T
Tuyền Nguyễn
Guest
Loài người luôn bị ám ảnh bởi nhu cầu hạnh phúc. Nhưng đôi khi cảm giác buồn khổ lại làm chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Tháng 4.1819, ngay khoảng thời gian bắt đầu phải chịu những triệu chứng của bệnh lao - căn bệnh cũng đã từng giết chết mẹ và chú Tôm yêu kính, nhà thơ John Keats ngồi xuống bàn và viết một bức thư cho anh trai George với câu hỏi day dứt: "Anh không thấy cách một cõi đau đớn buồn khổ trở thành trường học dạy ta thông thái và làm cho sự thông thái ấy có linh hồn sao?”
Dẫu sao thì tôi cũng thấy vấn đề này không được hầu khắp nhân loại đồng ý, chí ít ra thì cũng ở nước Mỹ, cái xứ sở đặc trưng bởi niềm mong ước tập thể muốn có được một cuộc sống sung sướng hoàn toàn. ý tưởng của Keats có thể suy diễn thế này: Một người chỉ có thể trở nên nhân văn đầy đủ, chứ không chỉ trí tuệ suông, nếu anh ta hay chị ta từng đã phải chịu những nỗi đau buồn. Lưu ý này dường như khá lạ kỳ, thậm chí hơi lẩm cẩm, có thể phải chịu những lời lên án chát chúa, nếu dân Mỹ biết được. Bởi theo Trung tâm Nghiên cứu PEW, 85% cử tri Mỹ sẵn sàng khẳng định mình đang rất hạnh phúc, hay chí ít thì cũng... hạnh phúc.
Thực ra, trong ánh sáng của mốt tâm lý tích cực hiện nay - một nhãn hiệu của phép trị liệu được thiết kế không hoàn toàn để khắc phục những vết thương tinh thần và tăng niềm hạnh phúc - và cũng trong khuynh hướng bấu víu vào các loại thuốc an thần nhằm giảm căng thẳng, lo nghĩ, hay bất an, loài người giống như đang muốn thách thức ý tưởng của Keats. Một số người thậm chí còn coi ông là kẻ gàn dở nguy hiểm, dám lăng mạ giấc mơ Mỹ hiện đại.
Nhưng liệu thói nghiện hưởng thụ kiểu Mỹ có đem đến được ý nghĩa nào, đặc biệt trong bối cảnh nghèo đói, khủng hoảng môi sinh, và bóng ma chiến tranh đang hàng ngày săn đuổi thế giới, cướp đi mạng sống của hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn hay nhiều hơn, mạng sống của con người? Liệu cuộc chạy đua đến tiện nghi an lạc, trên thực tế, có xa lạ với một ảo ảnh tinh thần?
Và liệu loài người có đang chỉ trốn chạy khỏi điều mà hầu như đã là một phần tất yếu của con tim chúng ta, cái phần có thể hòa giải nhân loại với những yếu tố chưa thật như ý, để thắp lên niềm cảm hứng mới, sáng tạo nên những cách thức mới hòa nhập với thế giới muôn màu? Bị tước đi cái thành phần nội tại của chính chúng ta, loài người rất dễ bị quay trở lại thời kỳ dã man: Chúng ta khao khát tiện nghi bằng mọi giá, chúng ta chỉ cốt được ngủ ngon, và chúng ta buôn bán tranh đoạt chỉ để giành lấy những thành quả tầm thường.
Khi Keats phải vịn vào năng lượng của nỗi đau, ông biết rõ chính là ông đang nói về điều gì. Dù khi đưa ra câu hỏi này, ông vẫn còn trẻ - mới chỉ 24 tuổi - ông đã thực sự phải trải qua một quãng đời đau buồn. Cha ông chết sau một cú ngã ngựa lúc nhà thơ tương lai mới lên 9. Vài năm sau, ông đã lại phải cần mẫn chăm sóc mẹ mắc bệnh lao, để cuối cùng bà chẳng qua khỏi, mất năm 1810, khi ông mới 15 tuổi. Ngay sau đó, ông phải rời bỏ ngôi trường yêu dấu để đi học nghề bào chế thuốc, rồi phải chịu đựng một khóa thực tập cấp cứu khủng khiếp trong một bệnh viện London (trước khi bị mắc chứng tê liệt, mất cảm giác).
