Khi nào bạn cần từ bỏ.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo : When You Need to Let GoMeditation Helps Us With Our Attachments
Published on July 22, 2012 by Robert Puff, Ph.D. in Meditation for Modern Life


Một trong những sự gắn bó ( attachment ) mạnh mẽ nhất tôi ( tác giả ) từng có trong cuộc đời là với người yêu thời cấp 3. Sau khi chia tay, " tôi không biết liệu mình sẽ hạnh phúc trở lại " và " liệu tôi sẽ tìm thấy một người nào đó để cùng chia sẻ cuộc sống của mình . " Sau một thời gian dài, tôi cảm thấy tim mình tan vỡ. Tôi không thể tưởng tượng được một ai đó có thể thay thế cô ấy. May mắn thay, tôi đã tiếp tục cuộc sống và đang rất hạnh phúc khi kết hôn và yêu người vợ hiện tại của tôi rất nhiều. Tuy nhiên, phải mất một thời gian để phá vỡ sự gắn bó của tôi với bạn gái cũ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về những sự gắn bó và lý giải tại sao chúng gây ra đau khổ.


Một điều chắc chắn sẽ xảy ra là tất cả chúng ta sẽ phải chết. Một điều khác chắc chắn sẽ xảy ra là mọi hoàn cảnh sẽ thay đổi : chúng ta có được việc làm, chúng ta mất việc, chúng ta bắt đầu những mối quan hệ , chúng ta kết thúc chúng, chúng ta đang trẻ và chúng ta già - cuộc sống ở trong một trạng thái thay đổi liên tục.


Hãy tưởng tượng bạn đang trôi nổi trên một dòng sông . Cuộc sống đang tốt đẹp và bạn di chuyển cùng với dòng sông. Bây giờ tưởng tượng rằng bạn đứng lên và nói: " Tôi không muốn bất cứ điều gì thay đổi , tôi muốn ở ngay tại đây ! " Con sông sẽ chống lại bạn và bạn sẽ phải chịu đau khổ.


Những sự gắn bó cũng giống như vậy; chúng ta muốn những gì chúng ta muốn và một khi chúng ta có nó , chúng ta muốn nó giữ nguyên như vậy. Chúng ta nói với bản thân, " tôi cần điều này " hoặc " tôi phải có điều này hoặc tôi sẽ trở nên bất hạnh." Bất kỳ một sự gắn bó nào mà chúng ta khăng khăng cho rằng sẽ không thể thay đổi - cho dù đó là sức khỏe, sắc đẹp hoặc những mối quan hệ của chúng ta - sẽ khiến chúng ta đau khổ.


Một số người có thể nói ," tôi đã hạnh phúc khi kết hôn và tôi có kế hoạch theo cách này trong nhiều năm tới." Điều đó là tuyệt, nhưng một trong hai bạn rất có thể sẽ chết trước người kia và nghĩa là, nếu có quá nhiều sự gắn bó thì sẽ có đau khổ. Tôi không gợi ý bạn phải chối bỏ tình yêu; tình yêu là quan trọng. Nhưng khi chúng ta nói " tôi phải có điều này !" thì chúng ta sẽ chịu đau khổ.


Sự ưa thích đối lập với sự gắn bó (Preferences Versus Attachments)


Một cách tiếp cận tốt hơn trong cuộc sống là hãy nói , " tôi thích có điều này " . Ví dụ, giả sử bạn đi đến một nhà hàng ưa thích của bạn. Bạn đang háo hức ăn một món nào đó. Thật không may, món ăn đó đã hết. Một mặt, một phương pháp tiếp cận là bạn nói " cái gì ? Điều này thật khủng khiếp ! Tôi muốn nó và bây giờ bạn đang phá hủy một ngày của tôi !" Phản ứng này là một kết quả của một sự gắn bó.


Mặt khác, bạn có thể hỏi " bạn còn có những món gì ? " Phản ứng này là kết quả của sự không gắn bó với món ăn cụ thể bạn muốn. Cuối cùng, bạn có sở thích của bạn, nhưng bạn vẫn vui vẻ với những tuỳ chọn khác bạn được đưa ra.


