gioidinhhue
New member
- Xu
- 0
Khi giảng kinh, có lần Pháp sư Tịnh Không tự nói, “...trước khi xuất gia tôi có đi săn bắn, trong ba năm sát hại nhiều sanh vật. Khi đọc được kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện sợ quá không dám làm nữa...”. Ðây là một việc ác, tối kỵ đối với một vị đại Hòa Thượng, thế mà ngài dám tự khai. Ðiều này đâu phải tầm thường! Kể việc “săn bắn” là sám nghiệp, “sợ quá không dám làm nữa” là ăn năn hối lỗi, “đọc kinh Phật” là gieo duyên Phật pháp. Ngài đã nêu cái gương sám hối cho chúng ta theo. Thành thực nói lên điều lầm lỗi của mình chưa chắc đã bị giảm uy tín, ngược lại nhiều khi còn tăng thêm nữa là khác!...
Cụ thể, nếu thật sự muốn sám nghiệp thì không thiếu gì cơ hội để khai. Ví dụ, gặp người khỏe ta tâm sự: “Vì anh/chị ăn ở hiền lành cho nên mới được khỏe mạnh, còn tôi có lẽ trong đời đã lỡ làm nhiều lỗi lầm cho nên bị nghiệp báo, bệnh hoạn hoài. Bây giờ biết tội rồi, chỉ còn có niệm Phật cầu xin gia trì”. Khen người chê ta, có mất mát gì đâu. Khen điều tốt của người để tăng thiện tâm cho họ, chê điều sai của ta để giải nghiệp cho mình, niệm Phật để gieo duyên lành cho chúng sanh. Một câu nói bình thường mà tạo ra biết bao nhiêu công đức. Thế mà ít ai chịu làm, thành ra đường đời vẫn lắm chông gai... Trong kinh Ðại Tập, Phật dạy, “Ðời mạt pháp vạn ức người tu, không được một người giải thoát.”. Tại sao không được giải thoát? Vì mê chấp, khăng khăng giữ lấy nghiệp chướng, lại ưa thích xả bỏ công đức cho nên giải nạn không được. Phật nói tiếp, “Chỉ nương theo pháp niệm Phật mới có thể ra khỏi được luân hồi”. Ra khỏi sanh tử luân hồi là thoát nạn. Như vậy, pháp đại thiện tối thượng để giải nạn là biết lỗi, biết sửa chữa và thành tâm niệm Phật. Ðây thực sự là sám hối nghiệp chướng vậy.
Sám hối là lợi cho mình gọi là “tự lợi”, còn “Hồi Hướng” là lợi cho người gọi là “lợi tha”. Hồi hướng là đem công đức tu hành chuyển đến chỗ nào mà mình mong muốn tặng. Ví dụ, “Hồi Hướng Bồ Ðề” là mong cho mình được ngày giác ngộ, “Hồi Hướng Thực Teá” là gởi công đức về Tây Phương Tịnh Ðộ để mình được vãng sanh, “Hồi Hướng Chúng Sanh” là bố thí công đức của mình cho tất cả chúng sanh, mong cầu cho chúng sanh cũng được lợi lạc, được vãng sanh Tịnh Ðộ. Hồi hướng cho oan gia trái chủ thuộc về sự hồi hướng chúng sanh.
Trong bài văn hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðoä.
Trên đền bốn ơn nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ.
Nếu có kẻ thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề
Hết một báo thân này.
Ðồng sanh Cực Lạc Quốc.
Bài văn này đã có đầy đủ tất cả các pháp hồi hướng. Tuy nhiên, để nhắc nhở mạnh hơn, sau khi hồi hướng chung, ta có thể đọc để hồi hướng riêng như cầu siêu cho người thân, cho oan gia trái chủ, v.v... bằng cách đổi câu thứ hai (có gạch dưới), còn những câu khác giữ nguyên. Ðây là bài hồi hướng cho gọn, dễ nhớ chứ không bắt buộc, cũng có thể thành tâm tự nguyện hồi hướng theo nội dung tương tự là được.