Côi cút và thê lương, Keats đã sống trong dằng dặc suy ngẫm. Nhưng sau rất nhiều nghĩ suy, ông nhận ra rằng, nỗi buồn không phải là trạng thái con người phải né tránh bằng mọi giá. Nỗi buồn cũng không chứng tỏ sự yếu đuối của ý chí, hay bệnh dịch phải cứu chữa. Ngược lại, Keats phát hiện ra rằng, tình trạng ảm đạm dằng dai, trong thực tế, lại là nguồn năng lượng kỳ lạ cho những ý tưởng lớn nhất, và cho những sáng tạo có sức sống lâu bền nhất của ông.
Điều làm chúng ta u sầu, Keats kết luận, chính lại là tên lính gác mẫn tiệp giúp chúng ta cảnh giác với mọi điều đang diễn ra xung quanh- từ cái chết của những đứa trẻ đưa đến tuổi thành niên, đến tiếng chim sơn ca không dứt, rồi cây hoa mẫu đơn rũ mình trong nắng trưa... Nhưng chính xác nhất là khi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của cái chết đang treo lơ lửng, chúng ta dần dần thấu suốt vẻ đẹp của thế giới quanh mình.
Keats, tất nhiên, không phải là nghệ sĩ lớn duy nhất phiên dịch được nỗi u sầu thành nguồn chan chứa sức sống. Sự tiến triển từ nỗi buồn thành niềm vui vẫn luôn diễn ra, mặc dù nó vẫn luôn bị coi thường trong các dòng chảy của nghệ thuật Phương Tây hiện đại.
Hãy xét trường hợp nhà soạn nhạc thế kỷ XVIII George Frideric Handel. Năm 1741, khi đang tuổi 50, Handel nhận thấy mình là một con người thất bại. Từng là một người có thế lực trong giới âm nhạc, ông đã phải chịu vài vở opera đổ vỡ, rồi sức khỏe ngày càng tồi tệ. Rồi ông dần lâm vào tình trạng nghèo túng, bệnh tật, thiểu não. Sống trong một ngôi nhà sắp đổ tại một khu nghèo London, ông ngày nào cũng chỉ mong được người ta tống giam vào ngục, nhốt cùng những người vỡ nợ hay mắc trọng tội.
Nhưng rồi, chẳng ở đâu xa, như thể được sự trợ giúp của thánh thần, Handel nhận được lời mời viết một bản hòa tấu về cuộc đời của Chúa Jesus, để trình tấu trong một hội chợ từ thiện. Ngày 22-8-1741, trong căn phòng bẩn thỉu của mình ở phố Brook, Handel đã nhìn thấy tiềm năng trước đó chưa ai nhìn ra. Ngay lập tức, ông cảm thấy như máu mình đang bùng nổ cơn sáng tạo trong huyết quản. Chỉ trong vòng 24 ngày, ông làm việc quên ăn quên ngủ, chỉ chúi đầu vào sáng tác. Kết thúc cuộc vật lộn này, ông đã hoàn thành được bản nhạc Messiah, tác phẩm lớn nhất của đời mình. Sau này, ông thừa nhận đó là món quà của nỗi u sầu.
