rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Play Makes Us Human IV: When Work Is Play
Is your work play? It can be.
Published on June 25, 2009 by Peter Gray in Freedom to Learn
1 trong những bài học đầu tiên và thường được củng cố nhất mà trẻ em học ở trường đó là làm việc và vui chơi là đối lập nhau. Công việc là cái mà 1 người phải làm; vui chơi là cái mà 1 người muốn làm. Công việc thì mệt mỏi, khó chịu; vui chơi thì vui vẻ. Công việc là chủ yếu; vui chơi là thứ yếu. Nhưng khi chúng ta rời trường lớp và bước vào "thế giới thực", ít nhất một số người trong chúng ta là những người may mắn, phát hiện thấy công việc không đối lập với vui chơi. Trong thực tế, làm việc có thể là vui chơi, hoặc ít nhất nó có thể được truyền cảm hứng với 1 mức độ vui chơi cao.
Khi làm việc là vui chơi, nó có tính nhân đạo. Nó làm nổi bật những phẩm chất tốt nhất của chúng ta và làm chúng ta cảm thấy tốt. Khi công việc là cực nhọc - sự đối lập với vui chơi - nó có thể là vô nhân đạo. Vậy đâu là những đặc tính có thể làm công việc là vui chơi hơn là sự mệt nhọc?
Định nghĩa vui chơi
Vui chơi là hoạt động có cấu trúc (a) tự lựa chọn, (b) tự định hướng; © sáng tạo; (d) được thúc đẩy từ bên trong; và (e) được tạo ra từ 1 tâm trí chủ động, nhanh nhẹn, tỉnh táo chứ không phải tâm trí lo lắng, buồn rầu. Bất kỳ hoạt động nào có những đặc điểm trên, chúng ta trải nghiệm hoạt động đó như là vui chơi. Công việc ở mức độ tốt nhất, có thể có tất cả những đặc điểm điểm trên đến 1 mức độ cao. Để tôi giải thích.
(a) Công việc có thể được tự lựa chọn.
Vui chơi là cái mà chúng ta chọn để làm, không phải cái chúng ta phải làm, vì vậy chúng ta càng trải nghiệm 1 cảm giác của sự tự lựa chọn về công việc thì chúng ta càng trải nghiệm nó như là vui chơi. Nếu bạn cảm thấy hoàn cảnh bắt buộc bạn phải làm 1 công việc như vậy và như vậy, thì khi đó sẽ khó cho bạn duy trì 1 thái độ vui chơi về công việc đó. Bạn càng cảm thấy mình có sự tự do để rời bỏ 1 công việc, bạn càng dễ dàng trải nghiệm công việc đó như sự vui chơi. Theo định nghĩa, vui chơi là điều gì đó mà bạn luôn được tự do để rời bỏ. Nếu bạn không thể rời bỏ, bạn không có cảm nhận của sự lựa chọn, và hoạt động đó không phải là vui chơi.
Cách đây vài năm, Reed Larson và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu về những người đàn ông và phụ nữ đã có gia đình, tất cả đều có những công việc bên ngoài gia đình, đeo 1 máy nhắn tin trong suốt ngày của họ và viết ra thông tin về những hoạt động và tâm trạng của họ bất cứ khi nào máy nhắn tin kêu. 1 phát hiện quan trọng đó là phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn đàn ông khi họ đang làm việc bên ngoài gia đình, và đàn ông hạnh phúc hơn phụ nữ khi họ đang làm những công việc nhà như nấu cơm hoặc lau chùi. [1]
Các nhà nghiên cứu diễn giải phát hiện này như 1 sự phản ánh về yếu tố sự lựa chọn. Ít nhất tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, những công việc ngoài gia đình được xem như 1 sự bắt buộc đối với đàn ông hơn là phụ nữ. Đàn ông thường cảm thấy khốn khổ bởi những công việc như vậy, vì họ cảm thấy họ không có sự lựa chọn về nó. Họ có nghĩa vụ phải tham gia vào cuộc chạy đua để chu cấp cho gia đình của họ. Ngược lại, phụ nữ có nhiều khả năng cảm thấy những công việc ngoài gia đình là 1 sự lựa chọn tự do, không phải 1 nghĩa vụ, và cảm giác này giúp họ xem công việc với 1 đặc tính của sự vui chơi. Còn đối với công việc nhà, phụ nữ cảm thấy có ít sự lựa chọn về những việc như lau chùi, nấu cơm, vì vậy họ thường thông báo là cảm thấy bực bội và buồn chán khi làm những việc đó. Ngược lại, đàn ông nhiều khả năng cảm thấy công việc nhà của họ là tuỳ chọn. Họ ga lăng giúp đỡ ở nhà, làm những việc không phải trách nhiệm chủ yếu của họ.
