Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="uocmo_kchodoi" data-source="post: 178969" data-attributes="member: 165510"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: #ff0000">TRANH LIỄN LÀNG CHUỒN</span></strong></p> <p style="text-align: center"></p><p>Tranh trướng, liễn giấy làng Chuồn (Thừa Thiên - Huế) thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt. Tranh làm bằng giấy dó hoặc giấy điều, bồi thành tấm theo nguyên tắc "lòng đỏ, biên lục, mép xanh". Tranh thường được dùng trang trí nơi thờ phụng tổ tiên hoặc làm rèm trước và sau bàn thờ. Cách đây vài thế kỷ, nghề làm tranh làng Chuồn rất phát đạt nhưng nay đang bị mai một.</p><p></p><p>Làng Chuồn có tên chữ là An Truyền thuộc xã Phú An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), cách TP Huế khoảng 8 km về hướng đông-nam, được hình thành khá sớm, cùng với sự phát triển của những làng xứ Đàng Trong. Làng có một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng là đình An Truyền. </p><p></p><p>Người ta biết đến làng Chuồn không chỉ qua sản phẩm rượu tăm đậm đà, qua bánh tét, nếp thơm, qua nghề làm nón thủ công truyền thống nổi tiếng,... mà còn qua nghề tranh dân gian tồn tại mấy trăm năm nay: nghề làm trướng, liễn giấy. Sản phẩm thường được bán vào dịp Tết để trang trí bàn thờ gia tiên, nên nghề này chỉ là một nghề phụ. </p><p></p><p>Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt, là một trong những biểu hiện của kỹ thuật đồ họa dân tộc. Ngày trước, tranh được làm bằng giấy dó do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc sang trọng hơn là loại in trên giấy điều lấm tấm nhũ vàng của Trung Hoa. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người thợ dùng giấy báo nhuộm mầu, bồi lên thành tấm theo kích thước y môn treo ngang trướng, hoặc treo dọc liễn bằng nguyên tắc bồi cổ truyền "Lòng điều - kế lục - chỉ vàng" (lòng đỏ, biên lục, mép vàng) rồi đem in chữ và họa tiết trang trí. </p><p></p><p>Đây là loại tranh nặng tính lễ nghi. Một bộ gồm bốn bức liễn bông trang trí nền, ở giữa là bức trướng lớn cỡ 0,8 x 0,5 m (gọi là bức Đại tự), in một trong ba chữ Phước, Lộc, Thọ. Trong lòng chữ in nét ở bức Đại tự, người ta trang trí bằng cách vẽ tay bộ "tứ linh" (long - lân - quy - phượng) với gam màu chủ là xanh - vàng - đỏ. Biên lục bên ngoài lòng đều được trang trí motif "cổ đồ", "bát bửu" được in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt, nhiều mầu (thường từ hai đến ba mầu). Còn loại y môn trang trí theo kiểu "lưỡng long triều nguyệt" thường dùng để trang trí sau vách gian chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngang làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ hoặc ở các gian phụ trong ngày Tết. Và tất cả vẫn giữ lại suốt năm, cho đến những ngày chuẩn bị Tết năm sau mới lại thay tranh mới. Đây là điểm khác biệt so với tranh Đông Hồ, làng Sình,... khi cúng xong người ta đem đốt ngay. </p><p></p><p>Thuở trước, trướng liễn làng Chuồn được in bằng các màu tự pha chế và bằng cây cỏ thiên nhiên: màu đỏ làm bằng thổ hoàng; màu cam từ gạch non; màu lục từ lá mối và bông ngọt; màu vàng thì sử dụng lá đung và hoa hòe; riêng màu đen thì chế từ tro bếp... Ngày nay, nghệ nhân làm tranh ở làng Chuồn không còn dùng các loại mầu truyền thống mà chuyển sang dùng hóa chất để in. Điều đó đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần của tác phẩm. Trên mỗi bức trướng liễn, câu đối đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, coi trọng đạo hiếu nghĩa hay ca tụng trời đất vào xuân. Thông qua bố cục, đường nét và mầu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ, mối giao lưu giữa trời đất; sự sống và cái chết của con người được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. </p><p></p><p>Cách đây vài thế kỷ, tranh trướng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân, nên việc làm các bức tranh trướng rất phong phú. Làng có khoảng 50 - 70 nhà làm nghề, về đến đầu làng đã thấy những mảng màu xanh, đỏ, vàng được phơi đầu làng, góc xóm. </p><p></p><p style="text-align: center"><a href="https://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/71-2.jpg" target="_blank"><img src="https://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/x71-2.jpg.pagespeed.ic.OPtougSLlQ.webp" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></a></p><p></p><p style="text-align: center">Nghệ nhân Huỳnh Lý.</p><p></p><p>Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần. Khi đến thăm vùng đất làng nghề, hiếm hoi lắm mới gặp hình ảnh nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài cho ra đời những bức "gấm mài" để trang điểm trên vách đất nơi làng quê, tạo nên hương sắc ấm cúng ngày xuân. Đó là hai cha con nghệ nhân Huỳnh Lý (80 tuổi) âm thầm sản xuất loại tranh này. Rất nhiều người trong lớp trẻ ngày nay không biết ông Lý đang làm gì và sản phẩm ấy tiêu thụ ở đâu? Và sẽ rất nhiều người tới thăm làng nghề rồi ra về với một nỗi niềm tiếc nuối, man mác, bâng khuâng.