• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Khoa học ete

hooaihung

New member
Xu
0
Mở Đầu:
Đây là một ý tưởng mới về vấn đề khoa học vật lý-khoa học ete, do nó chỉ là ý tưởng chứ không phải là lý thuyết khoa học, tất cả những gì tôi viết ra chỉ là dựa vào tư duy logic, những ý tưởng của tôi giống với lý thuyết khoa học, chỉ có điều những ý tưởng đó chưa được chứng minh. Có lẽ niềm đam mê nghiên cứu khoa học vẫn chưa đủ để tôi tạo được một lý thuyết, bởi vì tôi không có điều kiện tiếp xúc với phòng thí nghiệm, tôi chỉ là một sinh viên ngành tin học chứ cũng chẳng phải ngành vật lý. ngoài niềm đam mê, hành trang nghiên cứu của tôi là sách ,báo, internet và một chút kiến thức học được
Ý tưởng của tôi có thể sẽ giúp cho nhiều người dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo. khi đọc bài viết này có thể sẽ có nhiều người bĩu môi không tin vào những gì tôi đã viết, bởi vì nó quá mới mẻ, có thể bài viết của tôi không đúng do chưa chứng minh dưới mọi hình thức
Tôi tin vào ete, tin vào bài viết của tôi và tôi tin tôi. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Có thể mọi người, có thể là người nước ngoài sẽ chẳng ai tin vào một sinh viên Việt Nam chuyên ngành tin học này, vậy tôi chỉ mong mọi người hãy đọc, hãy bình luận và phê bình, đóng góp ý kiến cho bài viết của tôi, nhưng trước hết mọi người hãy xem bài viết của tôi như là 1 ý tưởng điên rồ đáng xem và để chê

Mục Lục
1. Mô tả sự hình thành của vũ trụ: 2
2. hạt ete(ánh sáng) : 3
3. Ánh sáng và vận tốc ánh sáng: 3
4. Công thức năng lượng: 4
5. chụp ảnh quá khứ: 5
6. ánh sáng: 5
7. vụ nổ big bang: 7
8. không gian ảo, thời gian ảo 8
9. năng lượng nhóm: 8
10. đo hệ số ete: 10
11. thí nghiệm của Michelson-moorly 10
12. các định nghĩa liên quan khác 10

Mọi người có tin vào ete không, mọi người có biết thí nghiệm của Michelson-Moocly không, tôi tin rằng biển ete là có thật, và Michelson-Mooly do chưa biết hết được tính chất của ete nên thí nghiệm của họ thất bại
Mọi người chắc chưa bao giờ nghe không gian ảo, thời gian ảo và năng lượng nhóm. Và bây giờ mọi người sẽ biết những khái niệm mới mẻ này khi đọc mục 8 và 9
Mọi người hãy cùng tôi thể hiện trí tuệ của người Việt Nam


1. Mô tả sự hình thành của vũ trụ:
Khắp mọi nơi trong khoảng không của vũ trụ đều có sự xô đẩy lẫn nhau của không gian, sau đó chúng tạo ra những hạt ete, các hạt ete tương tác với nhau và dần tạo nên những chum ete khổng lồ, trong trường ete chúng lại xô đẩy lẫn nhau để tạo nên những hạt photon, các hạt photon tương tác với nhau và dần tạo nên những chùm vật chất khổng lồ, chum vật chất này tự xô đẩy co giãn và dần tự xoay quanh mình, do cơ chế tự xoay quanh đó chùm vật chất ban đầu chỉ là những chùm nhỏ , loãng rồi dần co lại và trở nên đông dặc hơn. Do sự xô đẩy và co dãn nên khối đông đặc tự xoay quanh mình và di chuyển vào tâm rồi dần quoay chậm lại. những chùm vật chất nhỏ loãng ban đầu do quá xa với khối đông đặc lớn nên không thể hòa nhập vào khối đông đặc được nên chúng càng ngày càng xa khối đông đặc. do chúng càng ngày càng xa khối đông đặc nên ở giữa khối đông đặc và các chùm nhỏ sẽ dần tan thành những photon. Các chùm nhỏ có thể sẽ xô đẩy và lại tạo thành khối đông đặc khác nhỏ hơn, cũng có thể đặc hơn hoặc loãng hơn, cũng có thể các chùm nhỏ sẽ tan dần thành photon. Khối đông đặc lớn do không có các chùm nhỏ tương tác nên sẽ quay chậm lạivà từ từ phân rã, quá trình phân rã từng khối nhỏ trong khối đông đặc lớn sẽ rơi vãi ra, với lực tác động của lực hấp dẫn các khối nhỏ này sẽ lại tự quay quanh mình và quay xung quanh khối lớn. các khối nhỏ này do tự quay quanh mình và không có điều kiện thuận lợi nên đã sinh ra các khối nhỏ hơn. Các khối nhỏ hơn này lại tiếp tục phân rã cứ như vậy, các khối nhỏ hơn sẽ mau chóng nguội lạnh thành các hành tinh, còn khối lớn vẫn tiếp tục quay và phân rã, các mảnh vỡ của nó sẽ tạo nên các hành tinh nếu các mảnh vỡ quá nhỏ.
hệ mặt trời của chúng ta chỉ là mảnh vỡ của 1 khối lớn, trái đất của chúng ta chỉ là 1 mảnh vỡ nhỏ của mặt trời, và trái đất đã nguội lạnh cách nay hàng tỉ năm.
Do không gian >> và các vùng bị mất những hạt photon hay thậm chí là ete chưa kịp bị lấp đầy trôi nổi trong vũ trụ bao la, và do có quá nhiều vùng bị mất nên những vùng này có thể di chuyển vào bên trong vùng vật chất đẻ lấp đầy làm cho cơ chế phân rã diễn ra nhanh hơn, những vùng bị mất này nếu quá lớn thì chúng thậm chí hút luôn cả những khối nhỏ trong khối đông đặc lớn đẻ lấp đầy. nếu là những vùng bị mất photon thì sự lấp đầy diễn ra ngắn nhưng nếu bị mất ete thì sự lấp đầy sẽ diễn ra nhanh hơn.
trong lý thuyết trên ta có thể vẽ sơ đồ sau:
không gian->chùm ete->chùm photon->chùm vật chất->vật chất
có thể từ không gian->chùm ete sẽ tạo ra nhiều dạng khác mới đến được ete, hay từ ete -> photon cũng vậy.
do đó từ không gian đến vật chất không phải là 5 bước mà thậm chí đến hàng chục bước, hoặc thậm chí chỉ 2 bước từ không gian->vật chất.
nếu chỉ là 2 bước thì: trong không gian có sẵn ete, và sẽ không có photon do hạt ete là hạt photon và cũng có nghĩa là hạt ánh sáng.
Những hạt này dưới 1 tác dụng nào đó sẽ co lại thành chùm vật chất và cũng với cơ chế xô đẩy rồi tự quay để tạo nên vật chất, rồi cũng do đó chúng lại phân rã ra như ngày nay, cũng giống như cơ chế phân rã ở trên.
thiên hà của chúng ta có thể hình thành từ 1 khối lớn nhất bị phân rã đến thời kì cuối hoặc cũng có thể chỉ là 1 mảng bị tách ra khỏi khối lớn, cũng có thể là 1 chùm nhỏ ở thời kì đầu không hòa nhập được vào khối lớn, cũng có thể chỉ là 1 mảng của chùm nhỏ này trong khi phân rã, và thiên hà của chúng ta đang ở vào thời kì cuối.
nói chung ở thời kì này là thời kì cuối, là thời kì phân rã của vũ trụ cho đến khi tan ra hết.
cũng có thể thời kì này sẽ không bị tan hết mà những vùng ở ngoài sẽ lại xô đẩy và rồi di chuyển vào trong thiên hà của chúng ta để rồi tạo nên những chùm vật chất hay vật chất rồi lại tương tác tiếp tục với những khối đang tan rã trong vũ trụ, để làm cho thiên hà trẻ hơn, nhưng cũng không ngăn cản được quá trình phân rã.
Có thể ở 1 nơi nào đó trong vũ trụ với không gian bao la vô tận cũng đang hình thành 1 thiên hà mới, 1 khối thiên hà, hay thậm chí là 1 vũ trụ mới.
Với lý thuyết trên, giả sử 2 khối vật chất đang tự quay, hay 2 khối vật chất nhỏ tự quay có thể sẽ va chạm vào nhau, nếu va chạm vào nhau chúng có thể nổ và tạo ra những mảng nhỏ di chuyển mãi mãi vào kgian bao la và tự phân rã dần dần. nếu trong giai đoạn đầu tốc độ di chuyển chậm thì chúng sẽ hòa nhập vào làm 1 do lực hấp dẫn
Vũ trụ ngày nay vẫn theo cơ chế dồn nén ở tâm và tan rã ở bìa

2. hạt ete(ánh sáng) :
Ta có thể xem 1 hạt ete là 1 hạt có cấu trúc nhỏ nhất với khối lượng = 1, kích thước = 1 và chúng phụ thuộc vào kích thức mà ta định nghĩa. Các hạt này có khả năng nhập vào nhau với kích thước vẫn = 1, khi đó nó có khối lượng là n, do chúng nhập vào nhau mà kích thước không đổi nên chúng có năng lượng = n vì n hạt ete có thể tan rã
Hạt vật chất cơ bản này có xu hướng phân rã hay hút vào là tùy thuộc vào ngoại cảnh xung quanh nó nếu bị chèn ép xô đẩy nó không phân rã vì phân rã không được, nếu xung quanh nó không bị chèn ép xô đẩy thì nó sẽ phân rã.
mọi vật chất đều có cấu tạo chung từ 1 loại hạt gọi là hạt ánh sáng hay photon, các photon khi kết hợp với nhau tạo nên các quac, electron, prôton, hay neutron...
các nguyên tử urani, radi phóng xạ là do chúng không thể giữ được các photon ở vỏ của chúng, thậm chí là bên trong nhân của chúng.
Nói tóm lại, mọi vật phát ra ánh sáng, tia phóng xạ hay các loại sóng điện từ khác đều là sự phát xạ các hạt photon vào môi trường ete và môi trường ete là môi trường phủ đầy các hạt photon như môi trường nước chứa các phân tử nước.
Do mọi vật đều có cấu tạo từ phôton nên khi phát xạ đều có tốc độ như nhau và do cùng môi trường ete là trường mà mật độ photon là như nhau, vậy biển ete là biển các hạt photon.
Chúng ta đang sống trong một thiên hà với không gian rất nhỏ bé, còn thời gian trôi rất nhanh.

3. Ánh sáng và vận tốc ánh sáng:
Là 1 dạng sóng trong 1 biển hạt ete với các cường độ khác nhau(bước sóng khác nhau), nhưng do ete là gần như đồng nhất ở nơi mà giới hạn chúng ta có thể biết và nghiên cứu thì vận tốc ánh sáng cũng gần như nhau, tức là c=3.108 m/s. có thể xung quanh 1 nam châm sẽ có 1 trường ete khác do từ trường tạo ra.
chúng ta không chỉ sống dưới đáy của 1 biển không khí mà còn sống lơ lửng trong 1 biển ete đậm đặc.
trường ete còn có thể bị thay đổi bởi trường hấp dẫn, lưc hấp dẫn càng lớn thì vận tốc ánh sáng càng lớn và bị tán xạ, thậm chí bẻ cong đường đi của sóng ánh sáng.
giả sử không tồn tại ete, vậy sóng ánh sáng truyền trong môi trường nào, nếu không có ete ánh sáng sẽ có nhiều tốc độ khác nhau chứ không phải là 3.108m/s.
hạt ánh sáng là các hạt photon đập vào nhau như những phân tử nước tạo ra sóng, như sóng ngầm của nước
mọi vị trí trong thiên hà của chúng ta đều có trường ete gần bằng nhau(nhưng không thực sự bằng nhau )
ở bề mặt trái đất, trường ête khác với các điểm chân không trong vũ trụ. Nhưng sự khác nhau này không lớn(tính trong thiên hà của chúng ta). Chúng thật sự đo được ở trong thiên hà và ngoài thiên hà, và khi đó hai bóng đèn hệt như nhau, 1 đặt trong thiên hà và 1 đặt ngoài thiên hà sẽ phát ra ánh sáng với tốc độ khác nhau, nhưng chúng ta sẽ không cảm nhận đươch sự khác nhau vì thời gian ở ngoài thiên hà sẽ đi chậm hơn vì do có sự khác nhau về trường ete, trong thiên hà trường ete đậm đặc hơn rất nhiều lần(thời gian ảo và thời gian thực)
chúng ta đang sống trong 1 không gian ảo và thậm chí là thời gian gian ảo. thời gian này nhanh hơn thời gian thực và không gian này cũng nhỏ hơn không gian thực
thời gian và không gian tỉ lệ nghịch với nhau
trong không gian và thời gian thực sẽ không có ánh sáng
không gian có thể âm do để tạo ra được vật chất thì cần lượng không gian lớn cô đặc lại. có nghĩa là không gian âm là không gian có thể tích lớn gấp nhiều lần
cụ thể hơn: giả sử để có được 1 vật chất nặng 1 gam =10-3 kg và có năng lượng là E=mC2=> E=10-3.32.1016=9.1013 , vậy cần phải có 9.1013 số năng luợng chứa trong không gian tạo ra vật chất đó trong môi trường ete khởi điểm(hệ số =0), tức là trong không gian thực. 9.1013 là năng lượng tạo ra của 1gam vật chất khi giải phóng năng lượng hạt nhân trong môi trường ete=0, có nghĩa là năng lượng đó chỉ xảy ra ở bề mặt vật chất đó và tan dần cho đến khi hoà tan hoàn toàn vào môi trường, và xảy ra liên tục cho đến khi hết hoàn toàn, các hạt năng lượng nhỏ nhất đó(hạt ete) đẩy nhau và tạo ra năng lượng, chúng tác dụng trong 1 vòng khép kín và tương tác lẫn nhau, ở bề mặt chúng không tương tác được mà sẽ đẩy ra ngoài tạo ra năng lượng khổng lồ(năng luợng hạt nhân), ở bề mặt chúng chỉ có tương tác với phía trong và tạo ra năng lượng ra ngoài.

4. không gian tạo vật chất
E=mC2 , công thức của Enstein này ngày nay vẫn chưa được chứng minh(theo tui biết), và bây giờ cứ cho là đúng
Và theo giả thuyết về ete là đúng thì vật chất được tạo từ biển ete. Vì vậy, năng lượng mà một hạt vật chất đó có được khi giải phóng 1 hạt đó ra thành 1 biển ete tương ứng trong không gian thực.
Giả sử, để có 1m3 vật chất nặng 1 tấn,cần phải có 1010 hạt nguyên tử để tạo thành, mỗi hạt nguyên tử cần phải có 1010 m3 hạt ete trong biển ete ở trạng thái không gian thực, vậy năng lượng thực trong không gian thực của 1m3 vật chất trên sau khi giải phóng là E=V/v. tức là thể tích thực trong không gian thực chia cho thể tích hiện tại trong bất kì không gian nào, ở đây E=1010.1010/1=1020 đơn vị năng lượng. nếu môi trường là ete trên bề mặt trái đất, giả sử không gian ảo trên bề mặt trái đất để có 1 nguyên tử cần có 105 m3 ete, vậy năng lượng giải phóng cho 1 m3 vật chất khi giải phóng trên bề mặt trái đất là
E = 1010105/1 ; nghĩa là thể tích V để tạo ra 1m3 vật chất trong không gian ảo trên bề mặt trái đất là V=1010(nguyên tử).105(không gian ete tạo ra 1 nguyên tử). và nếu cân bằng với công thức của Enstein thì
mC2=V/v => V=mvC2
=> không gian để tạo ra 1m3 tương ứng trong không gian thực trên bề mặt trái đất với khối lượng 103kg là:

