; Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào; Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể; Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể…
Gần đây nhiều thí nghiệm cho thấy có mối liên hệ giữa khoáng chất và một số bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, tim mạch, …
Cần ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung các khoáng chất. Ảnh: M.H
Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống. Nhu cầu sắt ở lứa tuổi trưởng thành tăng lên nhiều do cơ thể phát triển nhiều tổ chức mới - mỗi ngày lượng sắt mất đi ở người trưởng thành khoảng 1mg ở nam và 0,8mg ở nữ (sắt mất thêm theo kỳ kinh nguyệt vào khoảng 2 mg/ ngày).
Theo Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo: Đối với người cao tuổi hằng ngày chỉ nên giữ mức tiêu thụ 7 khoáng chất: Calci (Ca) là 800 mg/ ngày; Phospho (P) là 800 mg/ ngày; Magnesium (Mg) 350 mg/ ngày; Sắt (Fe) 10 mg/ ngày; Kẽm (zinc) 15 mg/ ngày; Iod (I) 150 mcg; …. Bởi vậy, hàng ngày chúng ta cần ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm để hấp thu khoáng chất. Ví dụ như sắt ở thịt khoảng 30%, đậu tương 20%, cá 15%, các thức ăn thực vật như ngũ cốc, rau và đậu đỗ (trừ đậu tương) chỉ hấp thu khoảng 10%.
Vì vậy, tùy lứa tuổi nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau. Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải các khoáng chất cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi thiếu khoáng chất, một số bệnh có thể xảy ra, như là: Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn; tăng huyết áp; trầm cảm, lo âu; không tăng trưởng hoặc xương yếu; đau nhức bắp thịt, khớp xương; rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
suckhoedoisong.vn
suckhoedoisong.vn
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: