uocmo_kchodoi

Moderator
NHỮNG LÀNG NGHỀ NỔI TIẾNG NHẤT TẠI HUẾ
Có lẽ chuyến du lịch sẽ không thể nào trọn vẹn nếu du khách bõ lỡ cơ hội ghé thăm và tìm hiểu các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Huế. Mỗi làng nghề có một câu chuyện riêng, một nét đặc trưng riêng với những sản phẩm mang hơi thở của con người xứ Huế, những cuộc trò chuyện với các nghệ nhân tâm huyết chắc chắn sẽ là những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Sau đây là danh sách các làng nghề nổi tiếng nhất tại Huế, đã làm ra những sản phẩm độc đáo tạo nên nét đặc trưng riêng có của Huế.

Làng nghề đan lát Bao La

Cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng.

Làng nghề được hình thành từ xa xưa và đến thời chúa Nguyễn đã thành lập thêm một làng Bao La mới, nay thuộc thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cạnh bờ Nam phá Tam Giang. Cả hai làng này đều có chung một nghề thủ công là đan lát. Các sản phẩm làng tạo ra: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ…đều làm từ vật liệu mây và tre.

Ban đầu, người dân nơi đây làm nghề này nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để tạo ra những vật dụng trong gia đình. Dần dần các sản phẩm này được nhiều nơi ưa chuộng nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Mỗi xóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau: Xóm Chợ chuyên sản xuất giần, sàng; Xóm Đông chuyên sản xuất thúng, mủng; Xóm Chùa chuyên sản xuất rá; Xóm Đình và Xóm Hóp chuyên sản xuất rổ; Xóm Cầu chuyên sản xuất nong, nia. Mỗi xóm một loại mặt hàng, cả làng đều làm và đều vui.

Ngày nay, những sản phẩm vật dụng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau được bày bán nhiều trên thị trường nên làng nghề đan lát Bao La cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh. Nhưng bằng những bàn tay khéo léo, sáng tạo của mình, người dân nơi đây đã sáng tạo thêm nhiều loại sản phẩm mới như: lẵng cắm hoa, giá sách, đèn treo trang trí, giá treo đèn…

Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình và không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn và để đưa làng nghề tiếp tục phát triển.

Làng nghề Nón lá

Nón là một vật dụng dùng để che nắng che mưa đặc trưng của người người Việt. Từ lâu hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với hình ảnh người Việt Nam, nó tuy không nằm trong những biểu tượng quốc gia nhưng chỉ cần nhìn thấy chiếc nón thì ngay lập tức người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh đất nước Việt Nam.

Trên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếc nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất nhưng có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... Ngày nay, các làng nghề nổi tiếng như Tây Hồ Xã Phú Hồ, Mỹ Lam xã Phú Mỹ huyện Phú vang, Phú Cam, Phước Vĩnh, Đốc Sơ, Triều Tây, Hương Sơ, TP Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.

Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ, nó không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản…Có lẽ vì thế mà nón Huế rất được nhiều du khách ưu chuộng.

Du lịch phát triển mạnh ở Huế, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm.

Nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010.

Làng nghề Đúc đồng

(Phường Đúc, Phường Thủy Xuân, thành phố Huế)

Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một “Công tượng đúc đồng”, những người thợ đến từ nhiều nơi làm việc trong những Công tượng của Chúa ở Trường Đồng. Hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ.

Khi Chúa Trịnh và Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân thì các Công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn tiếp tục nghề đúc của cha ông. Từ những lò đúc của các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thuỷ tổ của nghề này là ngài Nguyễn Văn Lương quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Nghề này đã được truyền thừa qua gần 15 đời.

Những người thợ tài hoa phường đúc đã để lại cho cố đô Huế các tác phẩm danh tiếng như: Vạc đồng ở Đại Nội (1659 - 1684), Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu (1835 - 1804), Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn (1803 - 1804), Chuông chùa Diệu Đế (1846) và rất nhiều các vật dụng thờ cúng bằng đồng từ "trong cung ra ngoài nội" ở Huế. Các chùa ở Huế cũng có rất nhiều tượng phật bằng đồng với niên đại thuộc đầu thế kỷ XX, gần hơn là tượng danh nhân Phan Bội Châu cao gần 4m đặt ở khu lưu niệm Phan Bội Châu - Huế qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và người thợ Phường Đúc (1974). Đó là những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam 2 thế kỷ trước.

Làng đúc đồng nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (thôn Hạ 2 và thôn Thượng 4) cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Làng nghề gốm Phước Tích

Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, do hai thôn Phước Tích và Phú Xuân nhập lại.

Tên xã Phong Hòa xưa là xã Phong Lâu (do ở bên bờ sông Ô Lâu). Làng Phước Tích tiện cho việc thông thương bằng đường thủy để khai thác nguyên liệu và chở sản phẩm gốm đi bán. Quanh làng không có đất sét và rất hiếm củi, nhưng theo các gia phả và ký ức người già thì suốt từ đời Minh Mạng đến đời Khải Định, hàng tháng làng phải dâng nộp triều đình Huế 30 chiếc “om ngự” làm nồi nấu cơm cho vua, ăn xong vứt bỏ. Do đó làng được đặc ân đi các nơi khai thác những gì cần cho nghề: vào rừng ở truông Đôộc (Đôộc: gốm) (nay thuộc Mỹ Xuyên cùng xã) lấy củi, sang cồn Gióng (nay xã Hải Chánh) sau sang Dương Khánh (nay xã Hải Dương) huyện Hải Lăng, Quảng Trị lấy đất sét. Sản phẩm truyền thống “độc Phước Tích” có lu (chum), ghè, thạp, thống, om (niêu), bùng binh (ống tiết kiệm), tu huýt (còi) và ông táo nung chín thành sành, không có thấm nước. Những sản phẩm trên được chở bán từ Nghệ An vào đến Nam Bộ. Các sản phẩm gốm không tráng men như lọ hoa...cũng đã được bán sang Nhật Bản và được sử dụng trân trọng trong các buổi tiệc trà của Nhật.

Ngày nay, tuy có thời kỳ đã vắng dần hình ảnh thân quen của mặt hàng độc Phước Tích, nhưng khả năng kế tục truyền thống làm gốm vẫn là một quyết tâm cao. Phước Tích vẫn là ngôi làng được nhiều người biết đến, bởi sản phẩm thủ công của họ vẫn là vật gần gũi, thân quen với mọi người.

Làng Kim hoàn Kế Môn

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km hướng Đông-Bắc là làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền.

Nơi đây nổi tiếng có nghề kim hoàn. Nghề kim hoàn ở Kế Môn là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, bao gồm ba bộ phận:

- Ngành trơn: các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều.

- Ngành đậu: thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt sản phẩm.

- Ngành chạm: chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm.

Cuối thế kỷ XVIII do nhiều người thợ kim hoàn từ phương Bắc vào, tiêu biểu là ông Cao Đình Độ quê ở Thanh Hóa đã đến định cư ở làng Kế Môn hành nghề kim hoàn và mở lớp truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Các sản phẩm kim hoàn ở đây đã đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế.

Kim hoàn ở Kế Môn được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo nên có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác. Các kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.

Hiện nay, nhiều người thợ kim hoàn ở làng Kế Môn đã hành nghề phân tán ở nhiều nơi, nhất là ở thành phố Huế, và hầu hết các tỉnh thành phía Nam.. Nghề kim hoàn ở Huế ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng về trang sức, trang trí của xã hội.

Làng nghề thếp vàng, sơn mài Tiên Nộn

Cùng với kiến trúc, điêu khắc, sơn mài có mặt khắp nơi: từ các đình chùa làng xã, đến đền đài lăng tẩm, cung điện của vua chúa đều được sơn thếp vàng son lộng lẫy. Các vật dụng từ trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý, các nhà thờ họ như: Hoành phi, câu đối, đáp, hộp, kiệu võng, án thư, sạp tử đều được sơn mài tô điểm trang trọng.

Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Làng Tiên Nộn ( xã Phú Mậu - huyện Phú Vang) cách Huế 10km, nơi đây là làng nghề sơn mài truyền thống Huế. Vua Khải Định từng giao trách nhiệm cho gia đình cụ Nguyễn Đức Bùi phục chế sơn son thếp vàng ở Đại Nội Huế.

Trong kỹ thuật làm sơn ta, chất liệu chính là sơn sống được lấy từ cây sơn của vùng Phú Thọ. Để chế ra các màu, người thợ phải đánh sơn rất vất vả, nếu ai không quen sẽ bị phù mặt. Người ta lấy nhựa trắng từ cây sơn về, để vài ba tháng trong thùng gỗ hoặc tre, lúc này sơn chia thành 3 lớp: lớp 1 gọi là “dọi nhất” (không bao giờ khô) dùng để tăng độ của sơn; lớp 2 gọi là “dọi nhì” dùng để đánh sơn cánh dán, sơn then; lớp 3 gọi là “sơn thịt” dùng để vốc, để bó, để hom và dùng để trát thuyền. Để tạo sơn cánh dán, dùng chậu gỗ và mỏ vầy đánh sơn trong 48g sau đó chế với nhựa thông tươi với tỷ lệ vừa phải; để tạo ra màu sơn đen (còn gọi là sơn then) người ta đánh trong chậu gang và mỏ vầy bằng sắt.