V=103.1.1016=1019m3(đơn vị ete trên 1m3), hay cần 10 tỷ tỷ m3 không gian thực để tạo ra được 1m3 nước
V(trai đất)=m.v.C2=(5,9736×1024)(1,0832073×1012)1016 =….không tính nổi

5. chụp ảnh quá khứ:
ánh sáng phát ra từ trái đất trong quá khứ chúng ta có thể thấy nếu chúng ta đứng ở khoảng cách có thời gian ánh sáng truyền đi tương tự.
VD: để thấy được hình ảnh trái đất 5000 năm trứơc thì chúng ta chỉ cần đến nơi cách chúng ta 5000 năm ánh sáng.
vậy ở trái đất chẳng lẽ không thấy được, đúng là không thể nhưng chúng ta có thể thấy được nhờ vào sự phản chiếu ánh sáng
ở 1 nơi nào đó trong vũ trụ chắc chắn có 1 tấm gương phẳng phản chiếu lại hình ảnh và nó vuông góc với trái đất
vậy chỉ cần 1 thiết bị phân tích ánh sáng hiện đại thì có thể phân tích được ánh sáng có ảnh trái đất trong đó
khi ánh sáng phản chiếu lại sẽ rất yếu ớt nhưng sẽ không mất đi nếu trường ete không quá loãng. để chụp 1 bức ảnh 5000 năm trước, chúng ta chỉ cần hướng ống kính vào ngôi sao nào đó ở khoảng cách so với chúng ta là 2500 năm ánh sáng là được, chuẩn xác hơn thì nên huớng đến những hành tinh quay quanh những ngôi sao này, vì ánh sáng chúng ta nhận được sẽ không bị giao thoa quá nhiều
VD: chúng ta đặt 1 tấm gương lớn trên mặt trăng nơi không có không khí(độ nhiễu xạ thấp), ở trái đất chúng ta hướng ống kính thẳng đến mặt trăng tại nơi đặt kính và chụp ảnh, hình ảnh khi đó sẽ là hình ảnh của 2 giây truớc trên trái đất, do ánh sáng từ trái đất truyền đến mặt trăng là 1s và trở lại ống kính của chúng ta thêm 1s nữa là 2s
vậy trên trái đất của chúng ta hay khắp nơi trong vũ trụ là ánh sáng của mọi hình ảnh trong vũ trụ từ trước tới nay, chỉ cần 1 thiết bị đủ kĩ thuật phân tích thì chúng ta có thể biết được vũ trụ thời nguyên thuỷ, mà chẳng cần mất công nghiên cứu nhiều
thậm chí có những dạng năng lượng nhóm, cũng mang thông tin của quá khứ, những thông tin này có thể tác động đến hiện tại và trong tương lai ở 1 thời điểm thích hợp nào đó
năng lượng nhóm là dạng năng lượng tồn tại lơ lửng trong không gian và có thể di chuyển với tốc độ của ánh sáng, những năng lượng nhóm mang thông tin sẽ chịu sự phụ thuộc vào thông tin mang trong nó nhiều hơn, năng lượng nhóm mang thông tin càng nhiều thì càng khó tan rã
năng lượng nhóm thường sinh ra trong các sự thay đổi về năng lượng như: nổ hạt nhân, bom nguyên tử, bom khinh khí, hay thậm chí 1 bóng đèn bật sáng hoặc tắt đi cũng tạo ra năng lượng nhóm, những dạng năng lượng này có rất ít thông tin nên cũng rất dễ tan rã
dạng năng lượng nhom sinh ra do sự thay đổi của không gian ete mà có thông tin truyền qua như hình ảnh hay các sóng ánh sáng khác sẽ khó tan rã hơn. dạng năng lượng nhóm do sinh vật chết đi sẽ khó tan rã nhất do chúng mang rất nhiều thông tin(thực vật khi chết sẽ có ít thông tin hơn động vật) đây là dạng năng lượng nhóm cấp cao trong vũ trụ.
Tuy nhiên năng lượng nhóm cũng phụ thuộc vào lực hấp dẫn tức là khối lượng.
Năng lượng sinh học, hồn, ma…cũng đều là 1 dạng năng lượng nhóm

