Đến một lúc nào đấy, bé con của bạn, dù chưa đến tuổi đi học, bắt đầu nói dối. Có khi bé nói dối một cách hồn nhiên, cũng có khi để che giấu lỗi lầm. Vậy các bậc cha mẹ phải làm gì khi trẻ bắt đầu nói sai sự thật?
Theo các nhà tâm lý, trẻ con sống trong thế giới thần tiên nhỏ bé của chúng. Đó là thế giới của những sự tưởng tượng do chúng nghĩ ra. Khi lớn hơn, trí tưởng tượng của trẻ lớn theo và mức độ hiểu biết của trẻ tăng lên. Trẻ thường nghĩ ra các câu chuyện để giải trí cho mình. Điều này bắt đầu bằng những mẩu chuyện tưởng tượng dễ thương và có thể nhanh chóng bước vào cuộc đời thật. Trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ và bạn cùng độ tuổi.
Nói dối là một cách trẻ khẳng định sự độc lập của mình cũng như khả năng tự mình làm các việc. Được hỗ trợ bởi trí tưởng tượng, trẻ nói dối khi gặp phải những tình huống khó khăn.
Là bậc cha mẹ, điều quan trọng là bạn phải nêu tấm gương tốt. Hãy tận dụng cơ hội để cho trẻ thấy việc nói dối làm tổn thương đến người khác như thế nào.
Nói dối có thể có nhiều loại, có những lời nói dối ác ý và gây ảnh hưởng đến người khác, có những lời nói dối chỉ là xa sự thật một chút. Bởi vậy bậc cha mẹ phải hiểu được bản chất của lời nói dối và giúp con mình hiểu hậu quả gián tiếp mà lời nói dối mang lại.
Các nhà tâm lý khuyên rằng các bậc cha mẹ đừng la mắng con khi chúng nói dối. Thay vì đó, bạn hãy giúp con nhận ra rằng bạn rất thất vọng với hành vi của con bởi vì lẽ ra con có thể kể với bạn và xin bạn giúp đỡ. Hãy luôn luôn xử sự trước lời nói dối của trẻ theo cách đó. Như vậy bé con của bạn hiểu rằng sự trung thực là một điều tốt.
Khi bắt quả tang con nối dối, các bậc cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối và hoàn cảnh khiến trẻ phải nói dối. Hãy giải thích với con rằng bạn muốn con nói đúng sự việc và bạn sẵn sàng giúp con. Đồng thời chính bạn cũng phải thẳng thắn và chân thành với con để nêu gương cho con.
Thật ra không phải lúc nào trẻ cũng hiểu được rằng tại sao chúng nói dối. Có khi trẻ cứ để trí tưởng tượng của mình bay bổng và không hiểu được hậu quả. Lúc này nhiệm vụ của cha mẹ là hướng dẫn trẻ và giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự tưởng tượng và thực tế.
Hãy khen ngợi con khi chúng nói ra sự thật hoặc nhận lỗi của mình. Thông thường nỗi sợ hãi khiến trẻ nói dối. Bậc cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua điều này bằng cách khẳng định với trẻ rằng bạn yêu chúng và sẽ giúp chúng giải quyết vấn đề nếu chúng nói ra sự thật.
THƯƠNG VŨ (Theo Ayushveda) - TTO
Theo các nhà tâm lý, trẻ con sống trong thế giới thần tiên nhỏ bé của chúng. Đó là thế giới của những sự tưởng tượng do chúng nghĩ ra. Khi lớn hơn, trí tưởng tượng của trẻ lớn theo và mức độ hiểu biết của trẻ tăng lên. Trẻ thường nghĩ ra các câu chuyện để giải trí cho mình. Điều này bắt đầu bằng những mẩu chuyện tưởng tượng dễ thương và có thể nhanh chóng bước vào cuộc đời thật. Trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ và bạn cùng độ tuổi.
Nói dối là một cách trẻ khẳng định sự độc lập của mình cũng như khả năng tự mình làm các việc. Được hỗ trợ bởi trí tưởng tượng, trẻ nói dối khi gặp phải những tình huống khó khăn.
Là bậc cha mẹ, điều quan trọng là bạn phải nêu tấm gương tốt. Hãy tận dụng cơ hội để cho trẻ thấy việc nói dối làm tổn thương đến người khác như thế nào.
Nói dối có thể có nhiều loại, có những lời nói dối ác ý và gây ảnh hưởng đến người khác, có những lời nói dối chỉ là xa sự thật một chút. Bởi vậy bậc cha mẹ phải hiểu được bản chất của lời nói dối và giúp con mình hiểu hậu quả gián tiếp mà lời nói dối mang lại.
Các nhà tâm lý khuyên rằng các bậc cha mẹ đừng la mắng con khi chúng nói dối. Thay vì đó, bạn hãy giúp con nhận ra rằng bạn rất thất vọng với hành vi của con bởi vì lẽ ra con có thể kể với bạn và xin bạn giúp đỡ. Hãy luôn luôn xử sự trước lời nói dối của trẻ theo cách đó. Như vậy bé con của bạn hiểu rằng sự trung thực là một điều tốt.
Khi bắt quả tang con nối dối, các bậc cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối và hoàn cảnh khiến trẻ phải nói dối. Hãy giải thích với con rằng bạn muốn con nói đúng sự việc và bạn sẵn sàng giúp con. Đồng thời chính bạn cũng phải thẳng thắn và chân thành với con để nêu gương cho con.
Thật ra không phải lúc nào trẻ cũng hiểu được rằng tại sao chúng nói dối. Có khi trẻ cứ để trí tưởng tượng của mình bay bổng và không hiểu được hậu quả. Lúc này nhiệm vụ của cha mẹ là hướng dẫn trẻ và giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự tưởng tượng và thực tế.
Hãy khen ngợi con khi chúng nói ra sự thật hoặc nhận lỗi của mình. Thông thường nỗi sợ hãi khiến trẻ nói dối. Bậc cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua điều này bằng cách khẳng định với trẻ rằng bạn yêu chúng và sẽ giúp chúng giải quyết vấn đề nếu chúng nói ra sự thật.
THƯƠNG VŨ (Theo Ayushveda) - TTO