Sơn mài truyền thống Huế có thể chia thành ba loại: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi. Gam màu cổ truyền và căn bản của những tác phẩm sơn mài là cánh dán, đỏ, đen, màu của vàng, bạc nguyên chất dưới dạng bột hay được dát mỏng thành lá. Về sau, hệ màu này được bổ sung thêm sắc độ xanh, xám, màu trắng vỏ trứng, màu hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc…

Ngày nay, làng Tiên Nộn không còn người làm nghề sơn mài nhưng sức sống của nghề sơn mài vẫn được duy trì và phát triển như là một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Huế. Do vật liệu bằng vàng thật rất đắt nên những người làm nghề không còn sơn son thếp vàng các vật dụng hoành phi, câu đối, đồ thờ tự theo đúng kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tại trường Đại học Nghệ thuật Huế, để giữ gìn kỹ thuật làm sơn mài truyền thống Huế, nhà trường đã thành lập bộ môn trang trí truyền thống nhằm dạy cho sinh viên về kỹ thuật sơn mài của Huế. Để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải sơn và mài 5 đến 7 lần. Sau khi vẽ chồng hoặc tráng lên các lớp sơn, người ta tiến hành mài xuống và bức tranh sẽ hoàn thành ở tầng sâu cho hiệu quả tốt nhất.

Sức sống của sơn mài truyền thống Huế được thể hiện mạnh mẽ ở những cách tân về đề tài, mẫu mã, công năng sử dụng... Các họa sĩ đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm sơn mài mang ý tưởng mới, phục vụ cho đời sống hiện đại, sơn mài còn xuất hiện trong đồ dùng làm trang sức, dây đeo cổ, đeo tay, đồ mỹ nghệ ...

Làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên

Mỹ Xuyên thuộc huyện Phong Ðiền, cách Huế khoảng 40km về phía Bắc. Vào giữa thế kỷ XIX, nơi đây đã tập trung những người thợ chạm tài hoa. Họ đã chạm trổ nhiều công trình nổi tiếng cho triều đình và nhân dân.

Những sản phẩm mỹ nghệ của họ làm cho nhiều công trình kiến trúc và đồ dùng cao cấp đạt tới giá trị tuyệt phẩm. Trước kia làm ăn cá thể, những người thợ điêu khắc với đồ nghề gọn nhẹ để trong cái tráp nhỏ, họ xách theo đến những nơi được mời để hóa thân cho những đoạn ngà voi và gỗ qúy, thành những đồ vật bền và có cuộc sống vượt cả thời gian. Nghề điêu khắc ở đây không có trường dạy. Những người thành thạo trực tiếp kèm cặp người học nghề qua thực hành.

Nhiều sản phẩm của Mỹ Xuyên đã giành huy chương vàng, bạc tại các triển lãm trong tỉnh và toàn quốc. Thị trường của họ rất rộng, có mẫu hàng phải ký hợp đồng hàng nghìn sản phẩm. Họ chạm người, chạm thú, chạm đồ vật... cái gì cũng sống động. Xưa kia vật liệu chính là ngà voi, ngày nay thường là gỗ rất hiếm quí. Từ thớ gỗ vô tri họ đã làm ra những rồng, phượng, ngựa, voi, mèo... những thuyền rồng, anh hùng tương ngộ... về những ông Di Lặc, tiên đánh cờ, người đi câu, người úp nơm, người cầm chùi... cả những anh hùng như Phù Ðổng Thiên Vương... Kỹ thuật chạm lọng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm sâu, chạm cạn, chạm chấm phá, chạm khảm (gỗ trên gỗ)...là những nét độc đáo của thợ Mỹ Xuyên. Phần lớn những ngôi nhà Rường nổi tiếng của Huế có sự tham gia của người thợ Mỹ Xuyên trong phần chạm khắc. Mỗi đề tài lại có nhiều cách thể hiện, cũng là ngựa của một nơi sản xuất mà có hàng chục dáng hình khác nhau, con nào cũng sống động lạ thường.

Làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên

Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, làng có vị trí khá đặc biệt, phía Bắc giáp thôn Mậu Tài, Nam giáp Thế Vinh, Đông giáp Vọng Trì, Đông Tây giáp sông Hương, cách trung tâm thành phố 10 km. Làng vốn có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi Nghề hoa giấy Thanh Tiên trong danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỷ XVI-XIX.

Sản phẩm hoa giấy thường được trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp... Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên là: phong phú về màu sắc, hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Cũng chính những đặc điểm đó mà thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối năm, chủ yếu vào tháng Chạp. Ngày nay, loại hoa sen đã được phục hồi, quanh năm sản xuất, trở thành loại hoa trang trí độc đáo. Một bó hoa sen gồm hoa, lá, nụ đứng ở tầm xa khoảng vài mét mà người ta cứ ngỡ tưởng là bó hoa sen thật và Hoa sen giấy Thanh Tiên, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam đã sang Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc qua các lượt khách du lịch khi đến Huế.

Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian và ngày nay cả nhu cầu trang trí nội thất của người dân xứ Huế.

Liễn làng Chuồn

Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ vài trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.

Giấy in liễn là loại giấy để in báo, mua về phải nhuộm các màu đỏ, vàng hoặc xanh. Còn màu là các phẩm bột mua ở chợ về hòa với hồ cho dính, cũng có dùng bột điệp nhưng không để nguyên màu trắng ánh mà pha thêm màu xanh dương theo tỷ lệ 10 điệp + 1 dương để có màu sáng dịu. Do có hai đoạn liễn với kích thước khác nhau nên có hai lối in ngửa hay úp ván. Liễn bông (hoa) mỗi bộ gồm có bốn con (bức) toàn cảnh họa tiết dài như bộ tranh tứ quý. Liễn chữ gồm một đại tự và câu đối. Đại tự là chữ to cần ván lớn.

Liễn được treo trên tường hay trên cột, chạy dọc như theo câu đối hay theo tranh tứ quý. Riêng đại tự có thể treo riêng hoặc giữa hai liễn câu đối như bức hoành cầu phúc. Đấy là lối chơi đẹp.

Tranh làng Sình

Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách Huế khoảng 8km, ở về phía hạ lưu sông Hương. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng do vị trí sát kề đế đô lại thuận tiện giao thông, có nhiều người buôn bán và làm thủ công, trong đó có nghề làm tranh thờ in ván khắc gỗ còn màu tô tay vì thế nghề in tranh làng Sình rất phát triển.

Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu là mua ở chợ, gồm có màu vàng, xanh, tím, đỏ sen, còn trắng thì để nguyên giấy mộc. Ván in bằng gỗ mít, họ tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Tranh in lối ngửa ván rồi dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy nét và mảng đen, sau dựa vào đấy mà tô màu một số mảng.

Tranh Sình là tranh thờ, có các bộ: Tranh cúng bổn mệnh, tranh cúng gia tiên, tranh ảnh cúng thế mạng, tranh lễ thành cúng cho người mang bầu, tranh cúng cho con nít…Tất cả chừng trên năm mươi tờ có đề tài khác nhau. Tất cả những tranh trên đều phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, là sự lưu ảnh của tư tưởng Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ thần bí và linh dị...

Một số tranh thờ mang giá trị nghệ thuật, chẳng hạn như bộ Bát Âm. gồm tám cô biểu diễn đàn các loại, cả bộ có 4 bức. Mỗi bức thực sự là bộ tranh Tố nữ Huế. Cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí, người họa sĩ tài hoa của đất thần kinh xưa, đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu "Ngũ sắc Huế", hơi khác với bảng "Ngũ sắc phương Đông". Và nếu ta so sánh những gam màu sử dụng trên tranh thờ sẽ thấy nó gần gũi với tranh pháp lam trang trí trên các kiến trúc của kinh thành xưa. Ðó là sự hòa sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hỏa hoàng, phí thủy với hổ phách...Ngày nay, dòng tranh dân gian này vẫn tồn tại và phát triển ở Huế, đề tài cũng được bổ sung với các mảng về thiên nhiên, nhà cửa, phố phường và sinh hoạt đời thường.

Pháp lam

Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Các sản phẩm pháp lam chủ yếu phục vụ cung đình và các gia đình quyền quí. Pháp lam có từ châu Âu và phát triển rực rỡ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Sau này du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản.

Ở Việt nam, kỹ nghệ này du nhập vào đầu thế kỷ XIX, thời vua Minh Mạng (năm 1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Pháp lam Huế thật sự độc đáo với những mảng phù điêu, tranh lớn trang trí cho công trình, màu sắc tươi tắn, cường độ mạnh với các tông màu bổ trợ, tương phản do những nghệ nhân Việt Nam thực hiện đầy sáng tạo và biểu cảm.

TP (Nguồn: Phòng VHTT TP Huế)​
 
Nối tiếp bài viết về các làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Huế, sau đây butnghien sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu rõ hơn từng làng nghề nhé!

LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT BAO LA

Cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng.



Làng nghề được hình thành từ xa xưa và đến thời chúa Nguyễn đã thành lập thêm một làng Bao La mới, nay thuộc thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cạnh bờ Nam phá Tam Giang. Cả hai làng này đều có chung một nghề thủ công là đan lát. Các sản phẩm làng tạo ra: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ…đều làm từ vật liệu mây và tre.