6. ánh sáng:
Theo Einstein: nếu 1 vật di chuyển với tốc độ ánh sáng , giả sử chúng ta ngồi trên phi thuyền đi với tốc độ 3.108m/s thì thời gian chúng ta đi sẽ =0 đối với các vật ngoài phi thuyền, có nghĩa là thời gian đứng lại. vậy với tốc độ đó, chiếc phi thuyền đi từ đầu ngân hà đến cuối ngân hà chưa đến 1 s, đúng hơn là không mất thời gian, vì thời gian đối với phi thuyền đã đứng lại.
vậy, với ánh sáng truyền đi với tốc độ 3.108m/s thì sao. tại sao ánh sáng truyền từ trái đất đến mặt trăng phải mất 1s, ánh sáng truyền từ mặt trời đén trái đất hơn 1 phút, vậy thời gian có thực sự đứng lại khi phi thuyền di chuyển với tốc độ 3.108m/s
khi ánh sáng đến càng gần những hành tinh có trường lực từ hay trường hấp dẫn lớn thì tốc độ ánh sáng sẽ chậm dần và yếu đi, khi đó ánh sáng sẽ biến mất nếu trường lực từ hay trường hấp dẫn quá lớn
các hành tinh có trường lực từ hay trường hấp dẫn cực lớn thì thậm chí ánh sáng còn chưa đến được bề mặt của hành tinh, vậy cũng có nghĩa là không có phản xạ ánh sáng, mà không có phản xạ ánh sáng thì không thể nhìn thấy đựơc.
Ánh sáng chỉ bị bẻ cong đường đi khi truyền qua môi trường có hệ số ete khác nhau(đặc lỏng khác nhau) mà không phụ thuộc vào trường ete, trường hấp dẫn hay trường lực từ
có thể hố đen là hành tinh có từ trường hay trường hấp dẫn cực lớn
vậy ánh sáng sẽ yếu dần đi khi:
- quãng đường quá dài
- từ trường hay lực hấp dẫn quá lớn
- môi trường ete quá loãng.
Chuyển động của ánh sáng là đúng trong mọi hệ qui chiếu quán tính, tức là 1 chuyển động của ánh sang khi đo đạc trong cả 2 hệ qui chiếu quán tính có gốc tọa độ đặt tại 2 vị trí khác nhau đều cho kết quả như nhau, bởi vận tốc quá lớn và tính chất đặc biệt của nó, thậm chí nó còn đúng với phương chiều khác nhau, nói chung trong không gian 3 chiều thì như nhau cả, vậy nếu đặt ở chiều thứ 4, thứ 5 thêm 1 hệ qui chiếu, tức là đặt trong môi trường không gian ảo mức độ khác, và thời gian ảo mức độ khác thì sẽ khác đi, vì khi đó tốc độ ánh sáng sẽ khác đi, sự thay đổi trên đường đi giữa các hệ qui chiếu quán tính ở môi trường ete trên bề mặt trái đất là không đáng kể. khi đó, nếu xét 1 hệ qui chiếu trên không gian thực đối với chuyển động của ánh sang đó thì nó bằng 0, tức là khác đi, tương ứng trong môi trường ete trên bề mặt trái đất thì các tọa độ 3 chiều sẽ thay đổi nếu có sự khác đi về môi trường ete.do ánh sáng sẽ có gia tốc nếu đi qua 2 môi trường ete khác nhau, thậm chí nếu quãng đường quá xa trong cùng môi trường ete thì vận tốc cũng sẽ giảm, tương ứng với gia tốc âm, vậy chuyển động của ánh sáng không thể đúng trong mọi hệ qui chiếu quán tính(chỉ đúng ở mức tương đối trong cùng môi trường ete), nếu:
- khoảng cách giữa 2 hệ qui chiếu quá xa trong cùng 1 môi trường ete đủ cho vận tốc ánh sáng thay đổi và yếu đi
- môi trường ete khác nhau trên đường đi của ánh sáng
Do không gian bị bẻ cong => ánh sáng cũng bị bẻ cong trên đường đi, nên hệ qui chiếu cũng sẽ thay đổi về phép đo đơn vị, vậy ở 2 môi trường khác nhau , hệ qui chiếu thậm chí còn không thể đo lường được chuyển động của ánh sáng
Nếu sử dụng phương pháp chuyển đổi bằng cách tịnh tiến theo đường đi của ánh sáng đối với 2 môi trường ete thì sẽ thu được chuyển động của ánh sáng trên hệ qui chiếu chuyển đổi
=> 1 vật đứng yên ở môi trường ete này nhưng sẽ là chuyển động trong môi trường ete khác
=> Trong môi trường ete cân bằng trong không gian thực và thời gian thực thì mọi vật không chuyển động, thời gian như ngừng trôi, tất cả chỉ là chuyển động trong môi trường ete đó, những gì trong không thực mới thực sự chuyển động và chỉ có thời gian thực trôi đi, tất cả chuyển động trong không gian đều gần bằng không , tức là chỉ tiệm cận tới không chứ không bằng không và thời gian cũng vậy, ở những môi trường ete khác thời gian cũng tiệm cận đến không đối với thời gian thực
=> Chuyển động trong không gian và thời gian thực đi nhanh khủng khiếp. ở không gian thực vận tốc ánh sáng cũng sẽ tiến gần đến không và bằng không

7. vụ nổ big bang:
15 tỉ năm trước 1 khối vật chất cô đặc chỉ bằng đồng xu nổ tung tạo ra vũ trụ ngày nay.
vậy với vụ nổ này các hành tinh, thiên hà sẽ đi ra theo mômen quán tính, đi ra xa khỏi nơi đã nổ theo chiều ra và phương vector có gốc nằm ở đồng xu và mũi là tâm của vật thể(hành tinh, thiên hà…) đã nổ bắn ra, như vậy chúng sẽ không thể tự quay hoặc quay xung quanh các vật khác như trái đất quay xung quanh mặt trời, hay các vì sao quay xung quanh tâm thiên hà
do lực bắn ra từ vụ nổ lớn hơn rất nhiều so với lực hấp dẫn, do đó khó có thể tạo cho các hành tinh có sự quay


với F là lực do vụ nổ xảy ra đi theo mômen
f là lực hấp dẫn, góc a là góc giữa 2 vật thể nổ ra theo 2 hướng khác nhau tạo ra

