rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
This Is Your Brain on Meditation
The science explaining why you should meditate every day
Published on May 22, 2013 by Rebecca Gladding, M.D. in Use Your Mind to Change Your Brain
Ngồi thiền ít nhất 15-30 phút mỗi ngày tạo nên 1 sự khác biệt lớn trong cách bạn tiếp cận cuộc sống, cách bạn diễn giải sự việc và cách bạn tương tác với người khác. Nó nâng cao lòng từ bi, cho phép bạn nhìn sự việc rõ ràng hơn (bao gồm bản thân bạn) và tạo ra 1 cảm giác bình tâm và thanh thản.
Sau đây là những thông tin bạn cần biết về thiền định làm thay đổi bộ não như thế nào.
Vỏ não trán trước bên: Phần não cho phép bạn nhìn sự việc từ 1 quan điểm lý trí, logic và cân bằng. Trong sách, chúng ta gọi nó là Trung tâm Đánh giá. Nó liên quan đến những phản ứng cảm xúc điều chỉnh (bắt nguồn từ trung tâm sợ hãi của những phần não khác), khống chế những thói quen/hành vi có tính tự động hóa và làm giảm xu hướng diễn giải sự việc của bộ não theo cách bất lợi cho cá nhân (bằng cách điều chỉnh Trung tâm Tôi của bộ não).
Vỏ não trước trán: Phần não liên tục nói đến bạn, quan điểm và những kinh nghiệm của bạn. Nhiều người gọi đây là “Trung tâm tôi” của não vì nó xử lí thông tin liên quan đến bạn, bao gồm khi bạn đang mơ mộng, suy nghĩ về tương lai, suy nghĩ về bản thân bạn, tham gia vào những tương tác xã hội, suy luận tâm trạng của người khác hoặc thấu cảm với người khác. Chúng ta gọi nó là trung tâm nói về bản thân (Self-Referencing Center).
Điều thú vị về vỏ não trước trán (mPFC) là nó có 2 bộ phận:
Vùng vỏ thùy giữa trán (vmPFC) – bao gồm việc xử lý thông tin liên quan đến bạn và những người mà bạn xem là giống bạn. Đây là phần não có thể khiến bạn diễn giải sự việc theo cách bất lợi cho bạn, đó là lí do chúng ta xem nó như là khía cạnh không có lợi của Trung tâm nói về bản thân. Trong thực tế, phần não này có nhiều chức năng quan trọng – nhưng khi chúng ta tập trung vào việc vượt qua lo lắng, trầm cảm và những thói quen bạn muốn thay đổi, thì chúng ta xem nó là không có ích vì nó làm tăng lo lắng/nghiền ngẫm và làm trầm trọng nỗi lo hoặc những suy nghĩ/cảm xúc/trạng thái trầm cảm.
Vỏ não trán trước lưng giữa (dmPFC) –bao gồm việc xử lý thông tin liên quan đến người bạn xem là không giống bạn. Phần não rất quan trọng này liên quan đến cảm giác thấu cảm (đặc biệt đối với người chúng ta xem là không giống chúng ta) và duy trì những mối quan hệ xã hội.
Thùy nhỏ ở não trước: Phần não giám sát, điều chỉnh những cảm giác cơ thể và liên quan đến trải nghiệm những cảm giác “nội tạng”. Cùng với những phần não khác, nó giúp “hướng dân” việc bạn sẽ phản ứng mạnh mẽ như thế nào trước những gì bạn cảm nhận trong cơ thể bạn (ví dụ, liệu cảm giác này là nguy hiểm hay tốt lành?). Nó cũng liên quan đến trải nghiệm thấu cảm.
Hạch hạnh nhân: hệ thống cảnh báo của não, được xem là “Trung tâm sợ hãi”. Nó là 1 phần não chịu trách nhiệm cho nhiều phản ứng và đáp ứng cảm xúc bạn đầu của chúng ta, bao gồm phản ứng “chiến đấu-hoặc-bỏ chạy”.
Bộ não không có Thiền định – Dính mắc vào Cái tôi
Nếu bạn nhìn bộ não của con người trước khi họ bắt đầu tập thiền, bạn sẽ thấy những mối kết nối thần kinh mạnh mẽ trong Trung tâm Tôi và giữa Trung tâm Tôi và những trung tâm sợ hãi/cảm giác cơ thể của não. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc có 1 cảm giác trong cơ thể bạn (ví dụ, 1 chứng đau nhói dây thần kinh, đau, ngứa, bất cứ cái gì), bạn có nhiều khả năng giả định là có 1 vấn đề (liên quan đến bạn hoặc sự an toàn của bạn). Điều này là chính xác vì Trung tâm Tôi đang xử lý phần lớn thông tin. Và sự quá dựa cậy vào Trung tâm Tôi giải thích làm thế nào mà chúng ta thường mắc kẹt vào những chu kì lặp đi lặp lại của ý nghĩ về cuộc sống của chúng ta, những sai lầm chúng ta đã mắc phải, người khác cảm nhận về chúng ta như thế nào, cơ thể của chúng ta (Ví dụ, “Tôi từng có cơn đau này trước đây, liệu điều này có nghĩa là 1 điều gì đó nghiêm trọng sắp xảy ra?) và v..v..
