KHI GIỚI TRẺ NGHIỆN GAME
(TBVTSG) - Máy tính nói riêng và công nghệ thông tin (CNTT) nói chung đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một trong những mặt trái của máy tính, của CNTT: hội chứng “nghiện” trò chơi điện tử của giới trẻ.
Trò chơi điện tử là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhất là đối với lớp trẻ và mục đích giải trí của chúng là không thể phủ nhận bởi chúng giúp con người thỏa mãn những nhu cầu tâm lý cơ bản. Thế nhưng, nhiều học sinh vì quá “nghiện” trò chơi điện tử nên học hành sa sút, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu; nhiều em phát sinh thói hư như không nghe lời bố mẹ, bỏ học, trộm cắp, lừa dối mọi người... Dưới đây là một số mặt ảnh hưởng tiêu cực của loại hình giải trí này.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống tinh thần
Giới trẻ khi “nghiện” trò chơi điện tử, đi liền với việc sử dụng máy vi tính nhiều, sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Ngồi trước màn hình máy vi tính hàng giờ mỗi ngày sẽ gây ra những triệu chứng mệt mỏi cho đôi mắt, thần kinh và cơ thể. Việc phải luôn căng mắt dõi theo các nhân vật trong trò chơi không ngơi nghỉ sẽ dẫn tới mắt bị mỏi, nhòa và dễ bị hư tổn. Đầu óc người chơi luôn phải tập trung cao độ nhiều giờ liền để điều khiển nhân vật sẽ làm cho thần kinh mệt mỏi.
Việc chơi “quên ăn, quên uống” làm cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất ; tư thế ngồi ít thay đổi hàng giờ liền... là những lý do làm cơ thể rã rời, đau nhức.
Người chơi còn có thể vướng phải chứng bệnh gọi là “hội chứng đường hầm cổ tay”, hậu quả của những động tác lặp đi lặp lại vài chục ngàn lần trong một ngày, làm thương tổn các mô khớp bàn tay và cổ tay. Người mắc bệnh này không thể làm việc bình thường, thậm chí không thể thực hiện những cử động thông thường như cầm tách cà-phê hay nhấc điện thoại.
Như vậy, “nghiện” trò chơi điện tử thường để lại những di chứng về thể xác. Việc dùng máy tính nhiều có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay, các bệnh về cột sống, mắt khô, cơ thể mỏi mệt, đầu óc căng thẳng, kém tập trung... Thậm chí, có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược, động kinh. Nhiều em có biểu hiện của các rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối hoặc rơi vào các trạng thái của trầm cảm...
“Nghiện” trò chơi điện tử còn để lại hậu quả về mặt xã hội. Đa số các em có kiểu hành xử và nhầm lẫn giữa đời sống thực và ảo, ngày càng xa rời thực tế, ít quan tâm đến cuộc sống thực. Dần dần các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khó khăn. Nhiều em đặt ra những tình huống và giá trị sống như các tình huống trong các trò chơi, coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình, kết thân với những “anh hùng hảo hán” ngoài xã hội... Đó là nguyên nhân gây nên những tổn thương về mặt tâm lý và những khó khăn khi trở về với đời sống thực.
Tìm ra nguyên nhân sâu xa của các thảm kịch sát nhân hàng loạt như tại trường Virginia Tech, Mỹ (17-4-2007), người ta lại quay về chủ đề gây tranh cãi: liệu các trò chơi điện tử và phim ảnh bạo lực có thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của giới trẻ?
Theo ý kiến của một nhà tâm lý học: “Những kẻ sát nhân hàng loạt của ngày mai chính là những đứa trẻ của hôm nay, được “lập trình” sẵn bởi những liều thuốc bạo lực tràn ngập trên các phương tiện nghe nhìn.”
Tiêu tốn tiền bạc, lơ là học tập
Một số cậu bé thích máy tính hơn bất kỳ cái gì khác; về đến nhà là ngồi lỳ trước máy tính, không để ý đến mọi chuyện xung quanh. “Nó trở nên dễ xúc động, hung hăng, hiếu chiến và còn đánh cả em gái khi bị làm phiền”. Đó là nhận xét của chị Chintana (Bangkok - Thái Lan) về cậu con trai Suaravich “nghiện” máy tính của mình. Chị đã tìm mọi cách lôi con trai ra khỏi thế giới ảo. Để hạn chế con trai chơi trò chơi điện tử mỗi ngày, chị khuyến khích Suaravich ra ngoài, chơi thể thao và để rất nhiều cuốn sách hay cho cậu bé đọc nhưng không có kết quả. Hậu quả là cậu bé học hành sa sút, từ lớp 4 (theo đúng tuổi của cậu), Suaravich bị buộc phải học lại lớp 2.
Theo một số chuyên gia, “nghiện” trò chơi điện tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các trò chơi điện tử thường khuyến khích các hành vi hung hăng, tiêu tốn tiền bạc và hại sức khỏe.
Băng hoại đạo đức
Sự phát triển của các trò chơi điện tử về một khía cạnh nào đó đã có ảnh hưởng xấu đến những giá trị đạo đức truyền thống. Điển hình là sự lan tràn của các trò chơi đầy tính bạo lực hay đồi trụy, mà đối tượng bị tác động trực tiếp là giới trẻ. Những trò chơi mang tính bạo lực tác động xấu đến nhân cách đang phát triển của những đứa trẻ là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, các trò chơi dạng bạo lực vẫn chưa phải là mối lo ngại lớn nhất của các bậc phụ huynh so với các trò chơi mang tính tình dục. Với sự tiến bộ của công nghệ, người ta có thể làm được mọi thứ có thể tưởng tượng ra.
Ở nước ta, trò chơi điện tử dạng này tuy không được bày bán công khai nhưng vẫn có ở các quầy bán đĩa, có thể mua chúng một cách dễ dàng. Và đặc biệt, chúng có thể lan tràn rất nhanh trong giới trẻ theo cách chuyền tay nhau.
Hậu quả tất yếu là tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, lối sống và suy nghĩ của con người buông thả hơn dẫn đến nhiều hành vi, thái độ tiêu cực trong đời sống. Nguy hại hơn là những điều đó lại tác động trực tiếp lên thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của xã hội.
Đâu là giải pháp?
Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng, trò chơi điện tử (nhất là các trò chơi trực tuyến) là một dạng thức mới của giải trí, một sự phát triển tự nhiên trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Do vậy, nó là sự phát triển tự nhiên của văn hóa giải trí của con người. Đây là một ngành dịch vụ đang phát triển, có những đóng góp nhất định cho quá trình phát triển ngành CNTT nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Với tốc độ tăng trưởng Internet nhanh, sự phổ biến của Internet băng thông rộng, trình độ của người dùng được đánh giá khá cao trong khu vực, Việt Nam được coi là một thị trường rất tiềm năng của trò chơi điện tử.
Thực tế cho thấy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập cho mọi người, ngành công nghiệp này cũng đem lại doanh thu rất lớn. Chúng ta có thể sử dụng doanh thu từ trò chơi điện tử để đầu tư, phát triển ngành CNTT, đầu tư cho các lĩnh vực an sinh-xã hội. Nhà nước cần phải nắm được cách vận hành và quản lý nó theo cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập của con người.
Dưới đây là một số ý kiến đề xuất để giúp ngành này phát triển đúng hướng:
- Về phía gia đình: để ngăn chặn và tránh cho con em “nghiện” trò chơi điện tử, cách tốt nhất là bố mẹ nên quan tâm, dành nhiều thời gian gần gũi để phát hiện ngay những thay đổi nhỏ của các em, cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con cái đến các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao để có lối sống và tinh thần lành mạnh.
- Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành: cần tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm các quy định về quản lý Internet làm ảnh hưởng đến nhân cách của giới trẻ bởi trong những năm qua, tốc độ phát triển dịch vụ Internet ở nước ta tăng mạnh, một số chủ cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã không chấp hành đúng những quy định về quản lý Internet.
Luật có những điều cấm, nhưng không thể cấm hết được. Có những điều mặc dù pháp luật không cấm, nhưng người kinh doanh cũng phải tự xét đến khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo đức mà tránh làm để không gây ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội. Để định hướng cho cách giải quyết về công tác quản lý thị trường trò chơi điện tử, các bộ, ngành liên quan cần tăng cường và thắt chặt quản lý hơn nữa đối với lĩnh vực kinh doanh này.
Ở nước ta, trò chơi điện tử (nhất là trò chơi trực tuyến) mới phát triển nên luật chưa kịp quy định. Pháp luật đi sau nhưng vấn đề là đi sau bao lâu. Các cơ quan chức năng cần thảo luận các phương án để quản lý và cập nhật các quy định.
Nên chăng mở loại hình “bệnh viện cai nghiện trò chơi điện tử”? Nhiều nước phát triển đã quan tâm nghiên cứu và tìm cách giải quyết tình trạng này. Các nhà tâm thần và tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và tranh cãi rất nhiều về chứng “nghiện” trò chơi điện tử và về việc có nên đưa tình trạng ấy vào bảng xếp loại các bệnh tật.
Chính phủ Thái Lan cũng đã có những đạo luật để hạn chế tình trạng này. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật đều có những chương trình và “trại cai nghiện” trò chơi điện tử. Tại Amsterdam, Hà Lan, đã có bệnh viện chuyên điều trị chứng “nghiện” trò chơi điện tử... Trong khi đó, nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến tình trạng “nghiện” trò chơi điện tử mà chỉ chẩn đoán là rối loạn hành vi đơn thuần.
- Về phía các doanh nghiệp: giải pháp được xem là hợp lý hơn cả là cung cấp phần mềm quản lý trò chơi trực tuyến. VinaGame đã đưa ra chương trình “Quản lý giờ chơi” có tên là Cyber Station Manager giúp người chơi hay các bậc phụ huynh quản lý được thời gian chơi sao cho phù hợp là một ví dụ. Các nhà cung cấp dịch vụ không nên chỉ quan tâm đến doanh thu, đến số người chơi đông mà cần phải quan tâm đến sức khỏe của người chơi.
PHẠM VĂN TỰ (Giáo viên bộ môn Toán-Tin học, Đại học An ninh nhân dân)
_sưu tầm_
(TBVTSG) - Máy tính nói riêng và công nghệ thông tin (CNTT) nói chung đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một trong những mặt trái của máy tính, của CNTT: hội chứng “nghiện” trò chơi điện tử của giới trẻ.
Trò chơi điện tử là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhất là đối với lớp trẻ và mục đích giải trí của chúng là không thể phủ nhận bởi chúng giúp con người thỏa mãn những nhu cầu tâm lý cơ bản. Thế nhưng, nhiều học sinh vì quá “nghiện” trò chơi điện tử nên học hành sa sút, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu; nhiều em phát sinh thói hư như không nghe lời bố mẹ, bỏ học, trộm cắp, lừa dối mọi người... Dưới đây là một số mặt ảnh hưởng tiêu cực của loại hình giải trí này.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống tinh thần
Giới trẻ khi “nghiện” trò chơi điện tử, đi liền với việc sử dụng máy vi tính nhiều, sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Ngồi trước màn hình máy vi tính hàng giờ mỗi ngày sẽ gây ra những triệu chứng mệt mỏi cho đôi mắt, thần kinh và cơ thể. Việc phải luôn căng mắt dõi theo các nhân vật trong trò chơi không ngơi nghỉ sẽ dẫn tới mắt bị mỏi, nhòa và dễ bị hư tổn. Đầu óc người chơi luôn phải tập trung cao độ nhiều giờ liền để điều khiển nhân vật sẽ làm cho thần kinh mệt mỏi.
Việc chơi “quên ăn, quên uống” làm cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất ; tư thế ngồi ít thay đổi hàng giờ liền... là những lý do làm cơ thể rã rời, đau nhức.
Người chơi còn có thể vướng phải chứng bệnh gọi là “hội chứng đường hầm cổ tay”, hậu quả của những động tác lặp đi lặp lại vài chục ngàn lần trong một ngày, làm thương tổn các mô khớp bàn tay và cổ tay. Người mắc bệnh này không thể làm việc bình thường, thậm chí không thể thực hiện những cử động thông thường như cầm tách cà-phê hay nhấc điện thoại.
