Kho đề thi học sinh giỏi môn Văn Các Trường THPT

ngan trang

New member
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: VĂN HỌC
Câu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.
Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)
Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, tring thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
(Trích trong" Mãi mãi tuổi 20")
Bình luận ý kiến trên.

st
 
Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn văn lớp 12 THPT năm 2003
Bảng A
Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
" Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục , Hà Nội, 1995, trang 111)'
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Bảng B
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:
" Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng(...)Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước quê hương và những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc." (Báo Văn nghệ, số 50 (2239), ra ngày 14/12/2002)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?
Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.
(Nguồn: diễn đàn Olympia) .
 
Đề thi HSG Văn thành phố Hà Nội năm học 2008-2009​

Vòng 1:

câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận về chủ đề: "Người chiến thắng".
câu 2: Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ"
Anh(chị) suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.


Vòng 2:
Câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".
Câu 2:"Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)
Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.
Chú thích: câu 1:8 điểm; câu 2: 12 điểm
.
 
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA tỉnh QUẢNG TRỊ
Năm học 2008 - 2009​
VÒNG 1
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ sau:

LỜI MẸ DẶN

Quot
e:
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
-"Con ơi! Trước khi nhắm mắt
Cha con dạy con suốt đời
Phải làm một người chân thật"

-"Mẹ ơi, chân thật là gì?"
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
"Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
-"Bé ơi, bé yêu ai nhất?"
Nhớ lời mẹ, tôi trả lời:
-"Bé yêu những người chân thật"

Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! Những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giất trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Những lời mẹ dặn thởu lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son đỏ chói
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng không khó bằng nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật

"Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời.
Đường mật công danh
Không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá!

( In trong tập "100 bài thơ hay thế kỉ XX)

VÒNG 2
Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về khuynh hướng sử thi trong văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 đến 1975?
Câu 2: Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng."
Bình luận ý kiến trên.
.
user_offline.gif
 
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: VĂN HỌC
TG: 180 phút​
CÂU 1:
Bình giảng đoạn thơ sau:
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong."
CÂU 2: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hãy viết một bài nghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời.
CÂU 3: Phân tích vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
 
Đề thi học sinh giỏi 11 & 12(2008-2009)
****Sở giáo dục đào tạo Quảng Bình****
Môn thi: Ngữ Văn.​
*Vòng1:
Câu 1: (2 điểm)

Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta-mình trong Việt Bắc.

Câu 2: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ sau:

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
( tiếng hát còn tàu - Chế Lan Viên )

Câu 3: (6 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
(mấy ý nghĩ về thơ-Ngữ văn 12 nâng cao tập 1, trang 52 , NXB GD 2008)

Dựa vào một số bài thơ đã học, anh chị hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.


*Vòng 2:
Câu 1: (4 điểm) Từ ý thơ của Tố Hữu:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn bàn về lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)

Tương đồng và khác biệt trong đoạn trích Đất nước (Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
.
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN TỈNH LỚP 12
Khoá ngày 18 tháng 12 năm 2007
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)​


Câu 1 (8 điểm)
Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau, người đọc đã có những cách gọi (cũng chính là những nhận xét) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như: người đàn bà vô sỉ, người đàn bà tự trọng, người đàn bà liều lĩnh, người đàn bà mực thước.
Theo anh (chị), nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là ai trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy viết về điều đó.

Câu 2 (12 điểm)
Khi bàn về các tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Ajmatov đã nêu một ý tưởng như sau:
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.”
Anh (Chị) hiểu như thế nào về ý tưởng đó.
Hãy chọn phân tích một tác phẩm truyện ngắn của văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 để làm sáng tỏ ý tưởng trên.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top