Khỉ cũng có tiếng địa phương
Các con khỉ cũng có chất giọng riêng tuỳ thuộc vào nơi chúng sống. Đây là nghiên cứu đầu tiên khẳng định điều đó, do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện.
"Sự khác biệt trong cách nói của khỉ cũng giống như tiếng địa phương của con người", Nobuo Masataka, giáo sư phong tục học tại Viện nghiên cứu linh trưởng thuộc Đại học Kyoto, cho biết.
Nhóm nghiên cứu phân tích chất giọng của 2 nhóm khỉ Nhật Bản, Macaca fuscata yakui, trong khoảng năm 1990 và 2000.
Một nhóm gồm 23 con khỉ sống ở hòn đảo miền nam Yakushima, nhóm khác gồm 30 con hậu duệ của cùng nhóm trên chuyển từ hòn đảo tới ở núi Ohira, trung tâm Nhật Bản, từ năm 1956.
Kết quả cho thấy nhóm sống ở đảo có giọng nói cao hơn 110 hertz so với nhóm ở núi Ohira.
Những con khỉ ở đảo Yakushima có tiếng kêu véo von hơn bởi các cây cao ở đảo làm ngăn cản âm thanh. "Mặt khác, khỉ ở núi Ohira không phải í éo bởi cây ở đó thấp. Mỗi nhóm đã phải điều chỉnh tiếng kêu của mình để phù hợp với môi trường", Masataka nói.
Điều này cho thấy sự khác biệt trong tiếng kêu của khỉ không phải bắt nguồn từ gene. Kết quả có thể giúp tìm ra nguồn gốc ngôn ngữ con người.
Nguồn: VnExpres
Các con khỉ cũng có chất giọng riêng tuỳ thuộc vào nơi chúng sống. Đây là nghiên cứu đầu tiên khẳng định điều đó, do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện.
"Sự khác biệt trong cách nói của khỉ cũng giống như tiếng địa phương của con người", Nobuo Masataka, giáo sư phong tục học tại Viện nghiên cứu linh trưởng thuộc Đại học Kyoto, cho biết.
Nhóm nghiên cứu phân tích chất giọng của 2 nhóm khỉ Nhật Bản, Macaca fuscata yakui, trong khoảng năm 1990 và 2000.
Một nhóm gồm 23 con khỉ sống ở hòn đảo miền nam Yakushima, nhóm khác gồm 30 con hậu duệ của cùng nhóm trên chuyển từ hòn đảo tới ở núi Ohira, trung tâm Nhật Bản, từ năm 1956.
Kết quả cho thấy nhóm sống ở đảo có giọng nói cao hơn 110 hertz so với nhóm ở núi Ohira.
Những con khỉ ở đảo Yakushima có tiếng kêu véo von hơn bởi các cây cao ở đảo làm ngăn cản âm thanh. "Mặt khác, khỉ ở núi Ohira không phải í éo bởi cây ở đó thấp. Mỗi nhóm đã phải điều chỉnh tiếng kêu của mình để phù hợp với môi trường", Masataka nói.
Điều này cho thấy sự khác biệt trong tiếng kêu của khỉ không phải bắt nguồn từ gene. Kết quả có thể giúp tìm ra nguồn gốc ngôn ngữ con người.
Nguồn: VnExpres