Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="uocmo_kchodoi" data-source="post: 178966" data-attributes="member: 165510"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: #ff0000">LÀNG NGHỀ THẾP VÀNG, SƠN MÀI TIÊN NỘ</span></strong></p> <p style="text-align: center"></p><p>Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.</p><p></p><p>Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Làng Tiên Nộn ( xã Phú Mậu - huyện Phú Vang ) cách Huế 10km, nơi đây là làng nghề sơn mài truyền thống Huế. Vua Khải Định từng giao trách nhiệm cho gia đình cụ Nguyễn Đức Bùi phục chế sơn son thếp vàng ở Đại Nội Huế.</p><p></p><p>Trong kỹ thuật làm sơn ta, chất liệu chính là sơn sống được lấy từ cây sơn của vùng Phú Thọ. Để chế ra các màu, người thợ phải đánh sơn rất vất vả, nếu ai không quen sẽ bị phù mặt. Người ta lấy nhựa trắng từ cây sơn về, để vài ba tháng trong thùng gỗ hoặc tre, lúc này sơn chia thành 3 lớp: lớp 1 gọi là “dọi nhất” (không bao giờ khô) dùng để tăng độ của sơn; lớp 2 gọi là “dọi nhì” dùng để đánh sơn cánh dán, sơn then; lớp 3 gọi là “sơn thịt” dùng để vốc, để bó, để hom và dùng để trát thuyền. Để tạo sơn cánh dán, dùng chậu gỗ và mỏ vầy đánh sơn trong 48g sau đó chế với nhựa thông tươi với tỷ lệ vừa phải; để tạo ra màu sơn đen (còn gọi là sơn then) người ta đánh trong chậu gang và mỏ vầy bằng sắt.</p><p></p><p style="text-align: center"><a href="https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(2).jpg" target="_blank"><img src="https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(2).jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></a></p><p></p><p>Sơn mài truyền thống Huế có thể chia thành ba loại: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi. Gam màu cổ truyền và căn bản của những tác phẩm sơn mài là cánh dán, đỏ, đen, màu của vàng, bạc nguyên chất dưới dạng bột hay được dát mỏng thành lá. Về sau, hệ màu này được bổ sung thêm sắc độ xanh, xám, màu trắng vỏ trứng, màu hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc…</p><p></p><p>Ngày nay, làng Tiên Nộn không còn người làm nghề sơn mài nhưng sức sống của nghề sơn mài vẫn được duy trì và phát triển như là một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Huế. Do vật liệu bằng vàng thật rất đắt nên những người làm nghề không còn sơn son thếp vàng các vật dụng hoành phi, câu đối, đồ thờ tự theo đúng kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tại trường Đại học Nghệ thuật Huế, để giữ gìn kỹ thuật làm sơn mài truyền thống Huế, nhà trường đã thành lập bộ môn trang trí truyền thống nhằm dạy cho sinh viên về kỹ thuật sơn mài của Huế. Để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải sơn và mài 5 đến 7 lần. Sau khi vẽ chồng hoặc tráng lên các lớp sơn, người ta tiến hành mài xuống và bức tranh sẽ hoàn thành ở tầng sâu cho hiệu quả tốt nhất.</p><p></p><p style="text-align: center"><a href="https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(3).jpg" target="_blank"><img src="https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(3).jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></a></p><p></p><p>Sức sống của sơn mài truyền thống Huế được thể hiện mạnh mẽ ở những cách tân về đề tài, mẫu mã, công năng sử dụng ... Các họa sĩ đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm sơn mài mang ý tưởng mới, phục vụ cho đời sống hiện đại, sơn mài còn xuất hiện trong đồ dùng làm trang sức, dây đeo cổ, đeo tay, đồ mỹ nghệ ...