Ban đầu, người dân nơi đây làm nghề này nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để tạo ra những vật dụng trong gia đình. Dần dần các sản phẩm này được nhiều nơi ưa chuộng nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Mỗi xóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau: Xóm Chợ chuyên sản xuất giần, sàng; Xóm Đông chuyên sản xuất thúng, mủng; Xóm Chùa chuyên sản xuất rá; Xóm Đình và Xóm Hóp chuyên sản xuất rổ; Xóm Cầu chuyên sản xuất nong, nia. Mỗi xóm một loại mặt hàng, cả làng đều làm và đều vui.

Ngày nay, những sản phẩm vật dụng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau được bày bán nhiều trên thị trường nên làng nghề đan lát Bao La cũng gắp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh. Nhưng bằng những bàn tay khéo léo, sáng tạo của mình, người dân nơi đây đã sáng tạo thêm nhiều loại sản phẩm mới như: lãng cắm hoa, giá sách, đèn treo trang trí, giá treo đèn…

Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình và không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn và để đưa làng nghề tiếp tục phát triển .



Theo nghệ nhân Võ Chức chia sẻ “lâu nay sản phẩm của HTX không khắc các biểu tượng Huế nên một số cơ sở sản xuất hàng mây tre đan trong nước làm nhái hoặc giả thương hiệu, đồng thời du khách rất khó nhận ra đâu là hàng mây tre đan Huế, đâu là hàng nhập về từ các tỉnh, thành khác. Hiện, HTX đang thiết kế mẫu và lựa chọn các biểu tượng Huế, linh vật phù hợp để khắc lên sản phẩm”. Với 500 mẫu sản phẩm gồm đèn bát, đèn ngủ, khay trà, lồng bàn, khay mứt, rổ, rá và các sản phẩm trang trí nội ngoại thất được sản xuất từ mây, tre, từ tháng 2/2017, các sản phẩm này sẽ được khắc các biểu tượng Huế như Đại Nội, chùa Linh Mụ, Ngọ Môn, Kinh Thành Huế, lăng Khải Định hay các linh vật như nghê, lân, long, quy, phụng…

Nguồn: huefestival.com​
 
LÀNG NGHỀ NÓN LÁ
Chỉ cần nhìn thấy nón là là người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh Việt Nam. Nón lá đã không còn chỉ là một vật dụng dùng để che nắng che mưa đặc trưng của người người Việt nữa. Nó đã trở thành nét đẹp, nét đặc trưng truyền thống của dân tộc ta. Đây là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010.

Trên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếu nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất nhưng có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.


Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... Ngày nay, các làng nghề nổi tiếng như Tây Hồ Xã Phú Hồ, Mỹ Lam xã Phú Mỹ huyện Phú vang, Phú Cam, Phước Vĩnh, Đốc Sơ, Triều Tây, Hương Sơ, TP Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.


Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ, nó không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản…Có lẽ vì thế mà nón Huế rất được nhiều du khách ưu chuộng.


Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, thường khung nón được làm một lần dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón từ 15 - 16 vành, mà xưa nay nhiều người vẫn ví như “16 vành trăng”. Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh mặt trời, các hoa văn biểu tượng hiện rõ cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, cầu ngói Thanh Toàn... Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón.


Du lịch phát triển mạnh ở Huế, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Đến với làng nghề này bạn có thể nhờ người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm, điều đó thật ý nghĩa phải không nào?

Nguồn: khamphahue.com.vn​
 
LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
Phường đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một “Công tượng đúc đồng”, những người thợ đến từ nhiều nơi làm việc trong những Công tượng của Chúa ở Trường Đồng. Hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam.

ducdong_(1).jpg

Hiện tại, làng Đúc đồng Huế nằm trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (thôn Hạ 2 và thôn Thượng 4). Làng nghề hiện nay còn 61 cơ sở sản xuất, trong đó Phường Đúc có 35 hộ, 01 hợp tác xã và 01 Doanh nghiệp Tư nhân; phường Thủy Xuân có 23 hộ, 01 hợp tác xã.

- Đặc điểm: Làng đúc đồng ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn – Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay), khi xây dựng Huế thành Kinh đô, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những công trình, vật dụng phục vụ nhu cầu của cung đình. Làng đúc đồng ở Huế xưa kia là làng Dương Xuân, hầu hết dân làng làm nghề đúc đồng nên từ lâu quen gọi là Phường Đúc (hay Phường thợ đúc). Phường đúc gồm có 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.

Rất nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng Phường Đúc khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như: Vạc đồng ở Đại Nội (1659-1684), Chuông chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu (1835-1804), Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn (1803-1804), Chuông chùa Diệu Đế (1846) và rất nhiều các vật dụng thờ cúng bằng đồng từ “trong cung ra ngoài nội” ở Huế. Các chùa ở Huế cũng có rất nhiều tượng phật bằng đồng với niên đại thuộc đầu thế kỷ XX, gần hơn là tượng danh nhân Phan Bội Châu cao gần 4m đặt ở khu lưu niệm Phan Bội Châu - Huế qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và người thợ Phường Đúc (1974). Như vậy, có thể thấy rằng trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, với những biến cố của kinh thành Huế và thăng trầm của lịch sử, những người thợ đúc đồng Huế vẫn truyền đời giữ lửa nghề cho đến hôm nay.

Các nghệ nhân hiện nay ở phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân cũng rất tài hoa và khéo léo không kém gì ông cha đã cho thấy sự phát triển liên tục của làng nghề cũng như sự liên tục ở đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật của làng Đúc Huế. Tiêu biểu là các nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Trai, Nguyễn văn Tuệ, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Thuận B, Nguyễn Trường Sơn...

Ngoài các sản phẩm truyền thống đặc trưng (đồ thờ cúng) như: lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ sự, chuông, cồng, chiêng…Các sản phẩm lưu niệm tinh xảo bằng đồng cũng được sản xuất phục vụ người yêu văn hóa trưng bày và khách du lịch như: tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Huế và đất nước.

Nét nổi bật nhất là những tác phẩm nổi tiếng mang đậm tính nghệ thuật, sống mãi với thời gian của lớp hậu duệ sau này như tượng Trần Hưng Đạo cao 10,2m, nặng 21,6 tấn đặt tại công viên Vị Hoàng (Thành phố Nam Định), tượng Như Lai cao 4,3m đặt tại chùa Kim Thành – Plây Cu (Gia Lai), tượng Bác Hồ đặt tại làng Kim Liên (Nghệ An) và thành phố Huế, tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang, tác phẩm Trống đồng đặt tại Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)... Đặc biệt mới đây, nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh và các học trò của ông đã lập kỷ lục trong nghề đúc đồng từ xưa đến nay ở Việt Nam, khi đúc thành công quả chuông Đại Hồng Chung có kích thước khổng lồ cao 5,5m, đường kính 3,7m, nặng hơn 30 tấn, được xem là quả chuông lớn nhất Đông - Nam Á.

Chính từ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của nghề đúc hội tụ nơi bàn tay tài hoa của người thợ đúc đồng Huế mà từ lâu, Phường Đúc và phường Thủy Xuân đã trở thành một địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Huế. Nhiều du khách nước ngoài khi thăm Đại Nội, Hoàng cung, tận mắt nhìn, tận tay sờ lên những hình đúc nổi tinh xảo ở Cửu Đỉnh, Cửu Vị Thần công…đều không tin đó là sản phẩm của người thợ đúc đồng Huế. Nhưng đến khi được tham quan, chứng kiến thực tế những lò đúc ở Phường Đúc, phường Thủy Xuân họ mới thực sự thán phục tài nghệ và chiều sâu nghệ thuật của người thợ đúc đồng Huế.

Với bề dày lịch sử phát triển, đi cùng là những tác phẩm để lại dấu ấn lịch sử, làng Đúc đồng Huế xứng danh là một làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát triển. Bởi, đây không chỉ là một địa chỉ thú vị cho khách du lịch, cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn là nguồn động viên tích cực cho việc nâng cao tay nghề cũng như tạo hưng phấn, lòng tự hào về nghề của những người thợ đúc đồng Huế ngày nay.

Theo huefestival.com​

[ Bản in]
 
LÀNG NGHỀ GỐM PHƯỚC TÍCH
Ngoài nhà rường cổ, nghề gốm nổi tiếng khắp nước, ngôi làng cổ Phước Tích còn có một nghề muối nung ít người biết.

kph_muoi-nung-phuoc-tich_gomphuoctich-1.jpg

Làng gốm Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) được thành lập vào năm 1470, nổi danh là làng gốm “tiến vua”.


Ngày nay, ông Lê Trọng Diễn thỉnh thoảng mới làm om

Nghề làm muối nung cũng song hành cùng với nghề sản xuất gốm nổi tiếng của làng. Ông Lê Trọng Diễn (68 tuổi), người làm gốm Phước Tích lâu nhất còn sống chia sẻ, gọi làm muối lò (hay muối nung) là một nghề cũng đúng mà không đúng lắm vì muối được làm ra do người trong làng họ tận dụng nguồn nhiệt tỏa ra ở cửa lò. Nói nôm na cho dễ hiểu như bây giờ ta làm nấm, cũng là tận dụng rơm rạ từ ruộng.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, muối lò xuất hiện cùng thời điểm với nghề gốm, ngót ngét cũng hơn 500 năm.


Du khách đến thăm Phước Tích. Ảnh: L.Tuệ

Theo đó, khi nghệ nhân làm gốm hoàn thành xong khâu tạo hình, phơi khô om, tréc họ sẽ cho muối sống mua ở chợ (muối hột chưa hoàn toàn ráo nước) vào các cái om rồi đặt ở phía sau lò (đạo lò) và cửa lò để đến 2-3 ngày, khi om nung đạt yêu cầu thì muối cũng được lấy ra.