Chúng ta cũng có thể dẫn ra trường hợp của Georgia O'Keeffe, nữ họa sĩ Mỹ danh tiếng thế kỷ XX. Vào những năm cuối thập kỷ 1920 đầu 1930, bà rời Bờ Đông đến vùng Taos, bang New Mexico. Bà cảm thấy yêu mến vô cùng khung cảnh tĩnh mịch nơi này, một vùng tách biệt với thế giới bụi bặm. Tuy nhiên, dù thế, bà vẫn bị những nỗi ám ảnh trần tục đe dọa. Năm 1932, cuộc chiến đấu dai dẳng của bà với nỗi u sầu đã đến độ nguy hiểm. Bà bị đưa vào bệnh viện điều trị chứng rối loạn thần kinh chức năng.
Nhưng thay vì bị nỗi buồn đè bẹp, O'Keeffe đã vùng dậy với một sức mạnh sáng tạo mãnh liệt. Sau khi được xuất viện, bà trở về vùng Tây Nam. Năm 1935, bà vẽ được những kiệt tác phong cảnh tuyệt mỹ nhất, ví dụ những bức như Dãy đồi tía gần Abiquiu, Đỉnh Ram, và Đồi Thạch quỳ trắng. Chúng thực sự diễn tả được cả hai phía của cuộc sống: những góc khuất tăm tối bên vẻ chói lọi của sa mạc - những bóng mờ và dải mây dông bão. Trong nỗi ám ảnh này, sự bay lượn đi kèm bên vẻ quờ quạng, những khối đá hình đầu lâu hung dữ... tất cả như đang nhìn chòng chọc vào mắt người xem, tất cả như thể lặng lẽ và thần thánh chết chóc.
Joni Mitchell từng thú nhận trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, bà thường xuyên phải sống chung với nỗi u buồn. Nhưng bà không bẽn lẽn quay đi, không lảng tránh bóng đêm, mà thay vào đó, bà nhìn thấy nỗi buồn của mình như thể cát đang dần kết ngọc, hay thiên thạch cháy bùng chói sáng. Dâng tặng cuộc đời thành quả đấu tranh với nỗi buồn, Mitchell đã hiểu rõ tình trạng đáng sợ khi con người thiếu vắng nỗi buồn. "Hãy săn tìm lũ quỷ", bà bảo, "bởi chính chúng đang cặp kè với những thiên thần thánh thiện của chúng ta".
Nỗi u sầu, khác xa với sự sai hỏng hay khiếm khuyết gì đó của cuộc đời, chính là một lời mời kỳ diệu nhất để con người lớn lên thành sáng suốt và nhạy cảm. Chúng ta cần có nỗi buồn, để chế ngự nó và ngày càng tráng kiện, biết nhân ái, sáng tạo và linh cảm, biết nhấm nháp những giai điệu ngọt ngào cũng như cay đắng của sự lớn dậy hay lụi tàn, cái chết và sự sống.
Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa chúng ta đơn thuần chỉ biết chìm đắm trong sầu muộn, hay vô tâm lạnh lùng vãi reo tủi hờn lên kẻ khác. Tôi không định lãng mạn hóa những chấn động tinh thần mà đôi khi nặng quá đến mức khiến con người có thể phát điên hay tự tử.
Ngược lại, nghĩ theo John Keats và những người như ông, tôi muốn bình ổn hóa một xúc cảm nền tảng vốn hay bị người Mỹ xa lánh. Tôi muốn đem lại đôi chút hy vọng cho những con người đôi lúc cảm thấy xấu hổ vì tình trạng u sầu của mình. Tôi muốn nói rằng, chẳng có gì phải quá ủ dột, nếu chúng ta không bị nỗi buồn đánh chìm, mà chẳng qua chúng ta đang tìm kiếm trong đại dương ưu tư những hạt ngọc nội tâm phát sáng. Trong thực tế, chỉ những kẻ vô cảm mới không biết màn đêm đang giấu trong nó những sự thật bất tử của cuộc đời.
ĐÀM NGỌC XUYẾN
lược dịch từ Latimes.com
---
* Tác giả Eric G. Wilson là giáo sư Anh ngữ tại Đại học Wake Forest, và là tác giả cuốn sách Chống lại thỏa mãn: Để ngợi ca Nỗi buồn gây sốt ở Mỹ.
