Hòa Bình được biết đến bởi dòng sông Đà cuộn chảy trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Tỉnh miền núi phía Bắc này còn nổi tiếng bởi ở đó có công trình thế kỷ của nước ta: Thủy điện Hòa Bình. Đây cũng là tỉnh có cộng đồng người Mường sinh sống đông nhất nước.
Từ Hà Nội, theo quốc lộ 6, đi khoảng 70 km là thành phố Hòa Bình thơ mộng, trải dài dọc theo sông Đà. Xung quanh thành phố là các dãy núi đá xen lẫn với những cánh đồng mía và lúa của bà con dân tộc trông rất đẹp mắt. Đến với Hòa Bình, du khách có cơ hội thưởng thức những đặc sản, món ăn dân tộc như, cơm lam, thịt nướng, rượu cần… Và được xem các tiết mục văn nghệ đặc trưng của bà con dân tộc như, cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, rồi ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý... tại những bản Thái cổ, bản Láp của đồng bào Dao.
Đến Hòa Bình mà chưa ghé thăm công trình thủy điện nơi đây cũng chẳng khác nào “cưỡi ngựa xem hoa”. Đến nay, đây vẫn là nhà máy thủy điện lớn nhất VN và khu vực Đông Nam Á. Khi chúng tôi có mặt tại Hòa Bình cũng là thời điểm nhà máy thủy điện tiến hành xả lũ. Lượng nước xả mạnh, nhiều đến nỗi: chỉ cần xả 2 trong 8 cửa xả lũ của công trình thủy điện thì ở phía hạ lưu sông Đà, người dân của một số xã thuộc huyện Kỳ Sơn cũng bắt đầu làm công tác chuẩn bị di tản tránh lũ. Lúc này, người dân “lên núi” xem xả lũ ngày càng tăng. Hơi nước bốc lên bao phủ cả một vùng như những áng mây trắng huyền ảo. Dưới lòng sông Đà cầu vồng nổi lên trông rất đẹp mắt, ai cũng trầm trồ khen. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được ngắm nhìn cầu vồng gần đến như vậy. Gần đến nỗi tôi có cảm giác mình có thể sờ, ôm lấy cầu vồng.
Sau khi đi một vòng xung quanh công trình thủy điện, thăm nhà bảo tàng, thăm nơi đặt “bức thư gửi thế hệ mai sau”, thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong khi xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình…. chúng tôi tiếp tục lên núi thăm tượng đài Hồ Chí Minh, công trình đồ sộ xây dựng trên đỉnh núi đối diện với nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ đỉnh núi – nơi đặt tượng đài Bác Hồ - nhìn xuống là một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Trong tầm mắt của chúng ta, thành phố Hòa Bình với những cao ốc mới xây dựng đan xen những ngôi nhà cũ, những ao cá, cánh đồng lúa và con đường thẳng tắp. Nhìn kỹ hơn, những ngôi nhà sàn của bà con dân tộc Mường mờ mờ ảo ảo dưới ánh nắng chiều sắp tàn phía các dãy núi xa xa. Dưới lòng hồ thì những con thuyền vẫn ngược xuôi tấp nập. Tận hưởng làn gió mát, hơi nước bốc lên như những hạt sương mai từ dòng chảy mà lòng người cảm thấy khoái lạ.
Theo TNO
Từ Hà Nội, theo quốc lộ 6, đi khoảng 70 km là thành phố Hòa Bình thơ mộng, trải dài dọc theo sông Đà. Xung quanh thành phố là các dãy núi đá xen lẫn với những cánh đồng mía và lúa của bà con dân tộc trông rất đẹp mắt. Đến với Hòa Bình, du khách có cơ hội thưởng thức những đặc sản, món ăn dân tộc như, cơm lam, thịt nướng, rượu cần… Và được xem các tiết mục văn nghệ đặc trưng của bà con dân tộc như, cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, rồi ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý... tại những bản Thái cổ, bản Láp của đồng bào Dao.
Đến Hòa Bình mà chưa ghé thăm công trình thủy điện nơi đây cũng chẳng khác nào “cưỡi ngựa xem hoa”. Đến nay, đây vẫn là nhà máy thủy điện lớn nhất VN và khu vực Đông Nam Á. Khi chúng tôi có mặt tại Hòa Bình cũng là thời điểm nhà máy thủy điện tiến hành xả lũ. Lượng nước xả mạnh, nhiều đến nỗi: chỉ cần xả 2 trong 8 cửa xả lũ của công trình thủy điện thì ở phía hạ lưu sông Đà, người dân của một số xã thuộc huyện Kỳ Sơn cũng bắt đầu làm công tác chuẩn bị di tản tránh lũ. Lúc này, người dân “lên núi” xem xả lũ ngày càng tăng. Hơi nước bốc lên bao phủ cả một vùng như những áng mây trắng huyền ảo. Dưới lòng sông Đà cầu vồng nổi lên trông rất đẹp mắt, ai cũng trầm trồ khen. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được ngắm nhìn cầu vồng gần đến như vậy. Gần đến nỗi tôi có cảm giác mình có thể sờ, ôm lấy cầu vồng.
Sau khi đi một vòng xung quanh công trình thủy điện, thăm nhà bảo tàng, thăm nơi đặt “bức thư gửi thế hệ mai sau”, thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong khi xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình…. chúng tôi tiếp tục lên núi thăm tượng đài Hồ Chí Minh, công trình đồ sộ xây dựng trên đỉnh núi đối diện với nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ đỉnh núi – nơi đặt tượng đài Bác Hồ - nhìn xuống là một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Trong tầm mắt của chúng ta, thành phố Hòa Bình với những cao ốc mới xây dựng đan xen những ngôi nhà cũ, những ao cá, cánh đồng lúa và con đường thẳng tắp. Nhìn kỹ hơn, những ngôi nhà sàn của bà con dân tộc Mường mờ mờ ảo ảo dưới ánh nắng chiều sắp tàn phía các dãy núi xa xa. Dưới lòng hồ thì những con thuyền vẫn ngược xuôi tấp nập. Tận hưởng làn gió mát, hơi nước bốc lên như những hạt sương mai từ dòng chảy mà lòng người cảm thấy khoái lạ.
Theo TNO