rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Smiling with Envy: Delighting in the Downfall of Others
Jealousy drives schadenfreude.
Published on March 29, 2012 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Từ tiếng Đức 'schadenfreude' ám chỉ về sự vui sướng trước những bất hạnh của người khác, khi những bất hạnh của họ không có lợi ích trực tiếp đối với bạn. Điều này xảy ra khá thường xuyên trong xã hội chúng ta. Chúng ta có thể (bí mật) cười khi ai đó từng hãm hại chúng ta gặp điều xấu; chúng ta thậm chí có thể cười điên dại khi 1 người bạn của chúng ta bị vấp chân.
1 vấn đề trong việc nghiên cứu về 'schadenfreude' là mọi người không sẵn sàng thừa nhận nó; có 1 động cơ mạnh mẽ muốn che giấu nó, nếu mọi người thậm chí nhận ra nó rất nhiều lần (không phải tất cả những sự ảnh hưởng lên tâm trí chúng ta đều được ý thức). 'Thật tuyệt khi nhìn thấy anh ta bị tổn thương' không phải là điều gì đó chúng ta sẽ đi đến trung tâm thành phố và hét vào 1 cái micro, trừ khi đó là Osama bin Laden hoặc 1 người nào đó.
Có lẽ nhận ra được điều này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kiểm tra xem khi nào mọi người vui sướng trước những bất hạnh của người khác bằng cách sử dụng kỹ thuật fMRI. Về cơ bản, fMRIs hoạt động bằng cách đánh giá lưu lượng máu đến những khu vực nhất định của não. Khi 1 vùng não cho thấy sự gia tăng lưu lượng máu để đáp lại trước 1 hình ảnh hoặc 1 hành động, chúng ta có thể chắc chắn rằng khu vực não đó phục vụ 1 mục đích liên quan đến hình ảnh hoặc hành vi đó. Ví dụ, có những khu vực nào đó của não hoạt động khi trải nghiệm sự đau đớn.
Nghiên cứu gần đây sử dụng kỹ thuật fMRI đo những phản ứng thần kinh trước những người khác nhau hoặc là có điều gì tốt đẹp xảy đến với họ, như thưởng thức 1 cái bánh; điều gì xấu xảy đến với họ, như bị 1 cái xe đi qua làm văng nước vào người; hoặc điều gì trung tính xảy đến với họ, như ngáp. Những người trong các tấm hình là những người mà nghiên cứu phát hiện thấy sẽ gây ra hoặc là sự ghê tởm (như người vô gia cư), sự thương hại (như người già) hoặc sự ghen tỵ (như doanh nhân thành đạt).
Những người tham gia trải nghiệm nỗi đau ít nhất, dựa vào những dữ liệu của fMRI, khi thấy ai đó mà họ ghen tỵ bị hãm hại, trong tương quan với ai đó làm họ ghê tởm hoặc thương hại. Họ cũng trải nghiệm nỗi đau lớn nhất khi ai đó họ ghen tỵ gặp điều tốt đẹp.
Những dữ liệu fMRI đó tương quan với sự sẵn sàng làm hại người khác của mọi người trong các tình huống giả định. Những vùng não cho thấy sự vui sướng trước những bất hạnh của người bị ghen tỵ có liên quan đến khả năng định làm hại lớn hơn của người ghen tỵ.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy trong nghiên cứu hiện chưa công bố rằng tỷ lệ cười của mọi người tăng lên khi chuyện xấu xảy đến với người bị ghen tỵ.
Vậy khi nào chúng ta vui mừng khi ai đó gặp chuyện bất hạnh? Nghiên cứu này cho thấy điều này có thể xảy ra khi chúng ta ghen tỵ với người khác.
Vì vậy lần tới nếu bạn thấy mình cười thầm khi ai đó bị mất việc,...điều này có thể tiết lộ rằng bạn đang ghen tỵ với người đó.
Chúng ta vui sướng trước những bất hạnh của người khác khi chúng ta ghen tỵ với họ.