Tháng 4.1819, ngay khoảng thời gian bắt đầu phải chịu những triệu chứng của bệnh lao - căn bệnh cũng đã từng giết chết mẹ và chú Tôm yêu kính, nhà thơ John Keats ngồi xuống bàn và viết một bức thư cho anh trai George với câu hỏi day dứt: "Anh không thấy cách một cõi đau đớn buồn khổ trở thành trường học dạy ta thông thái và làm cho sự thông thái ấy có linh hồn sao?”
Dẫu sao thì tôi cũng thấy vấn đề này không được hầu khắp nhân loại đồng ý, chí ít ra thì cũng ở nước Mỹ, cái xứ sở đặc trưng bởi niềm mong ước tập thể muốn có được một cuộc sống sung sướng hoàn toàn. ý tưởng của Keats có thể suy diễn thế này: Một người chỉ có thể trở nên nhân văn đầy đủ, chứ không chỉ trí tuệ suông, nếu anh ta hay chị ta từng đã phải chịu những nỗi đau buồn. Lưu ý này dường như khá lạ kỳ, thậm chí hơi lẩm cẩm, có thể phải chịu những lời lên án chát chúa, nếu dân Mỹ biết được. Bởi theo Trung tâm Nghiên cứu PEW, 85% cử tri Mỹ sẵn sàng khẳng định mình đang rất hạnh phúc, hay chí ít thì cũng... hạnh phúc.
Thực ra, trong ánh sáng của mốt tâm lý tích cực hiện nay - một nhãn hiệu của phép trị liệu được thiết kế không hoàn toàn để khắc phục những vết thương tinh thần và tăng niềm hạnh phúc - và cũng trong khuynh hướng bấu víu vào các loại thuốc an thần nhằm giảm căng thẳng, lo nghĩ, hay bất an, loài người giống như đang muốn thách thức ý tưởng của Keats. Một số người thậm chí còn coi ông là kẻ gàn dở nguy hiểm, dám lăng mạ giấc mơ Mỹ hiện đại.
Nhưng liệu thói nghiện hưởng thụ kiểu Mỹ có đem đến được ý nghĩa nào, đặc biệt trong bối cảnh nghèo đói, khủng hoảng môi sinh, và bóng ma chiến tranh đang hàng ngày săn đuổi thế giới, cướp đi mạng sống của hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn hay nhiều hơn, mạng sống của con người? Liệu cuộc chạy đua đến tiện nghi an lạc, trên thực tế, có xa lạ với một ảo ảnh tinh thần?
Và liệu loài người có đang chỉ trốn chạy khỏi điều mà hầu như đã là một phần tất yếu của con tim chúng ta, cái phần có thể hòa giải nhân loại với những yếu tố chưa thật như ý, để thắp lên niềm cảm hứng mới, sáng tạo nên những cách thức mới hòa nhập với thế giới muôn màu? Bị tước đi cái thành phần nội tại của chính chúng ta, loài người rất dễ bị quay trở lại thời kỳ dã man: Chúng ta khao khát tiện nghi bằng mọi giá, chúng ta chỉ cốt được ngủ ngon, và chúng ta buôn bán tranh đoạt chỉ để giành lấy những thành quả tầm thường.
Khi Keats phải vịn vào năng lượng của nỗi đau, ông biết rõ chính là ông đang nói về điều gì. Dù khi đưa ra câu hỏi này, ông vẫn còn trẻ - mới chỉ 24 tuổi - ông đã thực sự phải trải qua một quãng đời đau buồn. Cha ông chết sau một cú ngã ngựa lúc nhà thơ tương lai mới lên 9. Vài năm sau, ông đã lại phải cần mẫn chăm sóc mẹ mắc bệnh lao, để cuối cùng bà chẳng qua khỏi, mất năm 1810, khi ông mới 15 tuổi. Ngay sau đó, ông phải rời bỏ ngôi trường yêu dấu để đi học nghề bào chế thuốc, rồi phải chịu đựng một khóa thực tập cấp cứu khủng khiếp trong một bệnh viện London (trước khi bị mắc chứng tê liệt, mất cảm giác).
