Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="uocmo_kchodoi" data-source="post: 178971" data-attributes="member: 165510"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: #ff0000">PHÁP LAM</span></strong></p> <p style="text-align: center"></p><p>Pháp lam, một trong ba nghề được tôn vinh tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2009 (cùng với Gốm và Sơn mài) là một trong những nghề độc đáo bởi chỉ có ở Huế. Lạ hơn, đây là nghề duy nhất không có làng nghề.</p><p></p><p>Pháp lam là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ, thịnh hành dưới thời nhà Nguyễn, vốn đã thất truyền hơn 200 năm nay. Đến Huế ngày nay, du khách may mắn có thể được tham gia trải nghiệm làm pháp lam, chọn mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng Huế được phục chế tại Pháp lam Thái Hưng.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://khamphahue.com.vn/Portals/0/Medias/Nam2017/T9/PhapLam.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p><strong>Hơn 200 năm vắng bóng</strong></p><p></p><p>Pháp lam có một lịch sử rất lâu đời với việc những sản phẩm pháp lam đầu tiên trên thế giới được biết đến từ thế kỷ 13 trước công nguyên khi những người thợ kim hoàn Mycenaean tráng men thuỷ tinh trên những đôi khuyên tai bằng vàng. Kể từ đó các nền văn minh trên toàn thế giới đã du nhập kỹ thuật pháp lam vào các hình thức nghệ thuật riêng biệt của họ.</p><p>Nghệ thuật chế tác pháp lam được du nhập Việt Nam vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Nhà vua cho đặt Pháp lam tượng cục, gồm 15 người, do Vũ Văn Mai đứng đầu, chuyên sản xuất pháp lam cho triều đình Huế. Xưởng chế tác pháp lam được đặt ở khu Canh Nông trong Thành nội. Ngoài ra, triều đình còn mở xưởng pháp lam tại Ái Tử (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng Bình) để sản xuất pháp lam, đáp ứng các nhu cầu của triều đình.</p><p></p><p>Pháp lam Huế có nhiều loại hình sản phẩm, tập trung thành ba nhóm chính: pháp lam trang trí ngoại thất các cung điện Huế; pháp lam trang trí nội thất và các đồ tự khí, đồ gia dụng làm bằng pháp lam.</p><p>Trong đó, được chú ý nhiều nhất là loại hình pháp lam trang trí ngoại thất: những chi tiết trang trí hình rồng, mây… gắn ở các bờ nóc, bờ quyết của cung điện và các cửa tam quan trong lăng tẩm các vua Nguyễn; các ô hộc trang trí theo lối “nhất thi, nhất họa” ở cổ diềm, đầu hồi, bờ mái… các ngôi điện lớn như điện Thái Hòa, điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh); những bức hoành trước mộ vua Minh Mạng và trước điện Thái Hòa; các đồ án mây ngũ sắc, bầu thái cực các ô hộc trang trí bát bửu, tứ quý… chính giữa bờ nóc Minh Lâu, điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức) hay ở bờ nóc bờ quyết của điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị)…</p><p>Pháp lam Huế khởi nguyên từ triều Minh Mạng, phát triển rực rỡ dưới triều Thiệu Trị sang đến triều Tự Đức thì phôi pha dần rồi mất hẳn. Sau đó do chiến tranh và những biến động của lịch sử, kỹ nghệ này đã thất truyền gần 200 năm nay. Do thời gian thất truyền quá lâu nên người dân Việt Nam và ngay cả người Huế đều cảm thấy xa lạ với thuật ngữ “Pháp lam”.</p><p></p><p><strong>Hồi sinh Pháp lam</strong></p><p><strong></strong></p><p>Cách đây hơn 10 năm, một số nhà khoa học ở Huế như TS Nguyễn Nhân Đức (Đại học Y Dược Huế); Trần Đình Hiệp (Công ty Xây lắp Huế); Đỗ Hữu Triết (Trung tâm BTDTCĐ Huế)…đã tiến hành nghiên cứu phục hồi Pháp lam Huế và đã thu được những kết quả khả quan đến ngỡ ngàng.</p><p>Những sản phẩm pháp lam mới đã bắt đầu xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng gần hai thế kỷ, và đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế ứng dụng trong việc phục hồi các trang trí pháp lam ngoại thất ở các công trình di tích Huế và đã có được những thành công bước đầu như phục hồi pháp lam của tháp Phước Duyên di tích chùa Thiên Mụ, các phường môn trong Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, trang trí ô hộc và bờ nóc của công trình Điện Biểu Đức lăng vua Thiệu Trị…</p><p><img src="https://i1.wp.com/www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/070509/Image/i70_115731.