Nhiệt độ ở đạo lò thấp hơn, còn ở cửa lò thì có nguồn nhiệt tỏa ra nên các chất hữu cơ có trong muối hột sẽ cháy hết. Muối trở nên tinh khiết, mịn màng và trắng tinh hơn so với màu xám ban đầu.

“Tùy vào om to hay om nhỏ, mỗi om người ta cho vào khoảng 2-3kg muối sống để nung cùng om, muối lò thu được từ muối sống mỗi om xấp xỉ khoảng 60% “, ông Diễn cho hay, “Ở cửa lò nguồn nhiệt tỏa ra không biết làm gì nên họ đặt om có đựng muối ở đó để tận dụng nguồn nhiệt”. Khi cho ra lò những sản phẩm gốm, người ta thường thấy những om muối lò trắng tinh được lấy ra.

“Muối biển thường mặn chát nên người làng Phước Tích mới cho vào lò gốm nung để thu muối vị mặn dịu, đằm hơn, ngon hơn”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho hay. Còn ông Nguyễn Ngọc Đức (62 tuổi), một người dân trong làng cổ, cười và bảo: “Ngày còn nhỏ tui toàn ăn muối lò, muối đó ngon, mặn nhưng thơm và khô, rất dễ ăn, mỗi bữa cầm bát cơm đầy ăn với muối lò cũng đủ ngon miệng rồi”.

Theo như nhiều tài liệu còn lưu giữ của làng, ngày xưa cả làng có khoảng 12 khẩu lò gốm, mỗi khẩu lò có 3 lò, mỗi lò nung khoảng 20-30 sản phẩm, làm ra không đủ để bán. Muối làm ra cũng nhiều hơn, trung bình mỗi tháng thu được một đến vài tấn muối. Người dân làng cổ Phước Tích làm ra muối lò phần để ăn, phần đem về các miền quê, chở đến các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng... bán hoặc đổi lấy lúa, đậu, ruốc...

Muối lò dùng để chế biến thức ăn hằng ngày như tương chao, mắm, gà um muối, muối sống cơm chay... phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân.

Do khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều sản phẩm làm bằng nhựa, inox... ra đời nên kể từ năm 2006, nghề làm gốm cổ truyền ít nhiều bắt đầu suy tàn, muối lò cũng không còn thấy xuất hiện trên ngôi làng cổ hơn 530 năm này. Ông Diễn cho hay, muối lò phải đựng trong om mới ngon, mới đạt chuẩn nhưng nghề gốm Phước Tích bây giờ chuyển sang làm các sản phẩm gốm mỹ thuật như chai, lọ, bình nước... để bắt kịp nhu cầu của thị trường. Muối nung Phước Tích giờ chỉ còn là hoài niệm đối với những người cùng thời với nó.

Nguồn: khamphahue.com​
 
LÀNG NGHỀ KIM HOÀN Ở KẾ MÔN
Kế Môn là một làng có nghề kim hoàn nổi tiếng lâu đời. Làng Kế Môn trước đây thuộc xã Phong Thạnh cũ, nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Làng nằm về hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km.

Cái nôi của nghề vàng

Theo sử sách xưa còn ghi lại thì làng Kế Môn được thành lập vào thế kỉ 14 dưới đời vua Trần Anh Tông, làng Kế Môn nằm bên phá Tam Giang lại có đất nông nghiệp nên cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá.

Năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh vua Quang Trung đặt kinh đô tại Phú Xuân - Huế và ra lời kêu gọi người tài giúp vua quản lý đất nước. Ông Cao Đình Độ là người Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề Kim hoàn khi đi qua sông Ô Lâu thì cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng kế Môn nên sau khi vào cung ông Độ đã trở về và dạy nghề cho người dân ở đây.

lang-ke-mon.jpg
Nhà thờ tổ nghề kim hoàn tại làng Kế Môn

Từ đó đến nay đã được hơn 200 năm, cũng từ đó làng Kế Môn trở thành cái nôi của nghề kim hoàn của xứ đàng trong. Các sản phẩm kim hoàn ở đây đã đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế ngay từ cuối thế kỷ XVIII do nhiều người thợ kim hoàn từ phương Bắc vào, tiêu biểu là ông Cao Đình Độ quê ở Thanh Hóa đã đến định cư ở làng Kế Môn hành nghề kim hoàn và mở lớp truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác với kỹ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kỳ được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.
Hai trăm năm qua, hàng ngàn người làng Kế Môn đã rời làng ra đi và có mặt, trước tiên là ở kinh thành Huế (để làm trong Cơ vệ Ngân Tượng của triều đình), sau đó là ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước, và sau này là vươn ra thế giới, .nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn, nghề làm vàng từ đây mà tỏa ra khắp cả nước.
Không những thế người làng Kế Môn còn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới nhằm quảng bá cho quê hương đất nước, hiện tại tiểu bang Texas của Mỹ có 40 cơ sở cầm vàng của người Kế Môn. Tại Huế các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại “Tịnh Tâm Kim Cổ”, trong các đợt Festival nghề truyền thống của Huế người làng Kế Môn đều tham dự. Làng Kế Môn có nhiều nhà thờ họ với tất cả 16 nhà thờ, đây là những họ đã có công mở làng cũng như phát triển nghề kim hoàn.

Ngày nay, dù con dân Kế Môn đã tỏa đi xa nhưng có lẽ Huế mới thật sự là cái nôi bậc nhất cho nghề kim hoàn phát triển khi còn giữ được dấu ấn lịch sử của một thời vang bóng. Ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ ở đất Thần Kinh thì cũng chỉ có đến Huế du khách mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống. Để tưởng nhớ và tôn vinh nghề kim hoàn, cụ đồ An có viết bài thơ “Tặng người thợ bạc” treo kỷ niệm tại Từ đường nhà thờ tổ.

“Lò bạc nghe ra tiếng cũng thèm
Ngày ngày luyến tiếp khách hàng sang
Dát hàn theo thế hình long hổ
Đầu chạm làm nên cảnh phụng loan
Lắm thuở cầm cung day mũi bạc
Từng phen lên ngựa trửi ngàn vàng
Rao tài bủa vớt oai lừng lẩy
Nghề nghiệp lâu dài vững đặc san”
Làng Kế Môn ngày nay

Nếu như trước đây để đến làng Kế Môn phải đi đò, đi xe ròng rã thì nay đường làng đã được lót đan thẳng tắp, xe hơi vào đến nhà thật tiện lợi.
Vùng đất này càng được thay da đổi thịt với sự chung tay đóng góp từ những người con xa quê. Đó là Trung tâm thương mại Điền Môn nơi được xem là chợ làng lớn nhất nước do ông Hồ Huệ - một người con làng Kế Môn - đã đứng ra quyên góp và vận động để xây dựng. Đó là con đường Nguyễn Thanh Côn do ông Nguyễn Thanh Côn (người làng Kế Môn, làm vàng bên Mỹ) gửi về gần 500 triệu đồng để đổ bê tông con đường dài 2,4 km, nơi đây cũng là con đường đặc biệt nhất tại Việt Nam vì có đến 16 nhà thờ họ khang trang, bề thế. Đó là đình làng Kế Môn, đình làng to nhất tỉnh Thừa Thiên...

DSC_0105.JPG

Trung tâm thương mại Điền Môn

111.jpg

Đường Nguyễn Thanh Côn với các nhà thờ họ khang trang, bề thế
Ngày nay, ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ ở đất Thần Kinh thì cũng chỉ có đến Huế du khách mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống.​
Nguồn: phanmemvang.com​
 
LÀNG NGHỀ THẾP VÀNG, SƠN MÀI TIÊN NỘ
Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.

Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Làng Tiên Nộn ( xã Phú Mậu - huyện Phú Vang ) cách Huế 10km, nơi đây là làng nghề sơn mài truyền thống Huế. Vua Khải Định từng giao trách nhiệm cho gia đình cụ Nguyễn Đức Bùi phục chế sơn son thếp vàng ở Đại Nội Huế.

Trong kỹ thuật làm sơn ta, chất liệu chính là sơn sống được lấy từ cây sơn của vùng Phú Thọ. Để chế ra các màu, người thợ phải đánh sơn rất vất vả, nếu ai không quen sẽ bị phù mặt. Người ta lấy nhựa trắng từ cây sơn về, để vài ba tháng trong thùng gỗ hoặc tre, lúc này sơn chia thành 3 lớp: lớp 1 gọi là “dọi nhất” (không bao giờ khô) dùng để tăng độ của sơn; lớp 2 gọi là “dọi nhì” dùng để đánh sơn cánh dán, sơn then; lớp 3 gọi là “sơn thịt” dùng để vốc, để bó, để hom và dùng để trát thuyền. Để tạo sơn cánh dán, dùng chậu gỗ và mỏ vầy đánh sơn trong 48g sau đó chế với nhựa thông tươi với tỷ lệ vừa phải; để tạo ra màu sơn đen (còn gọi là sơn then) người ta đánh trong chậu gang và mỏ vầy bằng sắt.