Như vậy, “nghiện” trò chơi điện tử thường để lại những di chứng về thể xác. Việc dùng máy tính nhiều có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay, các bệnh về cột sống, mắt khô, cơ thể mỏi mệt, đầu óc căng thẳng, kém tập trung... Thậm chí, có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược, động kinh. Nhiều em có biểu hiện của các rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối hoặc rơi vào các trạng thái của trầm cảm...
“Nghiện” trò chơi điện tử còn để lại hậu quả về mặt xã hội. Đa số các em có kiểu hành xử và nhầm lẫn giữa đời sống thực và ảo, ngày càng xa rời thực tế, ít quan tâm đến cuộc sống thực. Dần dần các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khó khăn. Nhiều em đặt ra những tình huống và giá trị sống như các tình huống trong các trò chơi, coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình, kết thân với những “anh hùng hảo hán” ngoài xã hội... Đó là nguyên nhân gây nên những tổn thương về mặt tâm lý và những khó khăn khi trở về với đời sống thực.
Tìm ra nguyên nhân sâu xa của các thảm kịch sát nhân hàng loạt như tại trường Virginia Tech, Mỹ (17-4-2007), người ta lại quay về chủ đề gây tranh cãi: liệu các trò chơi điện tử và phim ảnh bạo lực có thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của giới trẻ?
Theo ý kiến của một nhà tâm lý học: “Những kẻ sát nhân hàng loạt của ngày mai chính là những đứa trẻ của hôm nay, được “lập trình” sẵn bởi những liều thuốc bạo lực tràn ngập trên các phương tiện nghe nhìn.”
Tiêu tốn tiền bạc, lơ là học tập
Một số cậu bé thích máy tính hơn bất kỳ cái gì khác; về đến nhà là ngồi lỳ trước máy tính, không để ý đến mọi chuyện xung quanh. “Nó trở nên dễ xúc động, hung hăng, hiếu chiến và còn đánh cả em gái khi bị làm phiền”. Đó là nhận xét của chị Chintana (Bangkok - Thái Lan) về cậu con trai Suaravich “nghiện” máy tính của mình. Chị đã tìm mọi cách lôi con trai ra khỏi thế giới ảo. Để hạn chế con trai chơi trò chơi điện tử mỗi ngày, chị khuyến khích Suaravich ra ngoài, chơi thể thao và để rất nhiều cuốn sách hay cho cậu bé đọc nhưng không có kết quả. Hậu quả là cậu bé học hành sa sút, từ lớp 4 (theo đúng tuổi của cậu), Suaravich bị buộc phải học lại lớp 2.
Theo một số chuyên gia, “nghiện” trò chơi điện tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các trò chơi điện tử thường khuyến khích các hành vi hung hăng, tiêu tốn tiền bạc và hại sức khỏe.
Băng hoại đạo đức
Sự phát triển của các trò chơi điện tử về một khía cạnh nào đó đã có ảnh hưởng xấu đến những giá trị đạo đức truyền thống. Điển hình là sự lan tràn của các trò chơi đầy tính bạo lực hay đồi trụy, mà đối tượng bị tác động trực tiếp là giới trẻ. Những trò chơi mang tính bạo lực tác động xấu đến nhân cách đang phát triển của những đứa trẻ là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, các trò chơi dạng bạo lực vẫn chưa phải là mối lo ngại lớn nhất của các bậc phụ huynh so với các trò chơi mang tính tình dục. Với sự tiến bộ của công nghệ, người ta có thể làm được mọi thứ có thể tưởng tượng ra.
Ở nước ta, trò chơi điện tử dạng này tuy không được bày bán công khai nhưng vẫn có ở các quầy bán đĩa, có thể mua chúng một cách dễ dàng. Và đặc biệt, chúng có thể lan tràn rất nhanh trong giới trẻ theo cách chuyền tay nhau.
Hậu quả tất yếu là tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, lối sống và suy nghĩ của con người buông thả hơn dẫn đến nhiều hành vi, thái độ tiêu cực trong đời sống. Nguy hại hơn là những điều đó lại tác động trực tiếp lên thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của xã hội.