Bất kể kiểu công việc chúng ta làm, chúng ta càng có thể làm theo thái độ rằng chúng ta không thực sự phải làm công việc này, chúng ta càng có thể trải nghiệm công việc như sự vui chơi.
Trẻ em tuổi đi học không trải nghiệm về sự tự do khi đi học. Chúng bị bắt buộc đi học. Đó là 1 lý do tại sao trẻ hiếm khi trải nghiệm công việc đến trường như là vui chơi.
(b & c) Công việc có thể là sự tự định hướng và sáng tạo.
Những người chơi là những người tự do. Họ không chỉ tự do lựa chọn tham gia trò chơi hay không mà họ còn tự do chọn cách chơi. Họ phải tuân theo những quy tắc, nhưng trong những nguyên tắc chỉ đạo của các quy tắc, mỗi bước đi phải do họ quyết định. Những người chơi không phải là những bánh răng trong 1 cái máy bị điều khiển bởi 1 ai đó khác. Do đó, ta không ngạc nhiên khi những người làm việc được tự do đưa ra những quyết định trong công việc của họ có nhiều khả năng trải nghiệm công việc của họ như là vui chơi hơn là những ai không có được sự tự do như vậy. Không gì lấy vui chơi ra khỏi công việc hơn là 1 vị sếp kiểm soát mọi thứ.
1 lý do tại sao trẻ trải nghiệm công việc đi học (schoolwork) là đối lập với vui chơi xuất phát từ sự giám sát chặt chẽ. Trẻ liên tục bị giáo viên yêu cầu làm điều này điều kia, làm như thế nào và khi nào thì làm; và mọi chi tiết của những gì chúng làm bị đánh giá bởi những tiêu chí không phải của chúng. Làm việc kiểu này thực sự là đối lập với vui chơi.
Trong 1 nghiên cứu cổ điển về sự thoả mãn trong công việc, nhà xã hội học Melvin Kohn và cộng sự đã xác định những đặc điểm của công việc đáng khao khát, chúng chỉ về công việc tự định hướng. Những công việc có mức độ cao về đặc tính này là (a) phức tạp hơn là đơn giản, (b) đa dạng, thay đổi hơn là làm theo lề thói, và © không bị giám sát chặt chẽ bởi người khác.[2] Kohn và cộng sự phát hiện thấy sự tự định hướng được khao khát và yêu thích nhiều bởi những nhân viên cổ cồn xanh cũng như nhân viên cổ cồn trắng. Dù các nhà nghiên cứu không mô tả những phát hiện của họ theo quan điểm vui chơi, thì từ quan điểm của tôi sự tự định hướng trong công việc là quan trọng đối với tính vui chơi của công việc. Cho dù bạn là 1 thợ ống nước hoặc 1 luật sư, bạn sẽ trải nghiệm công việc của bạn như là vui chơi nếu nó bao gồm rất nhiều sự tự định hướng trong công việc.