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><em>Pháp lam trang trí bên ngoài điện Thái Hoà</em></p><p>Song song với việc trùng tu di tích, năm 2004, ông Đỗ Hữu Triết đã đứng ra thành lập công ty cổ phần kỹ nghệ pháp lam Sao Khuê để “phục hồi lại được kỹ nghệ sản xuất pháp lam, phục hồi lại những di sản văn hoá độc đáo đã bị thất truyền qua những sản phẩm pháp lam mỹ nghệ của công ty”.</p><p>Sản phẩm mỹ nghệ pháp lam của Sao Khuê khá đa dạng. Tất cả đều được làm trên chất liệu đồng đỏ, gồm các bức tranh dân gian, các hoạ tiết trang trí truyền thống. Các đồ vật trang trí phục chế dựa theo các mẫu pháp lam cổ, và các đồ vật trang trí theo thiết kế mới.</p><p>Đặc biệt, các hoạ sỹ của Sao Khuê còn còn cho ra đời những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, bao gồm cả hội hoạ truyền thống và hội hoa đương đại, mở ra một xu hướng mới cho việc ứng dụng men màu pháp lam.</p><p></p><p><strong>Pháp lam sẽ là một nghề thủ công</strong></p><p><strong></strong></p><p>Theo ông Đỗ Hữu Triết thì mặc dù đã đạt được những thành quả ngoài mong đợi, tuy nhiên xét về góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và về góc độ phổ quát rộng rãi để Pháp lam thực sự là một nghề thủ công thì chúng tôi vẫn (và nhiều người khác) chưa làm được như tầm vóc đáng có của nghề thủ công này.</p><p>Hiện tại, ông Triết cùng các cộng sự của Trung tâm BTDTCĐ Huế đang thực hiện đề tài “nghiên cứu, ứng dụng và phát huy nghề thủ công truyền thống Pháp lam”.</p><p>Theo ông Đỗ Hữu Triết thì thế giới có tất cả 17 loại hình kỹ thuật Pháp lam, tuy nhiên đến thời điểm này, Trung tâm BTDTCĐ Huế mới chỉ làm được có 3 loại. Mục tiêu mà ông Triết cùng đội ngũ làm Pháp lam của Trung tâm hướng tới là đạt trình độ của thế giới.</p><p>Đề tài gần như là một cuốn cẩm nang dạy nghề làm Pháp lam rất tỷ mỉ gồm: Một số chú giải trong kỹ nghệ và lịch sử Pháp lam; Dụng cụ và nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm Pháp lam (Lò nung – cách chế tạo, Chế tạo men và men màu); Khái quát kỹ thuật cơ bản chế tác Pháp lam (Chế tác và xử lý nguyên liệu kim loại, kỹ thuật tráng và nung men); Kỹ thuật hoạ pháp lam phục chế; Kỹ thuật hoạ pháp lam bảo quản phục hồi; các kỹ thuật làm pháp lam như: hoạ pháp lam hiện đại, pháp lam ô hộc (Champleve), thấu minh pháp lam (Basse taille)….</p><p>Ngoài ra còn có các kỹ thuật hỗ trợ khác như: Kỹ thuật đúc đồng (áp dụng kỹ thuật đúc đồng truyền thống, cải tiến công đoạn làm khuôn và hỗ trợ hút chân không trong công đoạn đúc rót). Kỹ thuật chạm khảm kim loại (áp dụng kỹ thuật chạm truyền thống làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm-Thái Bình, cải tiến công đoạn làm khuôn dập cho các sản phẩm nhỏ). Kỹ thuật ăn mòn kim loại. Kỹ thuật làm khuôn in bằng lụa….</p><p>Theo ông Đỗ Hữu Triết thì đây việc giới thiệu rộng rãi các kỹ thuật sản xuất pháp lam, lịch sử phát triển của kỹ nghệ pháp lam ra công chúng là một bước để giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành thủ công truyền thống phát triển (Pháp lam kết hợp với đồ gỗ, Sơn mài…).</p><p>Sự kết hợp phong phú và đa dạng các ngành nghề thủ công truyền thống trong sản phẩm pháp lam vừa tạo sự hấp dẫn riêng biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống cho sản phẩm vừa là một cầu nối cho các ngành truyền thống có thể kết hợp lại với nhau.</p><p>Cũng theo ông Triết, đây là đề tài mới và tính hữu ích cao bởi các đề tài Pháp lam đã được thực hiện trước đây chủ yếu là nhằm phục vụ việc phục chế với hình thức Họa pháp lam, chưa có đề tài mang tính kỹ thuật tổng quát cho nhiều loại pháp lam trong đó kết hợp và phát huy cùng các ngành thủ công truyền thống khác.