Nguồn: psychologytoday.com
Smiling with Envy: Delighting in the Downfall of Others
Jealousy drives schadenfreude.
Published on March 29, 2012 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Từ tiếng Đức 'schadenfreude' ám chỉ về sự vui sướng trước những bất hạnh của người khác, khi những bất hạnh của họ không có lợi ích trực tiếp đối với bạn. Điều này xảy ra khá thường xuyên trong xã hội chúng ta. Chúng ta có thể (bí mật) cười khi ai đó từng hãm hại chúng ta gặp điều xấu; chúng ta thậm chí có thể cười điên dại khi 1 người bạn của chúng ta bị vấp chân.
1 vấn đề trong việc nghiên cứu về 'schadenfreude' là mọi người không sẵn sàng thừa nhận nó; có 1 động cơ mạnh mẽ muốn che giấu nó, nếu mọi người thậm chí nhận ra nó rất nhiều lần (không phải tất cả những sự ảnh hưởng lên tâm trí chúng ta đều được ý thức). 'Thật tuyệt khi nhìn thấy anh ta bị tổn thương' không phải là điều gì đó chúng ta sẽ đi đến trung tâm thành phố và hét vào 1 cái micro, trừ khi đó là Osama bin Laden hoặc 1 người nào đó.
Có lẽ nhận ra được điều này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kiểm tra xem khi nào mọi người vui sướng trước những bất hạnh của người khác bằng cách sử dụng kỹ thuật fMRI. Về cơ bản, fMRIs hoạt động bằng cách đánh giá lưu lượng máu đến những khu vực nhất định của não. Khi 1 vùng não cho thấy sự gia tăng lưu lượng máu để đáp lại trước 1 hình ảnh hoặc 1 hành động, chúng ta có thể chắc chắn rằng khu vực não đó phục vụ 1 mục đích liên quan đến hình ảnh hoặc hành vi đó. Ví dụ, có những khu vực nào đó của não hoạt động khi trải nghiệm sự đau đớn.
Nghiên cứu gần đây sử dụng kỹ thuật fMRI đo những phản ứng thần kinh trước những người khác nhau hoặc là có điều gì tốt đẹp xảy đến với họ, như thưởng thức 1 cái bánh; điều gì xấu xảy đến với họ, như bị 1 cái xe đi qua làm văng nước vào người; hoặc điều gì trung tính xảy đến với họ, như ngáp. Những người trong các tấm hình là những người mà nghiên cứu phát hiện thấy sẽ gây ra hoặc là sự ghê tởm (như người vô gia cư), sự thương hại (như người già) hoặc sự ghen tỵ (như doanh nhân thành đạt).
Những người tham gia trải nghiệm nỗi đau ít nhất, dựa vào những dữ liệu của fMRI, khi thấy ai đó mà họ ghen tỵ bị hãm hại, trong tương quan với ai đó làm họ ghê tởm hoặc thương hại. Họ cũng trải nghiệm nỗi đau lớn nhất khi ai đó họ ghen tỵ gặp điều tốt đẹp.
Những dữ liệu fMRI đó tương quan với sự sẵn sàng làm hại người khác của mọi người trong các tình huống giả định. Những vùng não cho thấy sự vui sướng trước những bất hạnh của người bị ghen tỵ có liên quan đến khả năng định làm hại lớn hơn của người ghen tỵ.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy trong nghiên cứu hiện chưa công bố rằng tỷ lệ cười của mọi người tăng lên khi chuyện xấu xảy đến với người bị ghen tỵ.
Vậy khi nào chúng ta vui mừng khi ai đó gặp chuyện bất hạnh? Nghiên cứu này cho thấy điều này có thể xảy ra khi chúng ta ghen tỵ với người khác.
Vì vậy lần tới nếu bạn thấy mình cười thầm khi ai đó bị mất việc,...điều này có thể tiết lộ rằng bạn đang ghen tỵ với người đó.
Chúng ta vui sướng trước những bất hạnh của người khác khi chúng ta ghen tỵ với họ.
Nguồn: psychologytoday.com