</p><p></p><p style="text-align: right">Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="uocmo_kchodoi, post: 178969, member: 165510"] [CENTER][B][COLOR=#ff0000]TRANH LIỄN LÀNG CHUỒN[/COLOR][/B] [/CENTER] Tranh trướng, liễn giấy làng Chuồn (Thừa Thiên - Huế) thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt. Tranh làm bằng giấy dó hoặc giấy điều, bồi thành tấm theo nguyên tắc "lòng đỏ, biên lục, mép xanh". Tranh thường được dùng trang trí nơi thờ phụng tổ tiên hoặc làm rèm trước và sau bàn thờ. Cách đây vài thế kỷ, nghề làm tranh làng Chuồn rất phát đạt nhưng nay đang bị mai một. Làng Chuồn có tên chữ là An Truyền thuộc xã Phú An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), cách TP Huế khoảng 8 km về hướng đông-nam, được hình thành khá sớm, cùng với sự phát triển của những làng xứ Đàng Trong. Làng có một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng là đình An Truyền. Người ta biết đến làng Chuồn không chỉ qua sản phẩm rượu tăm đậm đà, qua bánh tét, nếp thơm, qua nghề làm nón thủ công truyền thống nổi tiếng,... mà còn qua nghề tranh dân gian tồn tại mấy trăm năm nay: nghề làm trướng, liễn giấy. Sản phẩm thường được bán vào dịp Tết để trang trí bàn thờ gia tiên, nên nghề này chỉ là một nghề phụ. Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt, là một trong những biểu hiện của kỹ thuật đồ họa dân tộc. Ngày trước, tranh được làm bằng giấy dó do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc sang trọng hơn là loại in trên giấy điều lấm tấm nhũ vàng của Trung Hoa. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người thợ dùng giấy báo nhuộm mầu, bồi lên thành tấm theo kích thước y môn treo ngang trướng, hoặc treo dọc liễn bằng nguyên tắc bồi cổ truyền "Lòng điều - kế lục - chỉ vàng" (lòng đỏ, biên lục, mép vàng) rồi đem in chữ và họa tiết trang trí. Đây là loại tranh nặng tính lễ nghi. Một bộ gồm bốn bức liễn bông trang trí nền, ở giữa là bức trướng lớn cỡ 0,8 x 0,5 m (gọi là bức Đại tự), in một trong ba chữ Phước, Lộc, Thọ. Trong lòng chữ in nét ở bức Đại tự, người ta trang trí bằng cách vẽ tay bộ "tứ linh" (long - lân - quy - phượng) với gam màu chủ là xanh - vàng - đỏ. Biên lục bên ngoài lòng đều được trang trí motif "cổ đồ", "bát bửu" được in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt, nhiều mầu (thường từ hai đến ba mầu). Còn loại y môn trang trí theo kiểu "lưỡng long triều nguyệt" thường dùng để trang trí sau vách gian chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngang làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ hoặc ở các gian phụ trong ngày Tết. Và tất cả vẫn giữ lại suốt năm, cho đến những ngày chuẩn bị Tết năm sau mới lại thay tranh mới. Đây là điểm khác biệt so với tranh Đông Hồ, làng Sình,... khi cúng xong người ta đem đốt ngay. Thuở trước, trướng liễn làng Chuồn được in bằng các màu tự pha chế và bằng cây cỏ thiên nhiên: màu đỏ làm bằng thổ hoàng; màu cam từ gạch non; màu lục từ lá mối và bông ngọt; màu vàng thì sử dụng lá đung và hoa hòe; riêng màu đen thì chế từ tro bếp... Ngày nay, nghệ nhân làm tranh ở làng Chuồn không còn dùng các loại mầu truyền thống mà chuyển sang dùng hóa chất để in. Điều đó đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần của tác phẩm. Trên mỗi bức trướng liễn, câu đối đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, coi trọng đạo hiếu nghĩa hay ca tụng trời đất vào xuân. Thông qua bố cục, đường nét và mầu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ, mối giao lưu giữa trời đất; sự sống và cái chết của con người được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cách đây vài thế kỷ, tranh trướng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân, nên việc làm các bức tranh trướng rất phong phú. Làng có khoảng 50 - 70 nhà làm nghề, về đến đầu làng đã thấy những mảng màu xanh, đỏ, vàng được phơi đầu làng, góc xóm. [CENTER][URL='https://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/71-2.jpg'][IMG]https://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/x71-2.jpg.pagespeed.ic.OPtougSLlQ.webp[/IMG][/URL][/CENTER] [CENTER]Nghệ nhân Huỳnh Lý.[/CENTER] Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần. Khi đến thăm vùng đất làng nghề, hiếm hoi lắm mới gặp hình ảnh nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài cho ra đời những bức "gấm mài" để trang điểm trên vách đất nơi làng quê, tạo nên hương sắc ấm cúng ngày xuân. Đó là hai cha con nghệ nhân Huỳnh Lý (80 tuổi) âm thầm sản xuất loại tranh này. Rất nhiều người trong lớp trẻ ngày nay không biết ông Lý đang làm gì và sản phẩm ấy tiêu thụ ở đâu? Và sẽ rất nhiều người tới thăm làng nghề rồi ra về với một nỗi niềm tiếc nuối, man mác, bâng khuâng. [RIGHT]Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn[/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
Top