Đâu là giải pháp?
Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng, trò chơi điện tử (nhất là các trò chơi trực tuyến) là một dạng thức mới của giải trí, một sự phát triển tự nhiên trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Do vậy, nó là sự phát triển tự nhiên của văn hóa giải trí của con người. Đây là một ngành dịch vụ đang phát triển, có những đóng góp nhất định cho quá trình phát triển ngành CNTT nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Với tốc độ tăng trưởng Internet nhanh, sự phổ biến của Internet băng thông rộng, trình độ của người dùng được đánh giá khá cao trong khu vực, Việt Nam được coi là một thị trường rất tiềm năng của trò chơi điện tử.
Thực tế cho thấy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập cho mọi người, ngành công nghiệp này cũng đem lại doanh thu rất lớn. Chúng ta có thể sử dụng doanh thu từ trò chơi điện tử để đầu tư, phát triển ngành CNTT, đầu tư cho các lĩnh vực an sinh-xã hội. Nhà nước cần phải nắm được cách vận hành và quản lý nó theo cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập của con người.
Dưới đây là một số ý kiến đề xuất để giúp ngành này phát triển đúng hướng:
- Về phía gia đình: để ngăn chặn và tránh cho con em “nghiện” trò chơi điện tử, cách tốt nhất là bố mẹ nên quan tâm, dành nhiều thời gian gần gũi để phát hiện ngay những thay đổi nhỏ của các em, cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con cái đến các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao để có lối sống và tinh thần lành mạnh.
- Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành: cần tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm các quy định về quản lý Internet làm ảnh hưởng đến nhân cách của giới trẻ bởi trong những năm qua, tốc độ phát triển dịch vụ Internet ở nước ta tăng mạnh, một số chủ cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã không chấp hành đúng những quy định về quản lý Internet.
Luật có những điều cấm, nhưng không thể cấm hết được. Có những điều mặc dù pháp luật không cấm, nhưng người kinh doanh cũng phải tự xét đến khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo đức mà tránh làm để không gây ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội. Để định hướng cho cách giải quyết về công tác quản lý thị trường trò chơi điện tử, các bộ, ngành liên quan cần tăng cường và thắt chặt quản lý hơn nữa đối với lĩnh vực kinh doanh này.
Ở nước ta, trò chơi điện tử (nhất là trò chơi trực tuyến) mới phát triển nên luật chưa kịp quy định. Pháp luật đi sau nhưng vấn đề là đi sau bao lâu. Các cơ quan chức năng cần thảo luận các phương án để quản lý và cập nhật các quy định.
Nên chăng mở loại hình “bệnh viện cai nghiện trò chơi điện tử”? Nhiều nước phát triển đã quan tâm nghiên cứu và tìm cách giải quyết tình trạng này. Các nhà tâm thần và tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và tranh cãi rất nhiều về chứng “nghiện” trò chơi điện tử và về việc có nên đưa tình trạng ấy vào bảng xếp loại các bệnh tật.
Chính phủ Thái Lan cũng đã có những đạo luật để hạn chế tình trạng này. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật đều có những chương trình và “trại cai nghiện” trò chơi điện tử. Tại Amsterdam, Hà Lan, đã có bệnh viện chuyên điều trị chứng “nghiện” trò chơi điện tử... Trong khi đó, nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến tình trạng “nghiện” trò chơi điện tử mà chỉ chẩn đoán là rối loạn hành vi đơn thuần.
- Về phía các doanh nghiệp: giải pháp được xem là hợp lý hơn cả là cung cấp phần mềm quản lý trò chơi trực tuyến. VinaGame đã đưa ra chương trình “Quản lý giờ chơi” có tên là Cyber Station Manager giúp người chơi hay các bậc phụ huynh quản lý được thời gian chơi sao cho phù hợp là một ví dụ. Các nhà cung cấp dịch vụ không nên chỉ quan tâm đến doanh thu, đến số người chơi đông mà cần phải quan tâm đến sức khỏe của người chơi.
PHẠM VĂN TỰ (Giáo viên bộ môn Toán-Tin học, Đại học An ninh nhân dân)
_sưu tầm_