Côi cút và thê lương, Keats đã sống trong dằng dặc suy ngẫm. Nhưng sau rất nhiều nghĩ suy, ông nhận ra rằng, nỗi buồn không phải là trạng thái con người phải né tránh bằng mọi giá. Nỗi buồn cũng không chứng tỏ sự yếu đuối của ý chí, hay bệnh dịch phải cứu chữa. Ngược lại, Keats phát hiện ra rằng, tình trạng ảm đạm dằng dai, trong thực tế, lại là nguồn năng lượng kỳ lạ cho những ý tưởng lớn nhất, và cho những sáng tạo có sức sống lâu bền nhất của ông.
Điều làm chúng ta u sầu, Keats kết luận, chính lại là tên lính gác mẫn tiệp giúp chúng ta cảnh giác với mọi điều đang diễn ra xung quanh- từ cái chết của những đứa trẻ đưa đến tuổi thành niên, đến tiếng chim sơn ca không dứt, rồi cây hoa mẫu đơn rũ mình trong nắng trưa... Nhưng chính xác nhất là khi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của cái chết đang treo lơ lửng, chúng ta dần dần thấu suốt vẻ đẹp của thế giới quanh mình.
Keats, tất nhiên, không phải là nghệ sĩ lớn duy nhất phiên dịch được nỗi u sầu thành nguồn chan chứa sức sống. Sự tiến triển từ nỗi buồn thành niềm vui vẫn luôn diễn ra, mặc dù nó vẫn luôn bị coi thường trong các dòng chảy của nghệ thuật Phương Tây hiện đại.
Hãy xét trường hợp nhà soạn nhạc thế kỷ XVIII George Frideric Handel. Năm 1741, khi đang tuổi 50, Handel nhận thấy mình là một con người thất bại. Từng là một người có thế lực trong giới âm nhạc, ông đã phải chịu vài vở opera đổ vỡ, rồi sức khỏe ngày càng tồi tệ. Rồi ông dần lâm vào tình trạng nghèo túng, bệnh tật, thiểu não. Sống trong một ngôi nhà sắp đổ tại một khu nghèo London, ông ngày nào cũng chỉ mong được người ta tống giam vào ngục, nhốt cùng những người vỡ nợ hay mắc trọng tội.
Nhưng rồi, chẳng ở đâu xa, như thể được sự trợ giúp của thánh thần, Handel nhận được lời mời viết một bản hòa tấu về cuộc đời của Chúa Jesus, để trình tấu trong một hội chợ từ thiện. Ngày 22-8-1741, trong căn phòng bẩn thỉu của mình ở phố Brook, Handel đã nhìn thấy tiềm năng trước đó chưa ai nhìn ra. Ngay lập tức, ông cảm thấy như máu mình đang bùng nổ cơn sáng tạo trong huyết quản. Chỉ trong vòng 24 ngày, ông làm việc quên ăn quên ngủ, chỉ chúi đầu vào sáng tác. Kết thúc cuộc vật lộn này, ông đã hoàn thành được bản nhạc Messiah, tác phẩm lớn nhất của đời mình. Sau này, ông thừa nhận đó là món quà của nỗi u sầu.
Chúng ta cũng có thể dẫn ra trường hợp của Georgia O'Keeffe, nữ họa sĩ Mỹ danh tiếng thế kỷ XX. Vào những năm cuối thập kỷ 1920 đầu 1930, bà rời Bờ Đông đến vùng Taos, bang New Mexico. Bà cảm thấy yêu mến vô cùng khung cảnh tĩnh mịch nơi này, một vùng tách biệt với thế giới bụi bặm. Tuy nhiên, dù thế, bà vẫn bị những nỗi ám ảnh trần tục đe dọa. Năm 1932, cuộc chiến đấu dai dẳng của bà với nỗi u sầu đã đến độ nguy hiểm. Bà bị đưa vào bệnh viện điều trị chứng rối loạn thần kinh chức năng.