Kohn và cộng sự đã khám phá ra những người làm việc có 1 công việc có sự tự định hướng thấp đến 1 công việc có sự tự định hướng cao không chỉ trải nghiệm nhiều niềm vui hơn trong công việc mà còn thay đổi về mặt tâm lý theo thời gian. Họ trở nên linh hoạt hơn, ít cứng nhắc hơn trong cuộc sống gia đình và những sở thích cũng như trong đời sống công việc của họ. Phong cách làm cha mẹ của họ cũng trở nên dân chủ hơn, ít chuyên quyền hơn. Họ bắt đầu đánh giá cao tính sáng tạo và tự chủ ở đứa con của họ cao hơn sự vâng lời mù quáng. Nói cách khác, thái độ của họ trước cuộc đời trở nên "vui chơi" hơn trước đây.
(d) Làm việc có thể được thúc đẩy bởi động cơ nội tại.
Vui chơi được thúc đẩy từ bên trong; đó là, nó là hoạt động được làm để vui vẻ hơn là vì một số mục đích mà nó tạo ra. Vui chơi có thể có những mục đích, nhưng quá trình đạt được những mục đích, không phải bản thân mục đích, được đánh giá cao nhất.
Làm việc có thể không bao giờ được thúc đẩy hoàn toàn bởi động cơ nội tại. Theo định nghĩa, mục đích của làm việc là để tạo ra 1 số mục tiêu có giá trị - như sửa ống nước hoặc kiếm tiền mang về cho bản thân và gia đình. Nhưng động cơ bên ngoài và động cơ bên trong không loại trừ nhau. Bạn có thể làm việc vì 1 mục đích có giá trị trong khi vẫn tập trung và thưởng thức quá trình. Đến mức độ nào mà bạn tập trung vào quá trình thì công việc của bạn là vui chơi.
Khi chúng ta chỉ hướng đến mục tiêu, chúng ta xem những hoạt động được đòi hỏi để đạt mục tiêu như là 1 tai hoạ bắt buộc, vì vậy chúng ta thực hiện nó theo cách chiếu lệ mà chúng ta nghĩ sẽ được chấp nhận. Chúng ta chỉ làm đủ để kiếm tiền, hoặc để thoả mãn sếp, hoặc để nấu được 1 bữa ăn mà gia đình của chúng ta sẽ không từ chối. Ngược lại, khi chúng ta cho phép bản thân trở nên miệt mài, say mê vào trong quá trình như khi vui chơi, chúng ta đôi lúc sẽ thành công nhiều hơn.
(e) Làm việc có thể bao gồm 1 trạng thái tinh thần nhanh nhẹn, tập trung, không phiền muộn. Việc ra quyết định, sáng tạo và tập trung vào quá trình - đặc trưng cho sự vui chơi - yêu cầu và tạo ra tinh thần hoạt bát, tỉnh táo. Việc giảm tập trung vào những mục đích và vào những sự đánh giá của người khác giúp làm giảm hoặc loại bỏ nỗi sợ thất bại của chúng ta. Đối với hầu hết chúng ta, công việc của chúng ta không có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy nỗi sợ chúng ta có về sự thất bại có thể bị phóng đại. Tuy nhiên, ngay cả những người như bác sĩ phẫu thuật, hoặc lính cứu hoả, hoặc cảnh sát, có công việc liên quan đến sống chết thì sự tập trung vào quá trình làm giảm cảm giác căng thẳng và tăng cơ hội thành công.
------------
Tham khảo
[1] Larson, R. J., Richards, M. H., & Perry-Jenkins, M. (1994). Divergent worlds: The daily and emotional experience of mothers and fathers in the domestic and public spheres. Journal of Personality and Social Psychology, 67, 1034-1046.
[2] Kohn, M. L. (1980). Job complexity and adult personality. In N. J. Smelser & E. H. Erikson (Eds.), Theories of work and love in adulthood. Cambridge, MA: Harvard University Press. Also, Kohn, M. L., & Slomczynski, K. M. (1990). Social structure and self-direction: A comparative analysis of the United States and Poland. Cambridge, MA: Basil Blackwell.