</p><p></p><p>Theo KTS Phùng Phu – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thì xuất phát từ các kỹ thuật dân gian, nhưng sơn thếp trên các kiến trúc cung đình Huế đã tiến đến một mức độ hoàn hảo, tạo nên một vẻ đẹp không lẫn lộn, với hai nhóm trang trí chính. </p><p></p><p><strong><span style="color: #0000ff">Nhóm 1</span> </strong>gồm trang trí có khắc, chạm trên gỗ, hình khối, phù điêu. Nhóm này thường áp dụng trên các trang trí liên ba, hoành phi hoặc câu đối..., nội dung thể hiện thường là các chủ đề truyền thống: bát Tiên (Lý Thiết Quải, Lã Đồng Tân...); bát bửu (có các loại của Phật, Lão, Nho); tứ thời theo kiểu hoa lá (mai, lan, cúc, trúc...). Hoặc theo kiểu kết hợp chim - cây (én + đào, vịt + sen, tùng + hạc...); kiểu cây - thú (mã - liễu, tùng - lộc ...). Cũng có khi là những chủ đề dân gian quen thuộc: Ngư - Tiều - Canh - Mục...</p><p></p><p>Nhóm 1 khá phổ biến trong trang trí kiến trúc gỗ ở di tích Huế. Thông thường các hình trang trí dạng phù điêu thường được thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàn kim. Màu nền của trang trí thường là xanh, vàng hoặc đỏ làm cho ánh kim loại được nổi bật, tương phản tạo nên một phong cách trang trí lộng lẫy.</p><p></p><p><strong><span style="color: #0000ff">Nhóm 2</span></strong> gồm những trang trí trên mặt phẳng (trên các cửa đi, vách gỗ và cột, các trang trí viền mang tính lặp lại). Loại hình trang trí này là các đường nét, hoặc đơn độc, hoặc tập hợp; đôi lúc chỉ xuất hiện một lần, nhưng thường khi chúng lặp đi lặp lại theo chu kỳ tạo nên những đường diềm, nét viền hay các đoạn trang trí đẹp mắt.</p><p></p><p>Đôi khi, các đường nét hoa văn được nâng lên thành các hình tượng như là sóng biển, dãy núi, vân mây...Cũng có khi những hình tượng trở nên rõ nét hơn thành các tích như là “dây hoá giao”, “cá hoá rồng” nhưng tổng thể thì vẫn là các nét.</p><p></p><p>Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là sự sa sút trình độ chạm khắc, kinh nghiệm thất truyền, kỹ thuật sa sút và thiếu vắng các mẫu mã nguyên gốc, việc sử dụng nguyên liệu mới từ Trung Quốc, Nhật Bản..., nên hiện nghề sơn mài truyền thống ở các làng Tiên Nộn, Dương Nổ đã ngày một mai một dần. Giờ ở Huế gần như không còn ai sống bằng nghề sơn thếp, ngoài những người làm công tác trùng tu di tích ở Trung tâm BTDTCĐ Huế.</p><p></p><p><strong><p style="text-align: right">Sưu tầm, tổng hơp</p><p></strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="uocmo_kchodoi, post: 178966, member: 165510"] [CENTER][B][COLOR=#ff0000]LÀNG NGHỀ THẾP VÀNG, SƠN MÀI TIÊN NỘ[/COLOR][/B] [/CENTER] Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế. Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Làng Tiên Nộn ( xã Phú Mậu - huyện Phú Vang ) cách Huế 10km, nơi đây là làng nghề sơn mài truyền thống Huế. Vua Khải Định từng giao trách nhiệm cho gia đình cụ Nguyễn Đức Bùi phục chế sơn son thếp vàng ở Đại Nội Huế. Trong kỹ thuật làm sơn ta, chất liệu chính là sơn sống được lấy từ cây sơn của vùng Phú Thọ. Để chế ra các màu, người thợ phải đánh sơn rất vất vả, nếu ai không quen sẽ bị phù mặt. Người ta lấy nhựa trắng từ cây sơn về, để vài ba tháng trong thùng gỗ hoặc tre, lúc này sơn chia thành 3 lớp: lớp 1 gọi là “dọi nhất” (không bao giờ khô) dùng để tăng độ của sơn; lớp 2 gọi là “dọi nhì” dùng để đánh sơn cánh dán, sơn then; lớp 3 gọi là “sơn thịt” dùng để vốc, để bó, để hom và dùng để trát thuyền. Để tạo sơn cánh dán, dùng chậu gỗ và mỏ vầy đánh sơn trong 48g sau đó chế với nhựa thông tươi với tỷ lệ vừa phải; để tạo ra màu sơn đen (còn gọi là sơn then) người ta đánh trong chậu gang và mỏ vầy bằng sắt. [CENTER][URL='https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(2).jpg'][IMG]https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(2).jpg[/IMG][/URL][/CENTER] Sơn mài truyền thống Huế có thể chia thành ba loại: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi. Gam màu cổ truyền và căn bản của những tác phẩm sơn mài là cánh dán, đỏ, đen, màu của vàng, bạc nguyên chất dưới dạng bột hay được dát mỏng thành lá. Về sau, hệ màu này được bổ sung thêm sắc độ xanh, xám, màu trắng vỏ trứng, màu hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc… Ngày nay, làng Tiên Nộn không còn người làm nghề sơn mài nhưng sức sống của nghề sơn mài vẫn được duy trì và phát triển như là một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Huế. Do vật liệu bằng vàng thật rất đắt nên những người làm nghề không còn sơn son thếp vàng các vật dụng hoành phi, câu đối, đồ thờ tự theo đúng kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tại trường Đại học Nghệ thuật Huế, để giữ gìn kỹ thuật làm sơn mài truyền thống Huế, nhà trường đã thành lập bộ môn trang trí truyền thống nhằm dạy cho sinh viên về kỹ thuật sơn mài của Huế. Để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải sơn và mài 5 đến 7 lần. Sau khi vẽ chồng hoặc tráng lên các lớp sơn, người ta tiến hành mài xuống và bức tranh sẽ hoàn thành ở tầng sâu cho hiệu quả tốt nhất. [CENTER][URL='https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(3).jpg'][IMG]https://www.huefestival.com/upload/image/festivalhue/festival_nghe_2015/nghe_va_lang_nghe/thepvangtiennon_(3).jpg[/IMG][/URL][/CENTER] Sức sống của sơn mài truyền thống Huế được thể hiện mạnh mẽ ở những cách tân về đề tài, mẫu mã, công năng sử dụng ... Các họa sĩ đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm sơn mài mang ý tưởng mới, phục vụ cho đời sống hiện đại, sơn mài còn xuất hiện trong đồ dùng làm trang sức, dây đeo cổ, đeo tay, đồ mỹ nghệ ... Theo KTS Phùng Phu – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thì xuất phát từ các kỹ thuật dân gian, nhưng sơn thếp trên các kiến trúc cung đình Huế đã tiến đến một mức độ hoàn hảo, tạo nên một vẻ đẹp không lẫn lộn, với hai nhóm trang trí chính. [COLOR=#0000ff][/COLOR] [B][COLOR=#0000ff]Nhóm 1[/COLOR] [/B]gồm trang trí có khắc, chạm trên gỗ, hình khối, phù điêu. Nhóm này thường áp dụng trên các trang trí liên ba, hoành phi hoặc câu đối..., nội dung thể hiện thường là các chủ đề truyền thống: bát Tiên (Lý Thiết Quải, Lã Đồng Tân...); bát bửu (có các loại của Phật, Lão, Nho); tứ thời theo kiểu hoa lá (mai, lan, cúc, trúc...). Hoặc theo kiểu kết hợp chim - cây (én + đào, vịt + sen, tùng + hạc...); kiểu cây - thú (mã - liễu, tùng - lộc ...). Cũng có khi là những chủ đề dân gian quen thuộc: Ngư - Tiều - Canh - Mục... Nhóm 1 khá phổ biến trong trang trí kiến trúc gỗ ở di tích Huế. Thông thường các hình trang trí dạng phù điêu thường được thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàn kim. Màu nền của trang trí thường là xanh, vàng hoặc đỏ làm cho ánh kim loại được nổi bật, tương phản tạo nên một phong cách trang trí lộng lẫy. [B][COLOR=#0000ff]Nhóm 2[/COLOR][/B] gồm những trang trí trên mặt phẳng (trên các cửa đi, vách gỗ và cột, các trang trí viền mang tính lặp lại). Loại hình trang trí này là các đường nét, hoặc đơn độc, hoặc tập hợp; đôi lúc chỉ xuất hiện một lần, nhưng thường khi chúng lặp đi lặp lại theo chu kỳ tạo nên những đường diềm, nét viền hay các đoạn trang trí đẹp mắt. Đôi khi, các đường nét hoa văn được nâng lên thành các hình tượng như là sóng biển, dãy núi, vân mây...Cũng có khi những hình tượng trở nên rõ nét hơn thành các tích như là “dây hoá giao”, “cá hoá rồng” nhưng tổng thể thì vẫn là các nét. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là sự sa sút trình độ chạm khắc, kinh nghiệm thất truyền, kỹ thuật sa sút và thiếu vắng các mẫu mã nguyên gốc, việc sử dụng nguyên liệu mới từ Trung Quốc, Nhật Bản..., nên hiện nghề sơn mài truyền thống ở các làng Tiên Nộn, Dương Nổ đã ngày một mai một dần. Giờ ở Huế gần như không còn ai sống bằng nghề sơn thếp, ngoài những người làm công tác trùng tu di tích ở Trung tâm BTDTCĐ Huế. [B][RIGHT]Sưu tầm, tổng hơp[/RIGHT][/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
DU LỊCH
Việt Nam Travel
Huế - Đà Nẵng
Khám phá làng nghề tại Huế
Top