Cũng xin nói thêm là tu hành, công đức mình nên hồi hướng đến khắp chúng sanh, hồi hướng càng rộng càng tốt, đừng nên chỉ hồi hướng riêng cho cá nhân mình. Công đức là phước vô lậu, vô hình, không thể bắt giữ. Công đức ví như ánh sáng của ngọn đèn, mình chiếm giữ riêng thì cũng bao nhiêu đó, mình chia cho nhiều người cùng hưởng thì mình cũng không mất chút nào, nhưng hồi hướng công đức đến rộng khắp chúng sanh thì tâm lượng của mình sẽ quảng đại, giải tỏa được thù oán nhiều đời nhiều kiếp. Nhờ vậy, mình được giải thoát mà oán thân trái chủ cũng được ích lợi. Khi hết báo thân này ta vãng sanh Tây Phương thì đương nhiên trở thành bất thối Bồ Tát, thần thông diệu dụng, với thiên bá ức hóa thân ta có thể phân thân đi cứu độ chúng sanh, trả nợ nghiệp chướng... là chuyện dễ dàng chứ không phải đi là quỵt nợ.
Ở đây, hàng ngày các đồng tu khắp nơi trên thế giới về đạo tràng niệm Phật, ngoài việc hồi hướng cho cửu huyền thất tổ sớm được siêu sanh, ngày nào con cũng có hồi hướng cho cha mẹ, các cô, các chú, cho tất cả bà con, cho tất cả chúng sanh. Nhiều người cũng có để tên cầu giải oan gia trái chủ cho thân nhân của họ, v.v... trong niệm Phật đường của Hội Tịnh Tông Úc châu, mong cho tất cả sớm ngày giải nạn.
Hỏi rằng liệu việc này có thực tế không? Những người được hồi hướng có có hưởng được lợi ích gì không? Thưa quý vị đồng tu chuyện này khó nói lắm, hay nói đúng ra không cần biết đến. Phật dạy phải hồi hướng công đức cho chúng sanh để cứu độ họ thì mình cứ thành tâm làm đi, còn phần người được hồi hướng có lợi ích hay không, đó là chuyện khác. Ví như một người đang ở trong một căn nhà nóng bức, công đức hồi hướng là làn gió mát thổi đến, nhưng người đó có biết mở cửa đón nhận thì được hưởng sự thanh lương, còn khư khư đóng cửa thì đó là quyền của họ.
Hãy thành tâm hồi hướng công đức cho chúng sanh, thành tâm hồi hướng công đức cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, dù còn tại tiền hay đã khuất bóng. Ðó là tâm nguyện của người tu hành. Trong chuyện vãng sanh của bác Dư Thị Ky, anh Ðường Tấn Hải thực sự là một người con gương mẫu của lòng hiếu thảo. Trước khi về lại Sydney để tổ chức thất tuần, anh ta đến nói với các đồng tu:
-Thứ bảy này tụng kinh, xin quý bác, anh chị hồi hướng thất tuần cho mẹ em nghen.
-Chắc chắn nhơ chứ.
Anh ta thành tâm làm việc này, hiếu dưỡng phụ mẫu (khi còn sống cũng như khi cha mẹ qua đời) anh không ngại khó khăn, không ngại sự cầu khẩn bất cứ ai. Mỗi ngày sau giờ niệm Phật, mọi người đều về phòng nghỉ thì riêng anh ta thường lặng trở lại niệm Phật đường một mình tiếp tục niệm Phật. Kinh hành niệm Phật phải có người đánh khánh dẫn chúng, chuyện này không phải dễ nhất là người mới tập, nhưng anh ta, dù là người mới tập, cũng xin tự nguyện dẫn khánh sáng trưa chiều tối. Anh ta nói với một vị đồng tu:
-Em muốn có thêm giờ dẫn khánh để có thêm công đức hồi hướng cho mẹ.