Nguồn: PsychologyToday
Play Makes Us Human IV: When Work Is Play
Is your work play? It can be.
Published on June 25, 2009 by Peter Gray in Freedom to Learn
1 trong những bài học đầu tiên và thường được củng cố nhất mà trẻ em học ở trường đó là làm việc và vui chơi là đối lập nhau. Công việc là cái mà 1 người phải làm; vui chơi là cái mà 1 người muốn làm. Công việc thì mệt mỏi, khó chịu; vui chơi thì vui vẻ. Công việc là chủ yếu; vui chơi là thứ yếu. Nhưng khi chúng ta rời trường lớp và bước vào "thế giới thực", ít nhất một số người trong chúng ta là những người may mắn, phát hiện thấy công việc không đối lập với vui chơi. Trong thực tế, làm việc có thể là vui chơi, hoặc ít nhất nó có thể được truyền cảm hứng với 1 mức độ vui chơi cao.
Khi làm việc là vui chơi, nó có tính nhân đạo. Nó làm nổi bật những phẩm chất tốt nhất của chúng ta và làm chúng ta cảm thấy tốt. Khi công việc là cực nhọc - sự đối lập với vui chơi - nó có thể là vô nhân đạo. Vậy đâu là những đặc tính có thể làm công việc là vui chơi hơn là sự mệt nhọc?
Định nghĩa vui chơi
Vui chơi là hoạt động có cấu trúc (a) tự lựa chọn, (b) tự định hướng; © sáng tạo; (d) được thúc đẩy từ bên trong; và (e) được tạo ra từ 1 tâm trí chủ động, nhanh nhẹn, tỉnh táo chứ không phải tâm trí lo lắng, buồn rầu. Bất kỳ hoạt động nào có những đặc điểm trên, chúng ta trải nghiệm hoạt động đó như là vui chơi. Công việc ở mức độ tốt nhất, có thể có tất cả những đặc điểm điểm trên đến 1 mức độ cao. Để tôi giải thích.
(a) Công việc có thể được tự lựa chọn.
Vui chơi là cái mà chúng ta chọn để làm, không phải cái chúng ta phải làm, vì vậy chúng ta càng trải nghiệm 1 cảm giác của sự tự lựa chọn về công việc thì chúng ta càng trải nghiệm nó như là vui chơi. Nếu bạn cảm thấy hoàn cảnh bắt buộc bạn phải làm 1 công việc như vậy và như vậy, thì khi đó sẽ khó cho bạn duy trì 1 thái độ vui chơi về công việc đó. Bạn càng cảm thấy mình có sự tự do để rời bỏ 1 công việc, bạn càng dễ dàng trải nghiệm công việc đó như sự vui chơi. Theo định nghĩa, vui chơi là điều gì đó mà bạn luôn được tự do để rời bỏ. Nếu bạn không thể rời bỏ, bạn không có cảm nhận của sự lựa chọn, và hoạt động đó không phải là vui chơi.
Cách đây vài năm, Reed Larson và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu về những người đàn ông và phụ nữ đã có gia đình, tất cả đều có những công việc bên ngoài gia đình, đeo 1 máy nhắn tin trong suốt ngày của họ và viết ra thông tin về những hoạt động và tâm trạng của họ bất cứ khi nào máy nhắn tin kêu. 1 phát hiện quan trọng đó là phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn đàn ông khi họ đang làm việc bên ngoài gia đình, và đàn ông hạnh phúc hơn phụ nữ khi họ đang làm những công việc nhà như nấu cơm hoặc lau chùi. [1]
Các nhà nghiên cứu diễn giải phát hiện này như 1 sự phản ánh về yếu tố sự lựa chọn. Ít nhất tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, những công việc ngoài gia đình được xem như 1 sự bắt buộc đối với đàn ông hơn là phụ nữ. Đàn ông thường cảm thấy khốn khổ bởi những công việc như vậy, vì họ cảm thấy họ không có sự lựa chọn về nó. Họ có nghĩa vụ phải tham gia vào cuộc chạy đua để chu cấp cho gia đình của họ. Ngược lại, phụ nữ có nhiều khả năng cảm thấy những công việc ngoài gia đình là 1 sự lựa chọn tự do, không phải 1 nghĩa vụ, và cảm giác này giúp họ xem công việc với 1 đặc tính của sự vui chơi. Còn đối với công việc nhà, phụ nữ cảm thấy có ít sự lựa chọn về những việc như lau chùi, nấu cơm, vì vậy họ thường thông báo là cảm thấy bực bội và buồn chán khi làm những việc đó. Ngược lại, đàn ông nhiều khả năng cảm thấy công việc nhà của họ là tuỳ chọn. Họ ga lăng giúp đỡ ở nhà, làm những việc không phải trách nhiệm chủ yếu của họ.