Sơn mài truyền thống Huế có thể chia thành ba loại: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi. Gam màu cổ truyền và căn bản của những tác phẩm sơn mài là cánh dán, đỏ, đen, màu của vàng, bạc nguyên chất dưới dạng bột hay được dát mỏng thành lá. Về sau, hệ màu này được bổ sung thêm sắc độ xanh, xám, màu trắng vỏ trứng, màu hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc…

Ngày nay, làng Tiên Nộn không còn người làm nghề sơn mài nhưng sức sống của nghề sơn mài vẫn được duy trì và phát triển như là một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Huế. Do vật liệu bằng vàng thật rất đắt nên những người làm nghề không còn sơn son thếp vàng các vật dụng hoành phi, câu đối, đồ thờ tự theo đúng kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tại trường Đại học Nghệ thuật Huế, để giữ gìn kỹ thuật làm sơn mài truyền thống Huế, nhà trường đã thành lập bộ môn trang trí truyền thống nhằm dạy cho sinh viên về kỹ thuật sơn mài của Huế. Để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải sơn và mài 5 đến 7 lần. Sau khi vẽ chồng hoặc tráng lên các lớp sơn, người ta tiến hành mài xuống và bức tranh sẽ hoàn thành ở tầng sâu cho hiệu quả tốt nhất.


Sức sống của sơn mài truyền thống Huế được thể hiện mạnh mẽ ở những cách tân về đề tài, mẫu mã, công năng sử dụng ... Các họa sĩ đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm sơn mài mang ý tưởng mới, phục vụ cho đời sống hiện đại, sơn mài còn xuất hiện trong đồ dùng làm trang sức, dây đeo cổ, đeo tay, đồ mỹ nghệ ...

Theo KTS Phùng Phu – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thì xuất phát từ các kỹ thuật dân gian, nhưng sơn thếp trên các kiến trúc cung đình Huế đã tiến đến một mức độ hoàn hảo, tạo nên một vẻ đẹp không lẫn lộn, với hai nhóm trang trí chính.

Nhóm 1 gồm trang trí có khắc, chạm trên gỗ, hình khối, phù điêu. Nhóm này thường áp dụng trên các trang trí liên ba, hoành phi hoặc câu đối..., nội dung thể hiện thường là các chủ đề truyền thống: bát Tiên (Lý Thiết Quải, Lã Đồng Tân...); bát bửu (có các loại của Phật, Lão, Nho); tứ thời theo kiểu hoa lá (mai, lan, cúc, trúc...). Hoặc theo kiểu kết hợp chim - cây (én + đào, vịt + sen, tùng + hạc...); kiểu cây - thú (mã - liễu, tùng - lộc ...). Cũng có khi là những chủ đề dân gian quen thuộc: Ngư - Tiều - Canh - Mục...

Nhóm 1 khá phổ biến trong trang trí kiến trúc gỗ ở di tích Huế. Thông thường các hình trang trí dạng phù điêu thường được thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàn kim. Màu nền của trang trí thường là xanh, vàng hoặc đỏ làm cho ánh kim loại được nổi bật, tương phản tạo nên một phong cách trang trí lộng lẫy.

Nhóm 2 gồm những trang trí trên mặt phẳng (trên các cửa đi, vách gỗ và cột, các trang trí viền mang tính lặp lại). Loại hình trang trí này là các đường nét, hoặc đơn độc, hoặc tập hợp; đôi lúc chỉ xuất hiện một lần, nhưng thường khi chúng lặp đi lặp lại theo chu kỳ tạo nên những đường diềm, nét viền hay các đoạn trang trí đẹp mắt.

Đôi khi, các đường nét hoa văn được nâng lên thành các hình tượng như là sóng biển, dãy núi, vân mây...Cũng có khi những hình tượng trở nên rõ nét hơn thành các tích như là “dây hoá giao”, “cá hoá rồng” nhưng tổng thể thì vẫn là các nét.

Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là sự sa sút trình độ chạm khắc, kinh nghiệm thất truyền, kỹ thuật sa sút và thiếu vắng các mẫu mã nguyên gốc, việc sử dụng nguyên liệu mới từ Trung Quốc, Nhật Bản..., nên hiện nghề sơn mài truyền thống ở các làng Tiên Nộn, Dương Nổ đã ngày một mai một dần. Giờ ở Huế gần như không còn ai sống bằng nghề sơn thếp, ngoài những người làm công tác trùng tu di tích ở Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Sưu tầm, tổng hơp​
 
LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ MỸ XUYÊN
Làng nghề vốn đã nổi tiếng từ lâu. Xưa kia vật liệu chính là ngà voi, ngày nay thường là gỗ rất hiếm quí. Những nghệ nhân đã biến những thớ gỗ vô tri thành những sinh vật sống động như rồng, phượng, ngựa, voi, mèo... hay những thuyền rồng, anh hùng tương ngộ... về những ông Di Lạc, tiên đánh cờ, người đi câu, người úp nơm, người cầm chùi... cả những anh hùng như Phù Ðổng Thiên Vương... Mỗi đề tài qua tay mỗi nghệ nhân lại có cách thể hiện riêng, và cách nào cũng sống động lạ thường.

Mỹ Xuyên nay thuộc huyện Phong Ðiền, cách Huế khoảng 40km về phía Bắc. Vào giữa thế kỷ XIX, nơi đây đã tập trung những người thợ chạm tài hoa. Họ đã chạm trổ nhiều công trình nổi tiếng cho triều đình và nhân dân.
Đó là một ngôi làng được hình thành khá sớm so với xứ Đàng Trong (vào khoảng giữa thế kỷ XV). Ở đây có nghề chạm khắc gỗ khá nổi tiếng. Theo gia phả họ Nguyễn Văn ở làng Mỹ Xuyên, nghề này có mặt tại đây vào thế kỷ XIX do Nguyễn Văn Thọ (truyền nhân xuất sắc của ông Trần Văn Cao nổi tiếng về nghề mộc, chạm khắc phục vụ triều đình) vốn gốc người Thanh Hóa vào lập gia đình tại làng Mỹ Xuyên và truyền nghề lại cho dân làng. Từ đó về sau, nghề chạm khắc gỗ với đội ngũ thợ điêu khắc ngày càng phát triển.

Điêu khắc gỗ ở Mỹ Xuyên mang nét đặc trưng trong kiến trúc Huế; thể hiện giá trị mỹ thuật với kỹ xảo nghề nghiệp, trình độ chạm khắc và sự phối hợp thuần thục với cảm quan thẩm mỹ được thông qua đôi tay người thợ bằng những chiếc đục tạo nên trên các chất liệu bằng gỗ.

Những sản phẩm mỹ nghệ của họ làm cho nhiều công trình kiến trúc và đồ dùng cao cấp đạt tới giá trị tuyệt phẩm. Trước kia làm ăn cá thể, những người thợ điêu khắc với đồ nghề gọn nhẹ để trong cái tráp nhỏ, họ xách theo đến những nơi được mời để hóa thân cho những đoạn ngà voi và gỗ qúy, thành những đồ vật bền và có cuộc sống vượt cả thời gian. Nghề điêu khắc ở đây không có trường dạy. Những người thành thạo trực tiếp kèm cặp người học nghề qua thực hành.​

2017khacgomx1.jpg

Nhiều sản phẩm của Mỹ Xuyên đã giành huy chương vàng, bạc tại các triển lãm trong tỉnh và toàn quốc. Thị trường của họ rất rộng, có mẫu hàng phải ký hợp đồng hàng nghìn sản phẩm. Họ chạm người, chạm thú, chạm đồ vật... cái gì cũng sống động. Xưa kia vật liệu chính là ngà voi, ngày nay thường là gỗ rất hiếm quí. Từ thớ gỗ vô tri họ đã làm ra những rồng, phượng, ngựa, voi, mèo... những thuyền rồng, anh hùng tương ngộ... về những ông Di Lặc, tiên đánh cờ, người đi câu, người úp nơm, người cầm chùi... cả những anh hùng như Phù Ðổng Thiên Vương... Kỹ thuật chạm lọng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm sâu, chạm cạn, chạm chấm phá, chạm khảm (gỗ trên gỗ)...là những nét độc đáo của thợ Mỹ Xuyên. Phần lớn những ngôi nhà Rường nổi tiếng của Huế có sự tham gia của người thợ Mỹ Xuyên trong phần chạm khắc. Mỗi đề tài lại có nhiều cách thể hiện, cũng là ngựa của một nơi sản xuất mà có hàng chục dáng hình khác nhau, con nào cũng sống động lạ thường.
Sưu tầm, tổng hợp​
 
LÀNG NGHỀ HOA GIẤY THANH TIÊN
Hoa sen là loài hoa đẹp và mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt, đi vào nhiều câu chuyện cổ tích, thơ ca. Đây cũng là loài hoa “trong lành" theo quan niệm của nhà Phật. Sự tích Đức Phật đãn sanh bước đi 7 bước nở ra bảy tòa sen thơm ngát, biểu tượng của Từ bi - Trí tuệ - Tình thương. Chính vì thế, các nhà chùa, nhà sư ở khắp mọi miền đất nước cũng tìm về cố đô Huế để tận mắt chứng kiến các nghệ nhân ở đây trổ tài làm hoa sen. Thành phẩm những đóa sen hồng lại theo chân quý sư Thầy đến khắp nơi trên mọi miền đất nước.

- Địa điểm: Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm dọc theo bờ Nam, hạ lưu sông Hương gần ngã ba Sình. Là một địa danh nổi tiếng về nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa Sen và nghề làm hoa đã xuất hiện cách đây hơn 300 năm.