Nhưng thay vì bị nỗi buồn đè bẹp, O'Keeffe đã vùng dậy với một sức mạnh sáng tạo mãnh liệt. Sau khi được xuất viện, bà trở về vùng Tây Nam. Năm 1935, bà vẽ được những kiệt tác phong cảnh tuyệt mỹ nhất, ví dụ những bức như Dãy đồi tía gần Abiquiu, Đỉnh Ram, và Đồi Thạch quỳ trắng. Chúng thực sự diễn tả được cả hai phía của cuộc sống: những góc khuất tăm tối bên vẻ chói lọi của sa mạc - những bóng mờ và dải mây dông bão. Trong nỗi ám ảnh này, sự bay lượn đi kèm bên vẻ quờ quạng, những khối đá hình đầu lâu hung dữ... tất cả như đang nhìn chòng chọc vào mắt người xem, tất cả như thể lặng lẽ và thần thánh chết chóc.
Joni Mitchell từng thú nhận trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, bà thường xuyên phải sống chung với nỗi u buồn. Nhưng bà không bẽn lẽn quay đi, không lảng tránh bóng đêm, mà thay vào đó, bà nhìn thấy nỗi buồn của mình như thể cát đang dần kết ngọc, hay thiên thạch cháy bùng chói sáng. Dâng tặng cuộc đời thành quả đấu tranh với nỗi buồn, Mitchell đã hiểu rõ tình trạng đáng sợ khi con người thiếu vắng nỗi buồn. "Hãy săn tìm lũ quỷ", bà bảo, "bởi chính chúng đang cặp kè với những thiên thần thánh thiện của chúng ta".
Nỗi u sầu, khác xa với sự sai hỏng hay khiếm khuyết gì đó của cuộc đời, chính là một lời mời kỳ diệu nhất để con người lớn lên thành sáng suốt và nhạy cảm. Chúng ta cần có nỗi buồn, để chế ngự nó và ngày càng tráng kiện, biết nhân ái, sáng tạo và linh cảm, biết nhấm nháp những giai điệu ngọt ngào cũng như cay đắng của sự lớn dậy hay lụi tàn, cái chết và sự sống.
Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa chúng ta đơn thuần chỉ biết chìm đắm trong sầu muộn, hay vô tâm lạnh lùng vãi reo tủi hờn lên kẻ khác. Tôi không định lãng mạn hóa những chấn động tinh thần mà đôi khi nặng quá đến mức khiến con người có thể phát điên hay tự tử.
Ngược lại, nghĩ theo John Keats và những người như ông, tôi muốn bình ổn hóa một xúc cảm nền tảng vốn hay bị người Mỹ xa lánh. Tôi muốn đem lại đôi chút hy vọng cho những con người đôi lúc cảm thấy xấu hổ vì tình trạng u sầu của mình. Tôi muốn nói rằng, chẳng có gì phải quá ủ dột, nếu chúng ta không bị nỗi buồn đánh chìm, mà chẳng qua chúng ta đang tìm kiếm trong đại dương ưu tư những hạt ngọc nội tâm phát sáng. Trong thực tế, chỉ những kẻ vô cảm mới không biết màn đêm đang giấu trong nó những sự thật bất tử của cuộc đời.
ĐÀM NGỌC XUYẾN
lược dịch từ Latimes.com
---
* Tác giả Eric G. Wilson là giáo sư Anh ngữ tại Đại học Wake Forest, và là tác giả cuốn sách Chống lại thỏa mãn: Để ngợi ca Nỗi buồn gây sốt ở Mỹ.