Khí tượng thủy văn hàng hải

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HÀNG HẢI

Tải TẠI ĐÂY

Nguồn, đh hàng hải




Cuốn Giao trình khí tượng thuỷ văn hàng hải xem xét đến các quá trình vật lý và các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và Đại dương thế giới.

BÀI MỞ ĐẦU
Phần thứ nhất - KHÍ TƯỢNG HỌC
Chương I. Khí quyển trái đất
Chương II. Hiện tượng nhiệt trong khí quyển
Chương III. Nước trong khí quyển
Chương IV. Giáng thuỷ
Chương V. Áp suất không khí
Chương VI. Gió và các dòng không khí trong khí quyển.
Chương VII. Tầm nhìn xa khí tượng
Chương VIII. Các bộ phận khí quyển điển hình và thời tiết ở trong đó
Chương IX. Dự báo thời tiết và dịch vụ khí tượng
Chương X. Đại dương thế giới Và các đặc điểm cơ bản của nó
Chương XI. Đáy đại dương trên thế giới
Chương XII. Tính chất lý - hoá của nước biển
Chương XIII. Nhiệt độ nước biển và đại dương
Chương XIV. Sóng biển
Chương XV. Dao động mực nước đại dương thế giới hiện tượng thuỷ triều
Chương XVI. Hải lưu

Phần thứ 3 - Các phụ lục
 
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ.
 
Giáng thủy là tên gọi chung các hiện tượng nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng lỏng (mưa) và dạng rắn (mưa tuyết, mưa đá, tuyết), nhằm phân biệt với các hiện tượng nước tách ra từ không khí (sương, sương móc,sương băng). Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa.

  • Các hạt mưa hình thành như thế nào?
Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được. Nước vẫn tiếp tụcbốc hơi và ngưng tụ hơi nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể nhìn thấy những phần đang biến mất (đang bốc hơi) trong khi những phần khác đang phát triển (ngưng tụ). Phần lớn lượng nước được ngưng tụ trong các đám mây không rơi xuống thành giáng thuỷ. Vì để giáng thuỷ xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ phải được ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn hơn và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ một hạt mưa nhỏ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top