Tại sao Trung tâm Tôi cho phép xử lý thông tin theo cách này? Lý do điều này xảy ra, 1 phần là do mối kết nối của Trung tâm Đánh giá với Trung tâm Tôi tương đối yếu. Nếu Trung tâm Đánh giá làm việc với năng suất cao hơn, nó sẽ điều chỉnh hoạt động quá mức của vmPFC (phần não diễn giải mọi việc theo cách bất lợi cho bản thân) và tăng cường hoạt động của dmPFC (phần não bao gồm việc hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của người khác). Điều này sẽ dẫn chúng ta đến tiếp nhận tất cả thông tin liên quan, bỏ qua những thông tin không đúng (mà Trung tâm tôi có thể muốn tập trung vào duy nhất thông tin đó) và xem bất cứ điều gì đang xảy ra từ 1 quan điểm cân bằng hơn – về cơ bản làm giảm việc suy nghĩ quá mức, sự nghiền ngẫm và lo lắng mà Trung tâm Tôi nổi tiếng về điều đó. 1 cách hữu ích để nghĩ về Trung tâm Đánh giá là xem nó như 1 kiểu “phanh” cho những phần không có lợi của Trung tâm Tôi.
Bộ não có Thiền định – bây giờ tôi có thể nhìn thấy rõ ràng
Ngược lại, nếu bạn thiền thường xuyên, nhiều điều tích cực xuất hiện. Thứ nhất, mối kết nối chặt chẽ, mạnh mẽ giữa Trung tâm Tôi (cụ thể là vmPFC không có ích) và những trung tâm sợ hãi/cảm giác cơ thể bắt đầu mất hiệu quả. Khi mối kết nối này suy tàn, bạn sẽ không còn giả định là 1 cảm giác cơ thể hoặc cảm giác sợ hãi thoáng qua có nghĩa là có điều gì bất ổn với bạn hoặc bạn có vấn đề! Điều này phần nào giải thích tại sao nỗi lo giảm xuống khi bạn càng thiền định – đó là vì những con đường thần kinh liên kết những cảm giác khó chịu đó với Trung tâm Tôi suy giảm. Nói cách khác, khả năng phớt lờ những cảm giác lo lắng của bạn được tăng cường khi bạn bắt đầu phá vỡ mỗi liên kết giữa những phần vô ích của Trung tâm Tôi và những trung tâm sợ hãi/cảm giác cơ thể. Kết quả là, bạn càng có thể xem những cảm giác đó như chúng đang là và không phản ứng lại mạnh mẽ với chúng (cảm ơn vì Trung tâm Đánh giá của bạn được làm vững mạnh).
Thứ hai, 1 mối kết nối mạnh mẽ, khỏe mạnh hơn hình thành giữa Trung tâm Đánh giá và những trung tâm sợ hãi/cảm giác cơ thể. Điều này có nghĩa là khi bạn trải nghiệm 1 cảm giác cơ thể hoặc 1 điều gì đó có thể nguy hiểm hoặc khó chịu, bạn có khả năng nhìn nó từ 1 quan điểm hợp lý hơn (hơn là phản ứng lại 1 cách tự động hóa và giả định là nó có điều gì đó liên quan đến bạn). Ví dụ, khi bạn trải nghiệm về cơn đau, thay vì trở nên lo lắng và giả định là nó có nghĩa là có điều gì đó bất ổn với bạn, thì bạn có thể xem cơn đau nổi lên và suy giảm mà không bị mắc bẫy vào 1 câu chuyện về nó có thể có ý nghĩa gì.
Cuối cùng, mối kết nối giữa những phần có ích của Trung tâm tôi (Vỏ não trán trước lưng giữa) – phần não bao gồm việc xử lí thông tin liên quan đến những người mà chúng ta xem là không giống chúng ta – và trung tâm cảm giác cơ thể - bao gồm sự thấu cảm – trở nên mạnh mẽ hơn. Mối kết nối khỏe mạnh này nâng cao khả năng hiểu người khác đến từ đâu, đặc biệt đối với những người mà bạn không thể hiểu họ về trực giác vì bạn nghĩ hoặc nhìn sự việc khác họ. Mối kết nối được tăng cường này giải thích tại sao thiền định nâng cao khả năng thấu cảm- nó giúp chúng ta sử dụng phần não suy luận tâm trạng của người khác, những động cơ, khao khát, giấc mơ của họ...Kết quả cuối cùng là chúng ta có thể đặt bản thân mình trong hoàn cảnh của người khác (đặc biệt là những người không giống chúng ta), do đó nâng cao khả năng thấu cảm và từ bi với mọi người.
Luyện tập hằng ngày là quan trọng
Khoa học đã chứng minh thiền định làm vững mạnhTrung tâm đánh giá, làm suy yếu những phần không có lợi của Trung tâm Tôi (có thể làm bạn diễn giải sự việc theo hướng bất lợi cho bản thân), tăng cường những phần có ích của Trung tâm Tôi (bao gồm sự thấu cảm và hiểu người khác) và thay đổi những mối kết nối từ những trung tâm sợ hãi/cảm giác cơ thể để bạn trải nghiệm những cảm giác theo cách ít phản ứng hơn, cân bằng hơn. Theo nghĩa đen, bạn đang thay đổi bộ não của bạn trở nên tốt hơn khi bạn tập thiền.
Cuối cùng, điều này có nghĩa là bạn có thể nhìn bản thân và mọi người xung quanh bạn từ 1 quan điểm rõ ràng hơn, đồng thời sống trong hiện tại hơn, từ bi và thấu cảm với người khác bất kể hoàn cảnh. Cùng với thời gian và sự luyện tập, con người thực sự trở nên bình tâm hơn, có khả năng thấu cảm lớn hơn và có xu hướng đáp ứng theo 1 cách cân bằng hơn trước sự việc, con người trong cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, để duy trì những lợi ích của bạn thì phải phải tiếp tục thiền. Tại sao? Vì bộ não rất dễ dàng quay trở lại những cách cũ của nó nếu bạn không cảnh giác. Điều này có nghĩa là bạn phải tiếp tục tập thiền để đảm bảo những con đường thần kinh mới mà bạn đã rất vất vả để hình thành vẫn mạnh mẽ.
Nguồn: PsychologyToday