- Đặc điểm: Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo. Hàng năm thay thế một lần vào Tết nguyên Đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”. Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các Tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi Tết đến, xuân về.

Người dân Làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sản có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo lên những Bông Lùng, Hoa Tre hay còn gọi là Hoa Đũa và nhuộm màu ngũ sắc. Bông Lùng, Hoa Tre cũng chỉ dùng cho việc thờ cúng, dần dà phát triển nghề làm hoa giấy.

Có được cái tên làng Hoa giấy Thanh Tiên ngày nay chính là sự sáng tạo của nhiều người dân trong làng qua bao đời làm hoa giấy. Với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loại hoa có ở tự nhiên như: Hoa Bìm Bìm (Loa kèn), Hoa cúc đơn, Hoa cúc kép, Hóa mắm nêm, Hoa tường vi, Hoa quỳ và sau đó là Hoa sen.

Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, chúng ta đều bắt gặp những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu được bày bán ở chợ làng quê và các chợ nơi phố thị. Hoa giấy cũng khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân xứ Huế, trên bàn thờ ngày Tết luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc.

Hoa sen giấy Thanh Tiên, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam đã vươn sangcả châu Âu, châu Mĩ, châu Úc qua các lượt khách du lịch khi đến Huế. Cũng thật vinh dự nữa khi Hoa sen giấy Thanh Tân đã được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).


Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian và ngày nay cả nhu cầu trang trí nội thất của người dân xứ Huế. Hi vọng rằng làng nghề sẽ tiếp tục giữ gìn, phát huy những tinh hoa truyền thống, ngày càng cho ra những sản phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn và quảng bá đến bạn bè khắp năm châu trên thế giới.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp​
 
TRANH LIỄN LÀNG CHUỒN
Tranh trướng, liễn giấy làng Chuồn (Thừa Thiên - Huế) thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt. Tranh làm bằng giấy dó hoặc giấy điều, bồi thành tấm theo nguyên tắc "lòng đỏ, biên lục, mép xanh". Tranh thường được dùng trang trí nơi thờ phụng tổ tiên hoặc làm rèm trước và sau bàn thờ. Cách đây vài thế kỷ, nghề làm tranh làng Chuồn rất phát đạt nhưng nay đang bị mai một.

Làng Chuồn có tên chữ là An Truyền thuộc xã Phú An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), cách TP Huế khoảng 8 km về hướng đông-nam, được hình thành khá sớm, cùng với sự phát triển của những làng xứ Đàng Trong. Làng có một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng là đình An Truyền.

Người ta biết đến làng Chuồn không chỉ qua sản phẩm rượu tăm đậm đà, qua bánh tét, nếp thơm, qua nghề làm nón thủ công truyền thống nổi tiếng,... mà còn qua nghề tranh dân gian tồn tại mấy trăm năm nay: nghề làm trướng, liễn giấy. Sản phẩm thường được bán vào dịp Tết để trang trí bàn thờ gia tiên, nên nghề này chỉ là một nghề phụ.

Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt, là một trong những biểu hiện của kỹ thuật đồ họa dân tộc. Ngày trước, tranh được làm bằng giấy dó do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc sang trọng hơn là loại in trên giấy điều lấm tấm nhũ vàng của Trung Hoa. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người thợ dùng giấy báo nhuộm mầu, bồi lên thành tấm theo kích thước y môn treo ngang trướng, hoặc treo dọc liễn bằng nguyên tắc bồi cổ truyền "Lòng điều - kế lục - chỉ vàng" (lòng đỏ, biên lục, mép vàng) rồi đem in chữ và họa tiết trang trí.

Đây là loại tranh nặng tính lễ nghi. Một bộ gồm bốn bức liễn bông trang trí nền, ở giữa là bức trướng lớn cỡ 0,8 x 0,5 m (gọi là bức Đại tự), in một trong ba chữ Phước, Lộc, Thọ. Trong lòng chữ in nét ở bức Đại tự, người ta trang trí bằng cách vẽ tay bộ "tứ linh" (long - lân - quy - phượng) với gam màu chủ là xanh - vàng - đỏ. Biên lục bên ngoài lòng đều được trang trí motif "cổ đồ", "bát bửu" được in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt, nhiều mầu (thường từ hai đến ba mầu). Còn loại y môn trang trí theo kiểu "lưỡng long triều nguyệt" thường dùng để trang trí sau vách gian chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngang làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ hoặc ở các gian phụ trong ngày Tết. Và tất cả vẫn giữ lại suốt năm, cho đến những ngày chuẩn bị Tết năm sau mới lại thay tranh mới. Đây là điểm khác biệt so với tranh Đông Hồ, làng Sình,... khi cúng xong người ta đem đốt ngay.

Thuở trước, trướng liễn làng Chuồn được in bằng các màu tự pha chế và bằng cây cỏ thiên nhiên: màu đỏ làm bằng thổ hoàng; màu cam từ gạch non; màu lục từ lá mối và bông ngọt; màu vàng thì sử dụng lá đung và hoa hòe; riêng màu đen thì chế từ tro bếp... Ngày nay, nghệ nhân làm tranh ở làng Chuồn không còn dùng các loại mầu truyền thống mà chuyển sang dùng hóa chất để in. Điều đó đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần của tác phẩm. Trên mỗi bức trướng liễn, câu đối đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, coi trọng đạo hiếu nghĩa hay ca tụng trời đất vào xuân. Thông qua bố cục, đường nét và mầu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ, mối giao lưu giữa trời đất; sự sống và cái chết của con người được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cách đây vài thế kỷ, tranh trướng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân, nên việc làm các bức tranh trướng rất phong phú. Làng có khoảng 50 - 70 nhà làm nghề, về đến đầu làng đã thấy những mảng màu xanh, đỏ, vàng được phơi đầu làng, góc xóm.


Nghệ nhân Huỳnh Lý.​

Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần. Khi đến thăm vùng đất làng nghề, hiếm hoi lắm mới gặp hình ảnh nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài cho ra đời những bức "gấm mài" để trang điểm trên vách đất nơi làng quê, tạo nên hương sắc ấm cúng ngày xuân. Đó là hai cha con nghệ nhân Huỳnh Lý (80 tuổi) âm thầm sản xuất loại tranh này. Rất nhiều người trong lớp trẻ ngày nay không biết ông Lý đang làm gì và sản phẩm ấy tiêu thụ ở đâu? Và sẽ rất nhiều người tới thăm làng nghề rồi ra về với một nỗi niềm tiếc nuối, man mác, bâng khuâng.

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn​
 
TRANH LÀNG SÌNH
Trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa dân gian độc đáo. Tranh làng Sình không chỉ mang nét đẹp của văn hóa của làng của xã mà còn tượng trưng cho nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế thơ mộng và góp phần làm phong phú cho dòng tranh dân gian của dân tộc.

Tranh làng Sình thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách thành phố Huế khoảng 10km về phía Đông) đã trải qua hơn 400 năm tồn tại với nhiều biến cố lịch sử.


kph_tranh-lang-sinh-hue-4.jpg

Làng Lại Ân là một trong những ngôi làng được hình thành khá sớm ở Đàng Trong, nằm ven sông Hương, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng, đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Từ giữa thế kỷ XVI, đã được Dương Văn An nhắc đến trong Ô châu cận lục như một điểm giao thương nhộn nhịp: “Cầu Bao Vinh ngựa xe tấp nập, làng Lại Ân tiếng gà gáy sáng giục khách thương tài lợi cạnh tranh…”, hay “Xóm Lại Ân canh gà xào xạc - Giục khách thương mua một bán mười”.




Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố tại đình làng Lại Ân (Ảnh: Internet)



Ngày nay, làng Lại Ân có tên Nôm là Sình còn được biết đến như một làng văn vật của đất cố đô, nơi còn lưu giữ nghề làm tranh cổ truyền và một hội vật nổi tiếng, tổ chức vào ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm: “Dù ai đi đó đi đây - Đến ngày Hội vật nhớ quay về Sình”. Ngoài ra, làng còn có nghề làm hương, làm hạt bỏng để cúng. Có lẽ do những truyền thống này mà nghề in tranh mộc bản ở Sình, ngay từ khi ra đời đã không thuần túy là dòng tranh phục vụ cho các thú chơi tao nhã, mà chủ yếu là nhu cầu tín ngưỡng, dùng để thờ, để hóa trong các lễ cầu an, giải hạn.




Lễ hội vật làng Sình đi vào tranh (Ảnh: Internet).


Cái tên Sình có nhiều cách giải thích khác nhau: Có người cho rằng đó là dấu ấn Chăm còn sót lại như Truồi, Sịa, Ô Lâu… Nhưng nếu đi từ sự luận giải về quá trình lịch sử hình thành gắn với hoạt động kinh tế, văn hoá của làng thì có hai ý kiến. Một là, Sình là biến âm của Hình – một thế võ của làng. Hai là, Sình gọi theo tên chợ của làng – chợ Sình – vốn nổi tiếng lắm cá nhiều tôm đến nỗi dư thừa, ế ươn nên người dân gọi là Sình.