Bất kể kiểu công việc chúng ta làm, chúng ta càng có thể làm theo thái độ rằng chúng ta không thực sự phải làm công việc này, chúng ta càng có thể trải nghiệm công việc như sự vui chơi.
Trẻ em tuổi đi học không trải nghiệm về sự tự do khi đi học. Chúng bị bắt buộc đi học. Đó là 1 lý do tại sao trẻ hiếm khi trải nghiệm công việc đến trường như là vui chơi.
(b & c) Công việc có thể là sự tự định hướng và sáng tạo.
Những người chơi là những người tự do. Họ không chỉ tự do lựa chọn tham gia trò chơi hay không mà họ còn tự do chọn cách chơi. Họ phải tuân theo những quy tắc, nhưng trong những nguyên tắc chỉ đạo của các quy tắc, mỗi bước đi phải do họ quyết định. Những người chơi không phải là những bánh răng trong 1 cái máy bị điều khiển bởi 1 ai đó khác. Do đó, ta không ngạc nhiên khi những người làm việc được tự do đưa ra những quyết định trong công việc của họ có nhiều khả năng trải nghiệm công việc của họ như là vui chơi hơn là những ai không có được sự tự do như vậy. Không gì lấy vui chơi ra khỏi công việc hơn là 1 vị sếp kiểm soát mọi thứ.
1 lý do tại sao trẻ trải nghiệm công việc đi học (schoolwork) là đối lập với vui chơi xuất phát từ sự giám sát chặt chẽ. Trẻ liên tục bị giáo viên yêu cầu làm điều này điều kia, làm như thế nào và khi nào thì làm; và mọi chi tiết của những gì chúng làm bị đánh giá bởi những tiêu chí không phải của chúng. Làm việc kiểu này thực sự là đối lập với vui chơi.
Trong 1 nghiên cứu cổ điển về sự thoả mãn trong công việc, nhà xã hội học Melvin Kohn và cộng sự đã xác định những đặc điểm của công việc đáng khao khát, chúng chỉ về công việc tự định hướng. Những công việc có mức độ cao về đặc tính này là (a) phức tạp hơn là đơn giản, (b) đa dạng, thay đổi hơn là làm theo lề thói, và © không bị giám sát chặt chẽ bởi người khác.[2] Kohn và cộng sự phát hiện thấy sự tự định hướng được khao khát và yêu thích nhiều bởi những nhân viên cổ cồn xanh cũng như nhân viên cổ cồn trắng. Dù các nhà nghiên cứu không mô tả những phát hiện của họ theo quan điểm vui chơi, thì từ quan điểm của tôi sự tự định hướng trong công việc là quan trọng đối với tính vui chơi của công việc. Cho dù bạn là 1 thợ ống nước hoặc 1 luật sư, bạn sẽ trải nghiệm công việc của bạn như là vui chơi nếu nó bao gồm rất nhiều sự tự định hướng trong công việc.
