H
HuyNam
Guest
Khảo sát một số biểu tượng trong tác phẩm “Và khi tro bụi” của Đoàn Minh Phượng.
Trong sự vận động không ngừng của xã hội, văn học Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể đến sự phát triển vượt bậc của tiểu thuyết đương đại. Hàng loạt cây bút thử sức mình trong lối viết tiểu thuyết mới, nhiều tiểu thuyết ra đời với những bút pháp mới lạ, hấp dẫn, thu hút người đọc đem lại những cách tân cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ra đời được độc giả đón nhận đánh giá cao nhưng cũng không ít tác phẩm phải trải qua thăng trầm của dư luận mới khẳng định được giá trị và vị trí của mình. Có những tác phẩm được viết bởi những cây bút già dặn nhưng cũng không ít tác phẩm là sự thử sức của những tài năng mới nhưng cũng không kém phần thành công. “Và khi tro bụi” là một tác phẩm đầu tay của Đoàn Minh Phượng nhưng đã khẳng định được vị trí của mình. Tác phẩm vừa có tính chất ma lỵ, ly kì như một cuốn truyện trinh thám nhưng cũng mang đầy chất thơ, chất triết luận Đông-Tây. Tác giả đã sử dụng khá nhiều biểu tượng trong tác phẩm của mình tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt cho người đọc.
“Và khi tro bụi” là tác phẩm đầu tay của đạo diễn tài ba Đoàn Minh Phượng, đây là tác phẩm văn xuôi duy nhất đoạt giải của Hội nhà văn năm 2007. Đây là tác phẩm có lối viết khá lạ, bên cạnh lối viết gần như theo dòng ý thức triền miên thì trong tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng độc đáo như: sương mù, tro bụi, cái chết, màu trắng, màu đen,...Những biểu tượng này có vẻ tách rời nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ đặc biệt, tuy ba đấy nhưng lại là một, tất cả dù là sương, là tro bụi, là cái chết thì tất cả cũng chỉ là hư vô trong cuộc đời này cái còn lại duy nhất là cảm thức của con người về cuộc sống, về kiếp người. Cái chết là điều con người ta không thể tranh khỏi trong cuộc đời “sinh, lão, bệnh, tử”, khi chết đi con người trở về với tro bụi trở về với bản nguyên hư vô khi con người xuất hiện trên cuộc đời này nhưng có một điều mà mãi mãi là bí ẩn đó là cái chết như thế nào cũng chưa ai cảm nhận được, không ai khám phá ra, tất cả đều mờ mịt như sương vậy.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn đh sư phạm hn 1
Trong sự vận động không ngừng của xã hội, văn học Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể đến sự phát triển vượt bậc của tiểu thuyết đương đại. Hàng loạt cây bút thử sức mình trong lối viết tiểu thuyết mới, nhiều tiểu thuyết ra đời với những bút pháp mới lạ, hấp dẫn, thu hút người đọc đem lại những cách tân cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ra đời được độc giả đón nhận đánh giá cao nhưng cũng không ít tác phẩm phải trải qua thăng trầm của dư luận mới khẳng định được giá trị và vị trí của mình. Có những tác phẩm được viết bởi những cây bút già dặn nhưng cũng không ít tác phẩm là sự thử sức của những tài năng mới nhưng cũng không kém phần thành công. “Và khi tro bụi” là một tác phẩm đầu tay của Đoàn Minh Phượng nhưng đã khẳng định được vị trí của mình. Tác phẩm vừa có tính chất ma lỵ, ly kì như một cuốn truyện trinh thám nhưng cũng mang đầy chất thơ, chất triết luận Đông-Tây. Tác giả đã sử dụng khá nhiều biểu tượng trong tác phẩm của mình tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt cho người đọc.
“Và khi tro bụi” là tác phẩm đầu tay của đạo diễn tài ba Đoàn Minh Phượng, đây là tác phẩm văn xuôi duy nhất đoạt giải của Hội nhà văn năm 2007. Đây là tác phẩm có lối viết khá lạ, bên cạnh lối viết gần như theo dòng ý thức triền miên thì trong tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng độc đáo như: sương mù, tro bụi, cái chết, màu trắng, màu đen,...Những biểu tượng này có vẻ tách rời nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ đặc biệt, tuy ba đấy nhưng lại là một, tất cả dù là sương, là tro bụi, là cái chết thì tất cả cũng chỉ là hư vô trong cuộc đời này cái còn lại duy nhất là cảm thức của con người về cuộc sống, về kiếp người. Cái chết là điều con người ta không thể tranh khỏi trong cuộc đời “sinh, lão, bệnh, tử”, khi chết đi con người trở về với tro bụi trở về với bản nguyên hư vô khi con người xuất hiện trên cuộc đời này nhưng có một điều mà mãi mãi là bí ẩn đó là cái chết như thế nào cũng chưa ai cảm nhận được, không ai khám phá ra, tất cả đều mờ mịt như sương vậy.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn đh sư phạm hn 1