Ra đời trong lòng dân gian nên dòng tranh làng Sình chịu ảnh hưởng và mang dáng dấp của tín ngưỡng dân dã riêng biệt cùng đặc thù trong mỗi chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục…

Theo truyền thuyết kể lại, thời Trịnh - Nguyễn, trong đoàn người tìm vào đất Thuận Hóa định cư, ông Kỳ Hữu Hòa, mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản của làng quê mình để mưu sinh, tranh làng Sình ra đời từ đó. Huế, mảnh đất của rất nhiều những tín ngưỡng văn hóa dân gian như lễ thờ cúng tổ tiên; lễ kỵ giỗ; lễ cúng “bất đắc kỳ tử”; lễ tảo mộ; lễ cúng gia tiên theo sóc vọng lễ tiết; lễ trai điếu bạt độ; thờ thần cửa ngõ; lễ cúng tiên sư;… Chính vì đặc điểm này mà tranh làng Sình có cơ sở để phát triển lâu dài. Nghề tranh hình thành từ khi lỵ sở của Huế còn ở Hóa thành, nghề tranh phát đạt không lâu sau đó. Tranh làng Sình hay làng Lại Ân là một loại tranh in rời từng tờ một bằng khuôn khổ gỗ thị, mít, kền để tạo đường nét. Sau khi in xong người ta tô lại bằng những gam màu được chế từ vỏ sò điệp, màu lá, tro, gạch…




Tranh làng Sình (Ảnh: Internet)


Ngay từ khi hình thành, tranh làng Sình tuy có nhiều đặc điểm giống với dòng tranh Đông Hồ, nhưng “để phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng trong các lễ cầu an, giải hạn ở đây nên các nghệ nhân đã chế ra các bản khắc hình vẽ khác. Thế nên, tranh làng Sình mới nổi danh là dòng tranh thờ cúng”, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết.

Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay. Nó xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Sau khi cúng xong thì được đốt đi, hoá cho ông bà, tổ tiên. Mặc dù có nhu cầu sử dụng lớn như vậy, nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử, tranh làng Sình đang dần bị mai một.

Nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình mai một dần từ sau 1945. Chiến tranh loạn lạc chẳng mấy ai để ý đến chuyện thờ cúng cho đúng với truyền thống, lễ nghi. Tranh giấy làng Sình làm ra bán không ai mua, người dân bỏ giấy, bỏ mực chuyển sang làm những nghề khác để mưu sinh.

Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hoá phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, dân cư bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác, cả làng chỉ còn vỏn ven ba hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống.

Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này, khó có thể tìm lại những bản mộc xưa. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể rằng: “Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, tôi đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm”. Cho đến thời điểm này, ông Kỳ Hữu Phước chỉ còn giữ lại được hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.

Đất nước phát triển, người dân lao vào vòng xoáy mưu sinh, cũng không mấy người còn giữ tục lệ thờ cúng với tranh làng Sình. Nền kinh tế thị trường xâm nhập, người dân Huế cũng dần quên đi mình đã từng có một tín ngưỡng, một truyền thống tốt đẹp. Nghề tranh ở đây gần như thất truyền. Năm 1996, nhà nước có chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Tuy nhiên nghề làm tranh chỉ còn duy nhất ông Kỳ Hữu Phước nắm rõ, với quyết tâm khôi phục bằng được nghề truyền thống, ông đến từng nhà vận động người dân tham gia.

Ngày nay, cuộc sống thay đổi, ý thức con người cũng thay đổi, muốn tìm về những giá trị tinh thần đã nhạt phai. Năm 2007, tranh được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình. Tranh Làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.

Trước nhu cầu của thị trường, nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình có cơ hội phục hưng. Những khuôn mộc thất truyền, người làm tranh cố gắng tìm lại nhưng số lượng không nhiều. Để có khuôn mộc in tranh truyền thống người làm tranh chỉ còn cách tìm lại những bức tranh được cất giữ rồi tự làm lấy bản mộc. Hiện tại, người làm tranh làng Sình phục hồi được 25 bản mộc để in tranh truyền thống. Từ việc đứng trước nguy cơ biến mất, tới vài ba hộ dân, tăng lên chục hộ rồi dần tăng lên con số vài chục hộ trở lại với nghề. Đến thời điểm này, làng Sình có 32 hộ làm nghề tranh truyền thống, chủ yếu làm lúc nông nhàn.




Tranh làng Sình đợc người dân làm tranh thủ những ngày nông nhàn, đặc biệt là dịp giáp Tết (Ảnh: Internet).

Mặc dù dòng tranh này đang được phục hồi, song nó vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ câu chuyện hội nhập của nước ta. Tranh dân gian làng Sình thời hiện đại không còn giữ nguyên được bản chất truyền thống, bởi lẽ từ nguyên vật liệu đã được thay bằng những nguyên vật liệu công nghiệp, tiện lợi hơn gấp nhiều lần.

Trước kia, tranh làng Sình hoàn toàn sử dụng giấy dó. Nhưng nay, để tiện và đỡ tốn kém, người ta đã chuyển sang sử dụng giấy công nghiệp và tô bằng phẩm màu công nghiệp. Chỉ riêng ông Phước vẫn trung thành với vật liệu giấy dó và màu tự nhiên. Ông bảo: “đó là nét đẹp cũng là tinh hoa của nghề tranh nên phải giữ lấy”.

Tuy nhiên để giữ được nét nguyên thủy của nghề không đơn giản. trước đây các nghệ nhân làm tranh cũng đã học được cách chế tạo giấy dó, nhưng biến thiên của thời cuộc đã khiến người dân làng Sình quên hẳn cách làm giấy dó. Hiện tại, muốn làm tranh trên giấy dó, ông Phước phải đặt mua từ làng Đông Hồ. Đau đáu khôn nguôi, ông chia sẻ: “Tôi tiếc lắm nhưng giờ không biết cách làm thì đành chịu, phải mua giấy từ nơi khác về. Nhưng tranh làm trên giấy dó giờ cũng chỉ để bán cho khách du lịch vì chi phí lớn, còn bán cho người dân trong vùng để thờ cúng thì chủ yếu dùng giấy công nghiệp”.

Chính vì vậy, để có thể bảo tồn và phát huy hết giá trị của tranh dân gian làng Sình không phải là chuyện một sớm một chiều có thể làm được.

Kỳ công quá trình tạo tác

Tranh làng Sình đã mang lại “những đặc trưng tiêu biểu cho loại hình hội hoạ dân gian của một vùng đất”. Vì vậy, nó cũng chứa đựng trong đó những giá trị không thể phủ nhận.




Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước bên tranh làng Sình (Ảnh: Internet)

Tranh làng Sình hoàn toàn làm thủ công. Để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Giấy dó được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi người làm tranh phải tỉ mẩn ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy. Theo ông Phước, trước kia làng Sình còn có tên làng Hồ Điệp, cũng bởi xuất phát từ công đoạn này. Khi nghiên cứu về tranh làng Sình, nhiều nhà nghiêu cứu cho rằng gam màu sử dụng trên tranh làng Sình gần giống với gam màu được sử dụng trên tranh pháp lam tại các kiến trúc kinh thành Huế: hoà sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hoả hoàng, phí thuỷ với hổ phách. Bức tranh khi hoàn thành sẽ lấp lánh bởi vỏ điệp, nền nã bởi chất màu thô mộc, quyến rũ và quan trọng hơn cả là khi bức tranh đến tay người sử dụng đã ẩn chứa một cái gì đo thiêng liêng của cõi tâm linh.

Chẳng riêng quét hồ điệp lên giấy, pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít công phu. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen… đều được làm từ cây cỏ. Nhưng để cho ra các màu khác nhau lại phải có bí quyết chế riêng đòi hỏi sự am hiểu và biết nghề. Màu đỏ sẽ được làm từ rễ cây vang lấy từ rừng sâu, mang về sắc trên nồi đất nung lửa đỏ bốn năm ngày. Màu xanh lại chế từ hỗn hợp hoa dành dành hái dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm và lá mối. Đến mùa nắng lại đi hái lá đung về, trộn cùng hoa hòe cô đặc lên cho ra màu vàng. Chỉ riêng màu tím làm ra khá dễ dàng bởi nguyên liệu hạt mồng có khá nhiều. Cứ tầm tháng 5, tháng 6 người dân đi hái trái mồng tơi về giã nhỏ, vắt thành nước pha với phèn chua cho giữ màu. Màu chàm làm từ lá cây tràm ngâm vôi cho rữa nát, đánh cho tơi và nổi bọt, rồi vớt lấy bọt đó lọc kỹ, cho nước vào và cô đặc lại. Màu cam (gạch) làm từ gạch non mài ra trộn thành bột. Còn màu đen là hỗn hợp của tro bếp trộn với lá bàng ngâm ủ trong một tháng. Ngay đến chiếc bút dùng tô màu tranh cũng được làm từ chính sản vật của quê hương. Rễ cây dứa hoang sẽ được lấy về, phơi khô, lột vỏ chừa phần ruột trong để chổi, vừa giữ màu lại không bị lem. Tùy từng kích cỡ vật liệu khác nhau sẽ cho ra các loại bút to nhỏ khác nhau.




Các du khách nước ngoài rất thích thú về dòng tranh độc đáo này tại làng Sình (Ảnh: Internet).

Mỗi bức tranh là một khuôn gỗ hoàn chỉnh, người làm tranh dùng mực màu đen phết lên bản mộc, rồi dùng giấy in thành một bức tranh thô. Đem phơi tranh cho khô mực, rồi tỉ mẫn dùng các loại màu tô lên tranh. Nét độc đáo ở tranh làng Sình là màu sắc, mỗi bức mang một nét riêng. Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên.