â=F1OF2
do các vật thể liên tục nổ hoặc giải phóng năng lượng thì lực hấp dẫn f cũng sẽ yếu dần
để tạo nên sự tự quay hay quay quanh giữa các vật thể: sin(a).F1+sin(a)F2<f1+f2
công thức này xảy ra khi không có F3 và các lực F tương tự khác, do f2 lúc đó sẽ bị chia ra làm f21,f22…f2n và có hướng đến các vật thể khác.
Vậy để xảy ra tương tác quay cho M1 và M2 là gần như không thể, nhưng vũ trụ ngày nay thì các thực thể có thể tự quay, hoặc quay quanh nhau hoặc cùng quay quanh 1 tâm nào đó. Điều này có nghĩa là không có vụ nổ big bang nào cả, chỉ có sự cô đặc vật chất là có thật, nhưng bề ngoài cũng là những khối vật chất bao quanh, và loãng dần ra phía ngoài

8. không gian ảo, thời gian ảo
chúng ta đang sống trong một không gian ảo và thậm chí là thời gian ảo. thời gian này nhanh hơn thời gian thực và không gian này cũng nhỏ hơn không gian thực. tức là thời gian và không gian tỉ lệ nghịch với nhau
trong không gian thực và thời gian thực không có ánh sáng.
Không gian có thể âm, do để tạo ra được vật chất thì cần 1 lượng không gian lớn để tạo ra vật chất. không gian âm là không gian có thể tích lớn gấp nhiều lần không gian thực
thời gian tỉ lệ nghịch với hệ số ete, trong không gian không có ete thì không có thời gian, thời gian đó =0, chúng ta đang sống trong 1 không gian mà hệ số ete rất lớn, tức là không gian đó rất nhỏ. Chúng ta chỉ cảm nhận được không gian và thời gian ảo ở vị trí của chúng ta
trong không gian không có ete thì không có thời gian, thời gian bằng không, tức là mọi cái ngoài không gian đó đều diễn ra tức thời, đó là thời gian ảo. không gian không có ete có thể tích bằng không và đó cũng là không gian ảo, ở ngoài sẽ không thấy được vùng không gian đó. Không gian ảo đó là không gian có thể tích rất lớn nếu đo trong vùng, và sẽ bằng không khi đứng ngoài vùng để đo
trong vùng có mật độ các hạt ánh sáng cao thì thời gian trôi rất nhanh(phụ thuộc vào mật độ), mật đọ càng đậm đặc thì thời gian trôi càng nhanh và ngược lại. không gian lại càng nhỏ nếu mật độ càng cao, khi mật độ đạt đến 1 mức nào đó(lực hấp dẫn rất lớn) thì tính chất vật lý nó gần ngược lại trường không có ete, không gian quá nhỏ còn thời gian trôi rất nhanh. Khi đứng trong không gian đó ta sẽ thấy ở ngoài vùng tất cả như đứng lại còn trong vùng mọi cái thay đổi nhanh đến mức tất cả như diễn ra trong tích tắc
hố đen là vật chất có lực hấp dẫn quá lớn, mật độ ete cũng rất lớn, sự tự quay so với khối lượng của nó là quá nhỏ, do đó không có sự chuyển động qua lại giữa các ete vì vậy không có sóng ánh sáng hay sóng bất kì phát ra trong nó, thậm chí âm thanh cũng vậy, nó sẽ bị tan rã dần nếu xung quanh nó không có ete, sự tan rã đó là sự phát xạ như các nguyên tử Urani, các hố đen nhờ nằm trong môi trường ete cao với các thiên hà, hành tinh quay xung quanh nó sẽ làm cho nó tăng tuổi thọ lên. việc phát ra ánh sáng cũng là một phát xạ, và phát xạ đó ở mức rất yếu. và vật chất có được do sự dồn ép các phần tử ete vào nhau