Câu hỏi tiếp theo là, " Làm thế nào mà sự thiền định meditation có thể giúp tôi trở nên tự do và không chịu đau khổ vì những sự gắn bó của tôi ?" Tôi tin là một trong những lợi ích chủ yếu của thiền định là học cách làm thế nào để sống trong giây phút hiện tại. Có rất nhiều tiếng nói vang lên trong đầu chúng ta suốt cả ngày. Thiền dạy chúng ta làm lặng yên tâm trí. Bởi vì những sự gắn bó của chúng ta đến từ tiếng nói trong tâm trí của chúng ta, khi không có tiếng nói nào trong đầu thì sẽ không có những sự gắn bó. Do đó nếu chúng ta học cách làm tâm trí mình yên lặng, chúng ta học cách sống trong giây phút hiện tại, và sự gắn bó sẽ biến mất. Tôi có thể chứng minh lý thuyết này.


Hãy tưởng tượng có một cô gái đang rất buồn vì cô ấy muốn có được 1 mối quan hệ . Cô ấy đi vào rạp phim với 1 người bạn và trong suốt buổi chiếu phim, cô ấy quên mất những nỗi lo, nỗi sợ và những suy nghĩ của mình " tôi sẽ cô đơn trong suốt quãng đời còn lại. Tôi ao ước có 1 mối quan hệ". Tiếng nói mà cô ấy nghe suốt cả ngày làm cô tuyệt vọng, nhưng nó đã biến mất trong khi cô đang thưởng thức bộ phim. Khi bước ra khỏi rạp, cô nhìn thấy một cặp đang bước đi tay trong tay, và tiếng nói trong tâm trí cô lại quay về. Một lần nữa, cô ấy trở nên gắn bó với nhu cầu phải có một mối quan hệ.

Tất cả đau khổ của chúng ta đến từ những sự gắn bó của chúng ta. Những sự gắn bó của chúng ta được tạo nên, được tiếp thêm năng lượng, được duy trì bởi những suy nghĩ của chúng ta. Nếu chúng ta không có những suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ không đau khổ. Tất nhiên, trong suốt cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ tiếp tục có những ý nghĩ, nhưng thiền định dạy chúng ta làm tâm trí mình yên lặng. Thiền định dạy chúng ta sống trong hiện tại và kiểm soát những ý nghĩ để chúng không trở nên điên cuồng.


Theo thời gian, thiền dạy chúng ta quan sát những ý nghĩ của mình ngay cả khi chúng ta không thiền. Khi chúng ta thấy có 1 sự gắn bó tiêu cực, chúng ta xác định được nó, và sau đó chúng ta chỉ việc quay lại với cuộc sống hiện tại. Khi sự gắn bó xuất hiện, chìa khoá ở đây là quay lại với cuộc sống hiện tại. Khi chúng ta học cách sống trong hiện tại, trôi chảy với cuộc sống thì cuộc sống sẽ diễn ra tốt đẹp.


Đau buồn vs. Sự gắn bó ( Grieving Versus Attachments )


Là 1 nhà tâm lý trị liệu, tôi khuyến khích tất cả thân chủ của tôi trở nên đau buồn khi xuất hiện những sự kiện đau đớn - đó là 1 cảm xúc rất quan trọng. Nhưng có 1 sự khác nhau lớn giữa sự gắn bó và sự đau buồn. Khi chúng ta mất một người nào đó hoặc thứ gì đó mình yêu thương, chúng ta cần đi qua quá trình đau buồn ( grieving process ). Nhưng đối với phần lớn mọi người, sú sự đau buồn được mở rộng và được dành một phần thời gian cho sự đau buồn, thì phần lớn thời gian họ chìm đắm trong những sự gắn bó.


Làm thế nào bạn phân biệt được sự khác nhau giữa đau buồn và gắn bó ? Khi bạn đang đau buồn thực sụ, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vào cuối giải đoạn đau buồn. Những giọt nước mắt sẽ chảy và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Nhưng khi bạn đang gắn bó thì bạn sẽ không cảm thấy tốt hơn; bạn sẽ chỉ suy nghĩ về những ý nghĩ tiêu cực và bạn sẽ bị mắc kẹt.


Khi những sự gắn bó xuất hiện, hãy quay về hiện tại.


Khi chúng ta nhận ra những suy nghĩ của mình tạo nên những sự gắn bó và chúng ta có thể làm tâm trí mình yên lặng; khi những sự gắn bó xảy đến , và chúng sẽ đến, hãy quay về với giây phút hiện tại. Khi những nỗi sợ hãi hoặc khao khát xuất hiện, hãy nhắc bản thân rằng chúng chỉ là những suy nghĩ, và chúng đang làm cho bạn bỏ lỡ hiện tại, ở đây và ngay bây giờ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top