Kohn và cộng sự đã khám phá ra những người làm việc có 1 công việc có sự tự định hướng thấp đến 1 công việc có sự tự định hướng cao không chỉ trải nghiệm nhiều niềm vui hơn trong công việc mà còn thay đổi về mặt tâm lý theo thời gian. Họ trở nên linh hoạt hơn, ít cứng nhắc hơn trong cuộc sống gia đình và những sở thích cũng như trong đời sống công việc của họ. Phong cách làm cha mẹ của họ cũng trở nên dân chủ hơn, ít chuyên quyền hơn. Họ bắt đầu đánh giá cao tính sáng tạo và tự chủ ở đứa con của họ cao hơn sự vâng lời mù quáng. Nói cách khác, thái độ của họ trước cuộc đời trở nên "vui chơi" hơn trước đây.
(d) Làm việc có thể được thúc đẩy bởi động cơ nội tại.
Vui chơi được thúc đẩy từ bên trong; đó là, nó là hoạt động được làm để vui vẻ hơn là vì một số mục đích mà nó tạo ra. Vui chơi có thể có những mục đích, nhưng quá trình đạt được những mục đích, không phải bản thân mục đích, được đánh giá cao nhất.
Làm việc có thể không bao giờ được thúc đẩy hoàn toàn bởi động cơ nội tại. Theo định nghĩa, mục đích của làm việc là để tạo ra 1 số mục tiêu có giá trị - như sửa ống nước hoặc kiếm tiền mang về cho bản thân và gia đình. Nhưng động cơ bên ngoài và động cơ bên trong không loại trừ nhau. Bạn có thể làm việc vì 1 mục đích có giá trị trong khi vẫn tập trung và thưởng thức quá trình. Đến mức độ nào mà bạn tập trung vào quá trình thì công việc của bạn là vui chơi.
Khi chúng ta chỉ hướng đến mục tiêu, chúng ta xem những hoạt động được đòi hỏi để đạt mục tiêu như là 1 tai hoạ bắt buộc, vì vậy chúng ta thực hiện nó theo cách chiếu lệ mà chúng ta nghĩ sẽ được chấp nhận. Chúng ta chỉ làm đủ để kiếm tiền, hoặc để thoả mãn sếp, hoặc để nấu được 1 bữa ăn mà gia đình của chúng ta sẽ không từ chối. Ngược lại, khi chúng ta cho phép bản thân trở nên miệt mài, say mê vào trong quá trình như khi vui chơi, chúng ta đôi lúc sẽ thành công nhiều hơn.
(e) Làm việc có thể bao gồm 1 trạng thái tinh thần nhanh nhẹn, tập trung, không phiền muộn. Việc ra quyết định, sáng tạo và tập trung vào quá trình - đặc trưng cho sự vui chơi - yêu cầu và tạo ra tinh thần hoạt bát, tỉnh táo. Việc giảm tập trung vào những mục đích và vào những sự đánh giá của người khác giúp làm giảm hoặc loại bỏ nỗi sợ thất bại của chúng ta. Đối với hầu hết chúng ta, công việc của chúng ta không có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy nỗi sợ chúng ta có về sự thất bại có thể bị phóng đại. Tuy nhiên, ngay cả những người như bác sĩ phẫu thuật, hoặc lính cứu hoả, hoặc cảnh sát, có công việc liên quan đến sống chết thì sự tập trung vào quá trình làm giảm cảm giác căng thẳng và tăng cơ hội thành công.
------------
Tham khảo
[1] Larson, R. J., Richards, M. H., & Perry-Jenkins, M. (1994). Divergent worlds: The daily and emotional experience of mothers and fathers in the domestic and public spheres. Journal of Personality and Social Psychology, 67, 1034-1046.
[2] Kohn, M. L. (1980). Job complexity and adult personality. In N. J. Smelser & E. H. Erikson (Eds.), Theories of work and love in adulthood. Cambridge, MA: Harvard University Press. Also, Kohn, M. L., & Slomczynski, K. M. (1990). Social structure and self-direction: A comparative analysis of the United States and Poland. Cambridge, MA: Basil Blackwell.
Nguồn: PsychologyToday