9. năng lượng nhóm:
Sóng điện từ vá ánh sáng đều có tính chất như nhau tức là có thể mang thông tin trong nó, và có vận tốc như nhau, tốc độ truyền điện trên dây dẫn vẫn vậy. vậy thì không gian năng lượng ete cũng có thể mang thông tin , thông tin đó cũng có thể truyền tải hay nhận được thông tin khác ghép thêm vào không gian, tuỳ mức độ mà thông tin đó nhiều hay ít cũng như sóng điện từ tùy mức độ mà có thể mang hình ảnh, hay văn bản đi nơi khác, những nơi có tần số phù hợp sẽ thu được. không gian xung quanh chúng ta là 1 biển ete và ở đó là 1 biển thông tin hỗn độn trong thế giới ete
Mọi sinh vật đều tồn tại trong cơ thể 1 năng lượng nhất định, bộ não chúng ta là 1 máy đa năng, có thể thu, phát và xử lý được thông tin trong không gian, chỉ cần điều chỉnh bằng suy nghĩ, ý chí và niềm tin chúng ta có thể thu được tất cả những thông tin trong không gian chứa ete mang năng lượng.
Năng lượng trong cơ thể sinh vật tồn tại trong cơ thể sống của sinh vật, 1 cái cây tươi tốt, 1 con chó, 1 con mèo, hay con người đều mang năng lượng, trong năng lượng đó thông tin được cảm nhận tiếp thu, xử lý rồi truyền đạt.
Nói cách khác, 1 người có thể cảm nhận được suy nghĩ của người khác cho dù có cách xa mấy về địa lý, nhưng môi trường ete phải gần như nhau thì mới dễ hơn cho việc cảm nhận hay truyền đạt(vấn đề này có thể gọi là thần giao cách cảm). con người có thể thần giao cách cảm với tốc độ ánh sáng là nhờ vào loại năng lượng này. Vậy năng lượng này có mất đi khi sinh vật chết đi? Không, năng lượng này không mất đi mà có điều nó sẽ tách ra khỏi cơ thể sống để đi theo những ý niệm khi còn sống của cơ thể sinh vật, khi sinh vật già yếu và chết thì năng lượng này cũng sẽ yếu hơn và sẽ dễ tan hơn.
Năng lượng do sinh vật chết không phải là già yếu sẽ mạnh hơn và mang nhiều thong tin hơn. Vì vậy con người cũng có thể cảm nhận được thông tin của người chết, hay sinh vật chết
Thông tin trong năng lượng do sinh vật chết sẽ tồn tại xung quanh cơ thể sinh vật chết hoặc đến những nơi quen thuộc hay ý niệm lúc sống của sinh vật. điều này trong dân gian khi cảm nhận được năng lượng của người chết thường gọi là ma, nếu chấp nhận cảm nhận thông tin trong năng lượng đó thì người sống có thể hé mở được những thông tin của người chết .
Nếu biết sử dụng loại năng lượng này, con người có thể dụng nó để điều khiển các vật chất xung quanh, thậm chí có thể điều khiển được cả sinh vật, con người khác.., chỉ cần truyền đạt năng lượng mang thông tin tác động lên các vật chất xung quanh, sinh vật hay con người thì có thể điều khiển được. tuy nhiên điều khiển vật chất vô tri vô giác khó hơn sinh vật, vì có thể sử dụng năng lượng tiềm ẩn
Ngay trong cơ thể sinh vật để điều khiến chính sinh vật đó, và càng dễ dàng hơn khi điều khiển con người, dễ dàng nhất là điều khiẻn những người có ý chí kém, nói cách khác còn gọi là thuật thôi miên
Như vậy cũng giống như ánh sáng và sóng điện từ loại năng lượng này hay gọi là năng lượng nhóm, là loại năng lượng có thể mang thông tin trong nó, vậy năng lượng nhóm bao gồm ánh sáng, sóng điện từ, tia phóng xạ cùng với loại năng lượng trên. Năng lượng nhóm không chỉ có tính chất truyền đạt thông tin mà còn có thể lưu trữ thông tin từ ngắn hạn đến dài hạn. ngắn hạn là các thông tin trong ánh sáng, sóng điện từ, tia phóng xạ… dài hạn là các thông tin truyền từ cơ thể sống sau khi chết vào không gian, nó chỉ mất đi khi có sự thay đổi về môi trường ete, loại năng lượng này cũng tồn tại lâu hơn so với ánh sáng, sóng điện từ, tia phóng xạ…, loại năng lượng có thể xem là mức cao hơn gần tới vật chất của biển ete, do đó loại năng lượng này đã có sự liên kết với nhau, tức là có lực hấp dẫn => có khối lượng. loại năng lượng này có thể gọi là linh hồn=>linh hồn có khối lượng =>có lực hấp dẫn và mang thông tin.
=> linh hồn hay các loại năng lượng tương đương là trung gian giữa vật chất và biển ete, về cơ bản tính chất thì giống ete hơn, nhưng có khối lượng và lực hấp dẫn của vật chất
Các linh hồn hay loại năng lượng này khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ cô đặc lại thành vật chất.
ở mức cao hơn, vật chất hay điển hình là trái đất và thiên hà của chúng ta, ở tâm trái đất hay tâm thiên hà là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc cô đặc vật chất để tạo nên siêu vật chất, do sự tập trung vật chất ở đây rất cao. Trung tâm thiên hà là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành siêu vật chất. có thể những lỗ đen ở trung tâm thiên hà thuộc loại này, vì những lỗ đen thường ở trung tâm thiên hà
loại này là siêu vật chất hay gọi khác hơn là vật chất cấp hai(vì có thể có vật chất cô đặc hơn hố đen là vật chất cấp 3,4…), vì là siêu vật chất nên tính chất cũng khác đi, như không phản xạ ánh sáng nên gọi là hố đen. Có thể siêu vật chất hố đen chưa phải là giới hạn cuối cùng
=> ta có mô hình về năng lượng và vật chất như sau:
Biển ete -> năng lượng nhóm(linh hồn)->thế giới vi mô(nguyên tử, phân tử, electron, quac…)->thiên hà vật chất->siêu vật chất(hố đen)-> vật chất cấp 3-> vật chất cấp 4->…->vật chất cấp n