Nghe nói mà thương! Anh Hải đã phát tâm cúng dường khắp nơi, in kinh, sang băng... bất cứ chuyện gì cần đến anh đều hoan hỷ tham gia, mục đích là để tạo công đức hồi hướng cho mẹ. Có một bữa trưa có đồng tu vô tình mở cửa phòng của anh thì thấy anh đang ngồi xếp bằng trên giường, tay ôm hộp đựng xá lợi của mẹ và âm thầm niệm Phật. Người đó nhẹ nhàng khép cửa bước ra mà cảm động muốn rơi nước mắt.
Người con hiếu thảo là như vậy đó. Cha mẹ tại tiền thì lo bề phụng dưỡng, hướng dẫn tu hành. Mẹ lâm chung thì quyết lòng bảo vệ, chí tâm hộ niệm cho mẹ vãng sanh. Vãng sanh rồi vẫn cố gắng hết sức tạo thêm công đức hồi hướng cho mẹ để lòng mình được an lạc, thanh thản, một đời trả tròn đại hiếu làm người. Anh ta hỏi thăm từng chút, nhờ từng người, tranh thủ từng phút thời gian, đi xa hàng ngàn cây số... để làm việc thiện, âm thầm lặng lẽ tạo công đức gởi về cho mẹ. Thật là một tấm gương hiếu thảo đáng khen.
Nói tóm lại, nếu thực tâm tu hành thì nên nghe theo lời dạy của Tổ Ấn Quang, “...phải nghĩ rằng công phu tu tập của mình còn yếu...” mà cố gắng tinh tấn tu hành nhiều hơn. Phải biết nhiều đời nhiều kiếp rồi chắc chắn mình đã tạo nhiều nghiệp chướng, đời này có trả cho mấy đi nữa cũng khó mà hết. Thế thì đau bệnh chút ít có ăn nhằm gì! Hàng ngày nên nhớ phát lồ sám hối, phát nguyện tu sửa, lo tích công tồn đức hồi hướng cho chúng sanh. Một lòng tin Phật, chuyên tâm niệm A Di Ðà Phật, quyết cầu sanh Tịnh Ðộ. Giữ cái tâm này vững vàng, thì một báo thân này thôi ta được đới nghiệp vãng sanh, bất thối thành đạo Bồ Ðề.
Tuệ Minh
https://chuadienphuc.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=27
Cụ thể, nếu thật sự muốn sám nghiệp thì không thiếu gì cơ hội để khai. Ví dụ, gặp người khỏe ta tâm sự: “Vì anh/chị ăn ở hiền lành cho nên mới được khỏe mạnh, còn tôi có lẽ trong đời đã lỡ làm nhiều lỗi lầm cho nên bị nghiệp báo, bệnh hoạn hoài. Bây giờ biết tội rồi, chỉ còn có niệm Phật cầu xin gia trì”. Khen người chê ta, có mất mát gì đâu. Khen điều tốt của người để tăng thiện tâm cho họ, chê điều sai của ta để giải nghiệp cho mình, niệm Phật để gieo duyên lành cho chúng sanh. Một câu nói bình thường mà tạo ra biết bao nhiêu công đức. Thế mà ít ai chịu làm, thành ra đường đời vẫn lắm chông gai... Trong kinh Ðại Tập, Phật dạy, “Ðời mạt pháp vạn ức người tu, không được một người giải thoát.”. Tại sao không được giải thoát? Vì mê chấp, khăng khăng giữ lấy nghiệp chướng, lại ưa thích xả bỏ công đức cho nên giải nạn không được. Phật nói tiếp, “Chỉ nương theo pháp niệm Phật mới có thể ra khỏi được luân hồi”. Ra khỏi sanh tử luân hồi là thoát nạn. Như vậy, pháp đại thiện tối thượng để giải nạn là biết lỗi, biết sửa chữa và thành tâm niệm Phật. Ðây thực sự là sám hối nghiệp chướng vậy.
