• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Khi bạn nói xã hội ngày nay trọng bằng cấp

Bạch Việt

New member
Xu
69
Khi bạn nói xã hội ngày nay trọng bằng cấp


Mọi thứ chỉ là tương đối. Một thầy giáo của tôi đã nói với sinh viên: “Điểm không phải là tất cả, nhưng ít nhất khi bây giờ xã hội chưa có hệ thống nào tốt hơn để đánh giá thì các em phải học vì điểm”. Nhiều người sẽ phản đối học vì học lấy kiến thức chứ không phải học gạo. Nhưng nếu kiến thức tốt thì điểm phải cao. Có một câu tôi hay đùa thế này: Người điểm cao chưa chắc đã giỏi, nhưng đã giỏi thì điểm phải cao. Đấy là đối với trường hợp cho những người đi học và sẽ giơ bảng điểm ra để ứng tuyển.

b%E1%BA%B1ng%20c%E1%BA%A5p.JPG

Bằng cấp là một cái chứng nhận bạn đã biết gì, đạt được gì một cách tương đối khi mà hiện nay nhà tuyển dụng chưa có khả năng siêu nhiên để đánh giá ngay lập tức ứng viên là người thực sự như nào. Mà có bằng cấp rồi cũng chẳng biết anh ta có đúng là như thế không. Vậy mới sinh ra thử việc.


Ví dụ về tiếng Anh, các trường Đại Học quốc tế không có đủ thời gian để kiểm tra trình độ tiếng Anh của tất cả sinh viên xin học. Vậy họ cần bên thứ 3 cung cấp một cái chứng nhận. Còn nếu bạn đã rất giỏi tiếng Anh mà không có bằng rõ ràng bạn không thể du học nhưng vẫn làm được nhiều thứ, xin được nhiều việc ở Việt Nam dù có khi bạn chẳng có bằng cấp 3. Còn ngành Y, Dược, Chứng khoán thì bạn cần có bằng cấp. Đó là luật định.


Còn giả như mình là chủ doanh nghiệp đang tìm nhân tài làm việc cho công ty, thì những vị trí đòi hỏi chuyên môn đặc thù của ngành rõ ràng mình sẽ thích người có bằng cấp sẵn. Còn các vị trí ngược lại (thậm chí đó có thể là quản lý) cũng có thể mình thích một người có tố chất không cần bằng cấp. Nhưng chắc hẳn đó sẽ là người mình đã quen biết, hoặc người thân tín giới thiệu.


Cũng có rất nhiều người không bằng cấp, mà có vị trí cao trong lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn đặc thù ngành, như vậy họ cũng đã phải cố gắng rất nhiều và họ cũng đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Nếu đã tới lúc ấy thì xã hội cũng không quan tâm nhiều lắm đến học vấn của họ nữa. Nhưng với các bạn trẻ để đạt tới đó rõ ràng bước khởi đầu vẫn rất khó khăn, ở mọi nơi không chỉ Việt Nam.


Bạn không cần lo về bằng cấp nếu bạn có một bằng chứng thuyết phục về khả năng của mình trước một người xa lạ trong thời gian rất ngắn.

Ngày nay hầu như ai cũng cố đi theo con đường học hành, và như những gì tôi thảo luận ở trên người đọc sẽ cho là vậy cuối cùng không bằng cấp thật khổ cực. Không hẳn như vậy. Với riêng tôi, cá nhân tôi cho rằng rât nên có bằng cấp và tôi đi theo con đường đó. Nhưng khi tôi không có bằng tôi cũng không bao giờ than phiền chán nản là xã hội chỉ trọng bằng cấp vì tôi cho đó là hợp lý. Nếu tôi trượt Đại học, tôi có thể đi học nghề gì đó như báo chí vẫn nói. Nhưng nhiều khi tôi nghĩ nếu trước đây mình trượt Đại học có khi cuộc đời lại sang trang. Chỉ là một chút hài hước nhưng phần nào cũng đúng. Lúc ấy tôi không lo 5 năm đi lên giảng đường, không lo bị mất công việc hiện tại, không lo mình phù phiếm khi đi học/làm những thứ mình thấy thích. Tôi thấy các bạn Việt Nam đa số hay chọn trường theo năng lực học tập, trừ những bạn thi khối năng khiếu.


Nếu bạn không thi Đại học theo số đông, không chọn trường nổi vì bạn học rất giỏi và bạn đã xác định được bạn thực sự thích hay tốt hơn nữa là đam mê điều gì?


Tôi chẳng có ý định bày ra đây cho ai đó là nên như này, như nọ. Mỗi người lựa chọn hướng đi riêng của mình. Tôi chỉ ví dụ bạn muốn làm Giám đốc điều hành? Cái này quá nhiều ví dụ rồi CEO không bằng cấp, CEO công ty của chính mình. Giám đốc tài chính? Chuyên môn không đơn giản. Nhưng tôi nghĩ vẫn có khả năng nếu bạn thực sự đam mê vẫn có những con đường đi lên. Kế toán cho đơn vị nhỏ, tự học buổi tối, thực tế nhiều năm, và một chứng chỉ tài chính. Đây chỉ là một ví dụ thoáng chốc suy nghĩ có thể còn chưa sâu sát thực tế. Nhưng nếu bạn đã lựa chọn thì bạn có rất nhiều thời gian để suy nghĩ cho con đường của mình. Xin đừng than phiền nhiều, chê trách xã hội chỉ trọng bằng cấp.


Đây là một bài viết bất chợt khi quanh ta ngày nay toàn các nội dung xung quanh vấn đề: trọng bằng cấp quá…
Nếu bạn được toàn quyền quản lý và chịu trách nhiệm một ngân hàng lớn. Bạn phải tuyển dụng 10 người vào 10 phòng ban nghiệp vụ. Bạn sẽ tuyển ai, quy trình, cách thức đánh giá như nào?


Các bậc cha mẹ vẫn nói: Giờ không có bằng cấp chẳng làm được gì. Phải chăng hầu hết các bậc phụ huynh không tin tưởng vào sức mạnh của đứa con, cho rằng nó chỉ có thể thành công bằng con đường học vấn. Còn người cho là mình không tệ nhưng chưa có bằng cấp phù hợp thì dễ nghĩ: xã hội này trọng bằng cấp quá không có chỗ cho mình. Phải chăng họ chưa đủ năng lực thực sự hoặc chưa đi đến cuối đường. Mà cũng có thể họ chưa tìm thấy điều phù hợp với mình.


Cuối cùng, theo một câu nói thú vị “Không phải ai cũng có may mắn được bị đuổi việc một lần trong đời” – Cuốn Làm việc 24 tiếng một ngày, đôi lúc tôi vẫn thầm nghĩ một câu hài hước ăn theo: không phải ai cũng có may mắn được trượt đại học trong đời. Tôi đã rất may mắn vì trượt Đại học một lần. Nhưng thôi đó là một câu chuyện cá nhân.
Chúc mọi người đặc biệt là các bạn học sinh tìm được con đường mình mong muốn đi, chọn lấy mình sẽ học cái gì, làm điều gì trước khi là học ở đâu. Hãy dành mọi tâm sức, nhiệt tình cho điều mình yêu thích. Xin đừng lầm lẫn cứ cố gắng lựa chọn công cụ thay vì đáng ra phải chọn đích đến trước tiên – điều mà bạn mong muốn.




Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top