[h=1]Đối với trẻ từ mầm non sang lớp 1, việc đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, môi trường Tiểu học – nơi học tập được xem là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Trước những vấn đề ấy,nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm. Thực ra, việc làm này tưởng chừng như có lợi nhưng ngược lại.[/h]Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Và nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Vì vậy, giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất cho bé chuẩn bị vào lớp 1 là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe và sự tự tin, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, quan trọng cần phải làm.
Để làm được việc đó, chương trình “Làm quen môi trường Tiểu học và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”. Là một nội dung cần được chú trọng là trang bị cho trẻ một cách toàn diện các yếu tố: thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho các hoạt động học tập. Các bé được lên tham quan lớp 1, làm quen với các cô giáo dạy Tiểu học, với các đồ dùng học tập,…Ngoài ra các bé còn được chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm giúp các cháu vận động những cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt…Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng,… giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới.
Trong giai đoạn này, vai trò của phụ huynh đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với Nhà Trường giúp chăm sóc và chuẩn bị tâm lý, hỗ trợ trẻ từng bước điều chỉnh các thói quen từ bậc Mẫu giáo bằng nhiều cách như: bố mẹ cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập – vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy…
Như thế, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm khi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho bé vào lớp 1. Dưới đây là các hình ảnh các bé đã tham gia lớp kỹ năng cho bé vào lớp 1 với các hoạt động rèn luyện tư duy hình khối, bồi dưỡng tình cảm, rèn năng lực vận động, làm quen với chữ cái và số học, rèn luyện khả năng quan sát tư duy với bảng tương tác, làm quen với các giao thức nội quy mới khi bước vào tiểu học, đặc biệt là khả năng tự tin hòa nhập trước các bạn.
Vì vậy, giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất cho bé chuẩn bị vào lớp 1 là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe và sự tự tin, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, quan trọng cần phải làm.
Để làm được việc đó, chương trình “Làm quen môi trường Tiểu học và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”. Là một nội dung cần được chú trọng là trang bị cho trẻ một cách toàn diện các yếu tố: thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho các hoạt động học tập. Các bé được lên tham quan lớp 1, làm quen với các cô giáo dạy Tiểu học, với các đồ dùng học tập,…Ngoài ra các bé còn được chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm giúp các cháu vận động những cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt…Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng,… giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới.
Trong giai đoạn này, vai trò của phụ huynh đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với Nhà Trường giúp chăm sóc và chuẩn bị tâm lý, hỗ trợ trẻ từng bước điều chỉnh các thói quen từ bậc Mẫu giáo bằng nhiều cách như: bố mẹ cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập – vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy…
Như thế, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm khi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho bé vào lớp 1. Dưới đây là các hình ảnh các bé đã tham gia lớp kỹ năng cho bé vào lớp 1 với các hoạt động rèn luyện tư duy hình khối, bồi dưỡng tình cảm, rèn năng lực vận động, làm quen với chữ cái và số học, rèn luyện khả năng quan sát tư duy với bảng tương tác, làm quen với các giao thức nội quy mới khi bước vào tiểu học, đặc biệt là khả năng tự tin hòa nhập trước các bạn.