Sám hối là lợi cho mình gọi là “tự lợi”, còn “Hồi Hướng” là lợi cho người gọi là “lợi tha”. Hồi hướng là đem công đức tu hành chuyển đến chỗ nào mà mình mong muốn tặng. Ví dụ, “Hồi Hướng Bồ Ðề” là mong cho mình được ngày giác ngộ, “Hồi Hướng Thực Teá” là gởi công đức về Tây Phương Tịnh Ðộ để mình được vãng sanh, “Hồi Hướng Chúng Sanh” là bố thí công đức của mình cho tất cả chúng sanh, mong cầu cho chúng sanh cũng được lợi lạc, được vãng sanh Tịnh Ðộ. Hồi hướng cho oan gia trái chủ thuộc về sự hồi hướng chúng sanh.
Trong bài văn hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðoä.
Trên đền bốn ơn nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ.
Nếu có kẻ thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề
Hết một báo thân này.
Ðồng sanh Cực Lạc Quốc.
Bài văn này đã có đầy đủ tất cả các pháp hồi hướng. Tuy nhiên, để nhắc nhở mạnh hơn, sau khi hồi hướng chung, ta có thể đọc để hồi hướng riêng như cầu siêu cho người thân, cho oan gia trái chủ, v.v... bằng cách đổi câu thứ hai (có gạch dưới), còn những câu khác giữ nguyên. Ðây là bài hồi hướng cho gọn, dễ nhớ chứ không bắt buộc, cũng có thể thành tâm tự nguyện hồi hướng theo nội dung tương tự là được.
Cũng xin nói thêm là tu hành, công đức mình nên hồi hướng đến khắp chúng sanh, hồi hướng càng rộng càng tốt, đừng nên chỉ hồi hướng riêng cho cá nhân mình. Công đức là phước vô lậu, vô hình, không thể bắt giữ. Công đức ví như ánh sáng của ngọn đèn, mình chiếm giữ riêng thì cũng bao nhiêu đó, mình chia cho nhiều người cùng hưởng thì mình cũng không mất chút nào, nhưng hồi hướng công đức đến rộng khắp chúng sanh thì tâm lượng của mình sẽ quảng đại, giải tỏa được thù oán nhiều đời nhiều kiếp. Nhờ vậy, mình được giải thoát mà oán thân trái chủ cũng được ích lợi. Khi hết báo thân này ta vãng sanh Tây Phương thì đương nhiên trở thành bất thối Bồ Tát, thần thông diệu dụng, với thiên bá ức hóa thân ta có thể phân thân đi cứu độ chúng sanh, trả nợ nghiệp chướng... là chuyện dễ dàng chứ không phải đi là quỵt nợ.
Ở đây, hàng ngày các đồng tu khắp nơi trên thế giới về đạo tràng niệm Phật, ngoài việc hồi hướng cho cửu huyền thất tổ sớm được siêu sanh, ngày nào con cũng có hồi hướng cho cha mẹ, các cô, các chú, cho tất cả bà con, cho tất cả chúng sanh. Nhiều người cũng có để tên cầu giải oan gia trái chủ cho thân nhân của họ, v.v... trong niệm Phật đường của Hội Tịnh Tông Úc châu, mong cho tất cả sớm ngày giải nạn.
Hỏi rằng liệu việc này có thực tế không? Những người được hồi hướng có có hưởng được lợi ích gì không? Thưa quý vị đồng tu chuyện này khó nói lắm, hay nói đúng ra không cần biết đến. Phật dạy phải hồi hướng công đức cho chúng sanh để cứu độ họ thì mình cứ thành tâm làm đi, còn phần người được hồi hướng có lợi ích hay không, đó là chuyện khác. Ví như một người đang ở trong một căn nhà nóng bức, công đức hồi hướng là làn gió mát thổi đến, nhưng người đó có biết mở cửa đón nhận thì được hưởng sự thanh lương, còn khư khư đóng cửa thì đó là quyền của họ.