</p><p></p><p style="text-align: right">Nguồn: khanhhoathuynga.wordpress.com</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="uocmo_kchodoi, post: 178971, member: 165510"] [CENTER][B][COLOR=#ff0000]PHÁP LAM[/COLOR][/B] [/CENTER] Pháp lam, một trong ba nghề được tôn vinh tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2009 (cùng với Gốm và Sơn mài) là một trong những nghề độc đáo bởi chỉ có ở Huế. Lạ hơn, đây là nghề duy nhất không có làng nghề. Pháp lam là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ, thịnh hành dưới thời nhà Nguyễn, vốn đã thất truyền hơn 200 năm nay. Đến Huế ngày nay, du khách may mắn có thể được tham gia trải nghiệm làm pháp lam, chọn mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng Huế được phục chế tại Pháp lam Thái Hưng. [CENTER][IMG]https://khamphahue.com.vn/Portals/0/Medias/Nam2017/T9/PhapLam.jpg[/IMG][/CENTER] [B]Hơn 200 năm vắng bóng[/B] Pháp lam có một lịch sử rất lâu đời với việc những sản phẩm pháp lam đầu tiên trên thế giới được biết đến từ thế kỷ 13 trước công nguyên khi những người thợ kim hoàn Mycenaean tráng men thuỷ tinh trên những đôi khuyên tai bằng vàng. Kể từ đó các nền văn minh trên toàn thế giới đã du nhập kỹ thuật pháp lam vào các hình thức nghệ thuật riêng biệt của họ. Nghệ thuật chế tác pháp lam được du nhập Việt Nam vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Nhà vua cho đặt Pháp lam tượng cục, gồm 15 người, do Vũ Văn Mai đứng đầu, chuyên sản xuất pháp lam cho triều đình Huế. Xưởng chế tác pháp lam được đặt ở khu Canh Nông trong Thành nội. Ngoài ra, triều đình còn mở xưởng pháp lam tại Ái Tử (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng Bình) để sản xuất pháp lam, đáp ứng các nhu cầu của triều đình. Pháp lam Huế có nhiều loại hình sản phẩm, tập trung thành ba nhóm chính: pháp lam trang trí ngoại thất các cung điện Huế; pháp lam trang trí nội thất và các đồ tự khí, đồ gia dụng làm bằng pháp lam. Trong đó, được chú ý nhiều nhất là loại hình pháp lam trang trí ngoại thất: những chi tiết trang trí hình rồng, mây… gắn ở các bờ nóc, bờ quyết của cung điện và các cửa tam quan trong lăng tẩm các vua Nguyễn; các ô hộc trang trí theo lối “nhất thi, nhất họa” ở cổ diềm, đầu hồi, bờ mái… các ngôi điện lớn như điện Thái Hòa, điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh); những bức hoành trước mộ vua Minh Mạng và trước điện Thái Hòa; các đồ án mây ngũ sắc, bầu thái cực các ô hộc trang trí bát bửu, tứ quý… chính giữa bờ nóc Minh Lâu, điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức) hay ở bờ nóc bờ quyết của điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị)… Pháp lam Huế khởi nguyên từ triều Minh Mạng, phát triển rực rỡ dưới triều Thiệu Trị sang đến triều Tự Đức thì phôi pha dần rồi mất hẳn. Sau đó do chiến tranh và những biến động của lịch sử, kỹ nghệ này đã thất truyền gần 200 năm nay. Do thời gian thất truyền quá lâu nên người dân Việt Nam và ngay cả người Huế đều cảm thấy xa lạ với thuật ngữ “Pháp lam”. [B]Hồi sinh Pháp lam [/B] Cách đây hơn 10 năm, một số nhà khoa học ở Huế như TS Nguyễn Nhân Đức (Đại học Y Dược Huế); Trần Đình Hiệp (Công ty Xây lắp Huế); Đỗ Hữu Triết (Trung tâm BTDTCĐ Huế)…đã tiến hành nghiên cứu phục hồi Pháp lam Huế và đã thu được những kết quả khả quan đến ngỡ ngàng. Những sản phẩm pháp lam mới đã bắt đầu xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng gần hai thế kỷ, và đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế ứng dụng trong việc phục hồi các trang trí pháp lam ngoại thất ở các công trình di tích Huế và đã có được những thành công bước đầu như phục hồi pháp lam của tháp Phước Duyên di tích chùa Thiên Mụ, các phường môn