10. đo hệ số ete:
trường ete là trường mật độ các hạt ánh sáng
//đang xây dựng

11. thí nghiệm của Michelson-moorly
Thí nghiệm của Michelson - Moocly không thể đúng khi đo trên bề mặt trái đất, nó chỉ đúng khi có sự thay đổi về môi trường ete, nói cách khác không gian có chiều khác nhau(tương ứng với không gian khác nhau), nói đúng hơn là ở môi trường có vận tốc ánh sáng khác nhau thì mới đúng
Do tính chất của ete khác với vật chất nên khoa học kĩ thuật hiện đại ngày nay vẫn chưa thể đo đạc được, cùng với sự thay đổi về vận tốc ánh sáng không đáng kể trong hàng chục năm qua. Nếu thí nghiệm của michelson-moocly 1 đo ở bề mặt trái đất, và 1 đo ở ngoài xa thiên hà nơi có vận tốc ánh sáng hoàn toàn khác thì sẽ cho kết quả như ý, hay 1 đo gần tâm vũ trụ nơi có vận tốc ánh sáng cực cao

12. các định nghĩa liên quan khác
- phông sóng viba cấp vũ trụ có thể khác nhau ở mỗi thiên hà do sự hình thành vào các thời điểm khác nhau
- thiên hà là 1 hợp chất các nguyên tử, phân tử phức tạp, hệ mặt trời là 1 nguyên tử, trái đất và các hành tinh là electron, tiểu hành tinh và vệ tinh là các quac. Điều đó không có nghĩa thiên hà của chúng ta tuân theo các công thức hóa học và vật lý bình thường
Thiên hà của chúng ta tuân theo các công thức hóa học và vật lý vũ trụ
Có nhiều điểm tương đồng giữa hệ mặt trời và nguyên tử như cách hình thành, sự kết hợp thành nguyên tử, trong thế giói vĩ mô cấp vũ trụ, sự kết hợp này rất hiếm và không đa dạng như thế giới vi mô nguyên tử, vì các nguyên tử vũ trụ có xu hướng tự cân bằng electron hành tinh
- định nghĩa triết học về ete
Ete không thể đo bằng khối lượng hay thể tích vì tính chất của nó không phải là vật chất, mà là trung gian giữa vật chất và vô vật chất
Trong trường ete 1 vật chuyển động thẳng đều không bị cô lập, tức là định luật 1 niuton không có nghĩa trong hệ qui chiếu quán tính ete đối với vật chuyển động

Hết
Lời kết:
Bài viết trình bày những ý tưởng của tôi còn rất sơ sài, nếu ai ủng hộ và muốn phát triển những ý tưởng của tôi xin vui lòng liên hệ Email:
Mọi người hãy cùng tôi thể hiện trí tuệ của người Việt Nam
sửa 1 chút
4. không gian tạo vật chất
E=mC2(C2: C bình phương) , công thức của Enstein này ngày nay vẫn chưa được chứng minh(theo tui biết), và bây giờ cứ cho là đúng
Và theo giả thuyết về ete là đúng thì vật chất được tạo từ biển ete. Vì vậy, năng lượng mà một hạt vật chất đó có được khi giải phóng 1 hạt đó ra thành 1 biển ete tương ứng trong không gian thực.
Giả sử, để có 1m3(1 mét khối) vật chất nặng 1 tấn,cần phải có 1010(10 mũ 10) hạt nguyên tử để tạo thành, mỗi hạt nguyên tử cần phải có 1010 m3(10 mũ 10 mét khối) hạt ete trong biển ete ở trạng thái không gian thực, vậy năng lượng thực trong không gian thực của 1m3 vật chất trên sau khi giải phóng là E=V/v(thể tích thực chia thể tích). tức là thể tích thực trong không gian thực chia cho thể tích hiện tại trong bất kì không gian nào, ở đây E=1010.1010/1=1020 (E=10mũ 10nhân 10 mũ 10chia 1=10 mũ 20)đơn vị năng lượng. nếu môi trường là ete trên bề mặt trái đất, giả sử không gian ảo trên bề mặt trái đất để có 1 nguyên tử cần có 105(10 mũ 5) m3 ete, vậy năng lượng giải phóng cho 1 m3 vật chất khi giải phóng trên bề mặt trái đất là
E = 1010105/1(10 mũ 10 nhân 10 mũ 5) ; nghĩa là thể tích V để tạo ra 1m3 vật chất trong không gian ảo trên bề mặt trái đất là V=1010(nguyên tử).105(không gian ete tạo ra 1 nguyên tử). và nếu cân bằng với công thức của Enstein E=mC2 thì:
mC2=V/v => V=mvC2 (C2 là C mũ 2)
=> không gian để tạo ra 1m3 tương ứng trong không gian thực trên bề mặt trái đất với khối lượng 103kg(10 mũ 3) là:

V=103.1.1016=1019m3(10 mũ 3 nhân 1 nhân 10 mũ 16=10 mũ 19)(đơn vị ete trên 1m3), hay cần 10 tỷ tỷ m3 không gian thực để tạo ra được 1m3 nước
V(trai đất)=m.v.C2=(5,9736×1024)(1,0832073×1012)1016 =….không tính nổi
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top