Hãy thành tâm hồi hướng công đức cho chúng sanh, thành tâm hồi hướng công đức cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, dù còn tại tiền hay đã khuất bóng. Ðó là tâm nguyện của người tu hành. Trong chuyện vãng sanh của bác Dư Thị Ky, anh Ðường Tấn Hải thực sự là một người con gương mẫu của lòng hiếu thảo. Trước khi về lại Sydney để tổ chức thất tuần, anh ta đến nói với các đồng tu:
-Thứ bảy này tụng kinh, xin quý bác, anh chị hồi hướng thất tuần cho mẹ em nghen.
-Chắc chắn nhơ chứ.
Anh ta thành tâm làm việc này, hiếu dưỡng phụ mẫu (khi còn sống cũng như khi cha mẹ qua đời) anh không ngại khó khăn, không ngại sự cầu khẩn bất cứ ai. Mỗi ngày sau giờ niệm Phật, mọi người đều về phòng nghỉ thì riêng anh ta thường lặng trở lại niệm Phật đường một mình tiếp tục niệm Phật. Kinh hành niệm Phật phải có người đánh khánh dẫn chúng, chuyện này không phải dễ nhất là người mới tập, nhưng anh ta, dù là người mới tập, cũng xin tự nguyện dẫn khánh sáng trưa chiều tối. Anh ta nói với một vị đồng tu:
-Em muốn có thêm giờ dẫn khánh để có thêm công đức hồi hướng cho mẹ.
Nghe nói mà thương! Anh Hải đã phát tâm cúng dường khắp nơi, in kinh, sang băng... bất cứ chuyện gì cần đến anh đều hoan hỷ tham gia, mục đích là để tạo công đức hồi hướng cho mẹ. Có một bữa trưa có đồng tu vô tình mở cửa phòng của anh thì thấy anh đang ngồi xếp bằng trên giường, tay ôm hộp đựng xá lợi của mẹ và âm thầm niệm Phật. Người đó nhẹ nhàng khép cửa bước ra mà cảm động muốn rơi nước mắt.
Người con hiếu thảo là như vậy đó. Cha mẹ tại tiền thì lo bề phụng dưỡng, hướng dẫn tu hành. Mẹ lâm chung thì quyết lòng bảo vệ, chí tâm hộ niệm cho mẹ vãng sanh. Vãng sanh rồi vẫn cố gắng hết sức tạo thêm công đức hồi hướng cho mẹ để lòng mình được an lạc, thanh thản, một đời trả tròn đại hiếu làm người. Anh ta hỏi thăm từng chút, nhờ từng người, tranh thủ từng phút thời gian, đi xa hàng ngàn cây số... để làm việc thiện, âm thầm lặng lẽ tạo công đức gởi về cho mẹ. Thật là một tấm gương hiếu thảo đáng khen.
Nói tóm lại, nếu thực tâm tu hành thì nên nghe theo lời dạy của Tổ Ấn Quang, “...phải nghĩ rằng công phu tu tập của mình còn yếu...” mà cố gắng tinh tấn tu hành nhiều hơn. Phải biết nhiều đời nhiều kiếp rồi chắc chắn mình đã tạo nhiều nghiệp chướng, đời này có trả cho mấy đi nữa cũng khó mà hết. Thế thì đau bệnh chút ít có ăn nhằm gì! Hàng ngày nên nhớ phát lồ sám hối, phát nguyện tu sửa, lo tích công tồn đức hồi hướng cho chúng sanh. Một lòng tin Phật, chuyên tâm niệm A Di Ðà Phật, quyết cầu sanh Tịnh Ðộ. Giữ cái tâm này vững vàng, thì một báo thân này thôi ta được đới nghiệp vãng sanh, bất thối thành đạo Bồ Ðề.
Tuệ Minh
https://chuadienphuc.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=27