trong Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, trang trí ô hộc và bờ nóc của công trình Điện Biểu Đức lăng vua Thiệu Trị… [IMG]https://i1.wp.com/www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/070509/Image/i70_115731.jpg[/IMG] [I]Pháp lam trang trí bên ngoài điện Thái Hoà[/I] Song song với việc trùng tu di tích, năm 2004, ông Đỗ Hữu Triết đã đứng ra thành lập công ty cổ phần kỹ nghệ pháp lam Sao Khuê để “phục hồi lại được kỹ nghệ sản xuất pháp lam, phục hồi lại những di sản văn hoá độc đáo đã bị thất truyền qua những sản phẩm pháp lam mỹ nghệ của công ty”. Sản phẩm mỹ nghệ pháp lam của Sao Khuê khá đa dạng. Tất cả đều được làm trên chất liệu đồng đỏ, gồm các bức tranh dân gian, các hoạ tiết trang trí truyền thống. Các đồ vật trang trí phục chế dựa theo các mẫu pháp lam cổ, và các đồ vật trang trí theo thiết kế mới. Đặc biệt, các hoạ sỹ của Sao Khuê còn còn cho ra đời những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, bao gồm cả hội hoạ truyền thống và hội hoa đương đại, mở ra một xu hướng mới cho việc ứng dụng men màu pháp lam. [B]Pháp lam sẽ là một nghề thủ công [/B] Theo ông Đỗ Hữu Triết thì mặc dù đã đạt được những thành quả ngoài mong đợi, tuy nhiên xét về góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và về góc độ phổ quát rộng rãi để Pháp lam thực sự là một nghề thủ công thì chúng tôi vẫn (và nhiều người khác) chưa làm được như tầm vóc đáng có của nghề thủ công này. Hiện tại, ông Triết cùng các cộng sự của Trung tâm BTDTCĐ Huế đang thực hiện đề tài “nghiên cứu, ứng dụng và phát huy nghề thủ công truyền thống Pháp lam”. Theo ông Đỗ Hữu Triết thì thế giới có tất cả 17 loại hình kỹ thuật Pháp lam, tuy nhiên đến thời điểm này, Trung tâm BTDTCĐ Huế mới chỉ làm được có 3 loại. Mục tiêu mà ông Triết cùng đội ngũ làm Pháp lam của Trung tâm hướng tới là đạt trình độ của thế giới. Đề tài gần như là một cuốn cẩm nang dạy nghề làm Pháp lam rất tỷ mỉ gồm: Một số chú giải trong kỹ nghệ và lịch sử Pháp lam; Dụng cụ và nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm Pháp lam (Lò nung – cách chế tạo, Chế tạo men và men màu); Khái quát kỹ thuật cơ bản chế tác Pháp lam (Chế tác và xử lý nguyên liệu kim loại, kỹ thuật tráng và nung men); Kỹ thuật hoạ pháp lam phục chế; Kỹ thuật hoạ pháp lam bảo quản phục hồi; các kỹ thuật làm pháp lam như: hoạ pháp lam hiện đại, pháp lam ô hộc (Champleve), thấu minh pháp lam (Basse taille)…. Ngoài ra còn có các kỹ thuật hỗ trợ khác như: Kỹ thuật đúc đồng (áp dụng kỹ thuật đúc đồng truyền thống, cải tiến công đoạn làm khuôn và hỗ trợ hút chân không trong công đoạn đúc rót). Kỹ thuật chạm khảm kim loại (áp dụng kỹ thuật chạm truyền thống làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm-Thái Bình, cải tiến công đoạn làm khuôn dập cho các sản phẩm nhỏ). Kỹ thuật ăn mòn kim loại. Kỹ thuật làm khuôn in bằng lụa…. Theo ông Đỗ Hữu Triết thì đây việc giới thiệu rộng rãi các kỹ thuật sản xuất pháp lam, lịch sử phát triển của kỹ nghệ pháp lam ra công chúng là một bước để giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành thủ công truyền thống phát triển (Pháp lam kết hợp với đồ gỗ, Sơn mài…). Sự kết hợp phong phú và đa dạng các ngành nghề thủ công truyền thống trong sản phẩm pháp lam vừa tạo sự hấp dẫn riêng biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống cho sản phẩm vừa là một cầu nối cho các ngành truyền thống có thể kết hợp lại với nhau. Cũng theo ông Triết, đây là đề tài mới và tính hữu ích cao bởi các đề tài Pháp lam đã được thực hiện trước đây chủ yếu là nhằm phục vụ việc phục chế với hình thức Họa pháp lam, chưa có đề tài mang tính kỹ thuật tổng quát cho nhiều loại pháp lam trong đó kết hợp và phát huy cùng các ngành thủ công truyền thống khác. [RIGHT]Nguồn: khanhhoathuynga.wordpress.com[/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
Top