Đa dạng hệ thống các chủ đề

Về chủ đề, có thể chia tranh Sình thành ba nhóm chính: tranh nhân vật, tranh súc vật và tranh đồ vật.

Tranh nhân vật: Gồm các loại tượng Bà, tượng Bếp; con ảnh; ông Điệu, ông Đốc... Tượng Bà là những bức tranh thờ trên những chiếc trang bà treo trên xà nhà, gọi là trang bổn mạng. Bà sẽ là người giúp đỡ và giải hạn cho nữ gia chủ. Bà bổn mạng trên tranh Sình thường được thể hiện trong hình tướng của một nữ nhân cưỡi trên lưng voi, ở trong một khung hình chữ nhật, phía sau có hai thị nữ cầm quạt đứng hầu, hoặc chỉ cưỡi voi và có thị nữ hầu cận, hay ngồi trên một đài cao. Tượng Bếp (cũng gọi là tờ Bếp) là những bức tranh in hình ba người ngồi trên trang bếp là bà Thổ Kỳ và hai ông Thổ Công và Thổ Địa; xung quanh là hình các khí dụng, vật phẩm, kẻ hầu người hạ. Con ảnh là những “tờ thế mạng”, gồm ảnh xiêm in hình người đàn ông hoặc đàn bà để cầu đảo để thế mạng cho người lớn, và ảnh phền in hình bé trai hoặc bé gái để thế mạng cho trẻ em. Ngoài ra còn có các bộ tranh thờ thần để cầu an cho người như tiên sư, ông Điệu, ông Đốc, bà Thủy, tam vị Phạm Tinh…

Tranh súc vật: Đây là những bức tranh in hình 12 con vật cầm tinh cho thập nhị địa chi trong âm lịch gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tranh in hình các loài gia súc trâu, bò, heo, ngựa,... dùng để cúng tế hoặc treo trong các chuồng trại nuôi gia súc để cầu cho vật nuôi tránh được dịch bệnh, phát triển đầy đàn; tranh có hình các linh thú như voi, cọp để dâng cúng nơi các miếu nhằm tỏ lòng thành kính của con người với các loài mãnh thú và cầu mong các mãnh thú này không giáng họa cho người.

Tranh đồ vật: Là những bức tranh in hình các loại áo quần; khí dụng; cung tên;… hoặc các loại tế phẩm như áo ông, áo bà, áo binh có in hoa văn trang trí.

Ngày nay, với nhu cầu hiện đại, ngoài dòng tranh thờ cúng người ta cũng rất quan tâm đến tranh trang trí, treo tường. Tranh Sình giờ đã có thêm các nội dung khác ngoài thờ cúng. Những bức tranh trang trí thuộc đề tài dân gian và tranh bát âm ra đời đã làm phong phú thêm cho tranh làng Sình. Dòng sản phẩm này rất được khách du lịch ưa chuộng. Đó có thể là hội vật với các thế vật ngồi, nằm, đứng; hay các trò chơi kéo co nam, nữ, bịt mắt bắt dê…; rồi hình ảnh bát âm gồm nhị, nguyệt, trống, sáo, đàn bầu, tỳ bà, đàn tranh.

Mặc dù, trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, tranh Sình vẫn có mặt như một phần không thể thiếu, nhưng cái cốt cách, hồn vía xa xưa của một thời thịnh vượng dường như đã không còn nữa. Những bộ ván cổ thất lạc cùng thời gian, mục nát cùng những mùa lũ hàng năm. Cùng với sự xuất hiện rất nhiều thứ tranh tượng lòe loẹt của các đồ cúng đồ thờ cao cấp Trung Hoa, khiến dòng tranh ngày thêm mai một. Thêm vào đó tính chất nhất thời của các bức tranh làm ra chỉ để hóa mã chứ không phải để treo như lối chơi tranh Tết của Đông Hồ, Hàng Trống, nên càng ngày tính chất đại khái và rẻ tiền của các nguyên vật liệu làm tranh càng được ưa chuộng hơn. Điều đó khiến cho tranh làng Sình đã không còn giữ được cái phong vị vốn có một thời. Đây cũng là một điều đáng tiếc. Vì vậy muốn bảo tồn và phát huy hết giá trị của tranh dân gian làng Sình như một nét đẹp lâu đời của vùng đất kinh kỳ này, làng tranh cần có nhiều hơn nữa những người tâm huyết với nghề như nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Kỳ Dương Nhật Linh

Khám phá Huế​
 
PHÁP LAM
Pháp lam, một trong ba nghề được tôn vinh tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2009 (cùng với Gốm và Sơn mài) là một trong những nghề độc đáo bởi chỉ có ở Huế. Lạ hơn, đây là nghề duy nhất không có làng nghề.

Pháp lam là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ, thịnh hành dưới thời nhà Nguyễn, vốn đã thất truyền hơn 200 năm nay. Đến Huế ngày nay, du khách may mắn có thể được tham gia trải nghiệm làm pháp lam, chọn mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng Huế được phục chế tại Pháp lam Thái Hưng.

PhapLam.jpg

Hơn 200 năm vắng bóng

Pháp lam có một lịch sử rất lâu đời với việc những sản phẩm pháp lam đầu tiên trên thế giới được biết đến từ thế kỷ 13 trước công nguyên khi những người thợ kim hoàn Mycenaean tráng men thuỷ tinh trên những đôi khuyên tai bằng vàng. Kể từ đó các nền văn minh trên toàn thế giới đã du nhập kỹ thuật pháp lam vào các hình thức nghệ thuật riêng biệt của họ.
Nghệ thuật chế tác pháp lam được du nhập Việt Nam vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Nhà vua cho đặt Pháp lam tượng cục, gồm 15 người, do Vũ Văn Mai đứng đầu, chuyên sản xuất pháp lam cho triều đình Huế. Xưởng chế tác pháp lam được đặt ở khu Canh Nông trong Thành nội. Ngoài ra, triều đình còn mở xưởng pháp lam tại Ái Tử (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng Bình) để sản xuất pháp lam, đáp ứng các nhu cầu của triều đình.

Pháp lam Huế có nhiều loại hình sản phẩm, tập trung thành ba nhóm chính: pháp lam trang trí ngoại thất các cung điện Huế; pháp lam trang trí nội thất và các đồ tự khí, đồ gia dụng làm bằng pháp lam.
Trong đó, được chú ý nhiều nhất là loại hình pháp lam trang trí ngoại thất: những chi tiết trang trí hình rồng, mây… gắn ở các bờ nóc, bờ quyết của cung điện và các cửa tam quan trong lăng tẩm các vua Nguyễn; các ô hộc trang trí theo lối “nhất thi, nhất họa” ở cổ diềm, đầu hồi, bờ mái… các ngôi điện lớn như điện Thái Hòa, điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh); những bức hoành trước mộ vua Minh Mạng và trước điện Thái Hòa; các đồ án mây ngũ sắc, bầu thái cực các ô hộc trang trí bát bửu, tứ quý… chính giữa bờ nóc Minh Lâu, điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức) hay ở bờ nóc bờ quyết của điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị)…
Pháp lam Huế khởi nguyên từ triều Minh Mạng, phát triển rực rỡ dưới triều Thiệu Trị sang đến triều Tự Đức thì phôi pha dần rồi mất hẳn. Sau đó do chiến tranh và những biến động của lịch sử, kỹ nghệ này đã thất truyền gần 200 năm nay. Do thời gian thất truyền quá lâu nên người dân Việt Nam và ngay cả người Huế đều cảm thấy xa lạ với thuật ngữ “Pháp lam”.

Hồi sinh Pháp lam

Cách đây hơn 10 năm, một số nhà khoa học ở Huế như TS Nguyễn Nhân Đức (Đại học Y Dược Huế); Trần Đình Hiệp (Công ty Xây lắp Huế); Đỗ Hữu Triết (Trung tâm BTDTCĐ Huế)…đã tiến hành nghiên cứu phục hồi Pháp lam Huế và đã thu được những kết quả khả quan đến ngỡ ngàng.
Những sản phẩm pháp lam mới đã bắt đầu xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng gần hai thế kỷ, và đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế ứng dụng trong việc phục hồi các trang trí pháp lam ngoại thất ở các công trình di tích Huế và đã có được những thành công bước đầu như phục hồi pháp lam của tháp Phước Duyên di tích chùa Thiên Mụ, các phường môn trong Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, trang trí ô hộc và bờ nóc của công trình Điện Biểu Đức lăng vua Thiệu Trị…
i70_115731.jpg

Pháp lam trang trí bên ngoài điện Thái Hoà
Song song với việc trùng tu di tích, năm 2004, ông Đỗ Hữu Triết đã đứng ra thành lập công ty cổ phần kỹ nghệ pháp lam Sao Khuê để “phục hồi lại được kỹ nghệ sản xuất pháp lam, phục hồi lại những di sản văn hoá độc đáo đã bị thất truyền qua những sản phẩm pháp lam mỹ nghệ của công ty”.
Sản phẩm mỹ nghệ pháp lam của Sao Khuê khá đa dạng. Tất cả đều được làm trên chất liệu đồng đỏ, gồm các bức tranh dân gian, các hoạ tiết trang trí truyền thống. Các đồ vật trang trí phục chế dựa theo các mẫu pháp lam cổ, và các đồ vật trang trí theo thiết kế mới.
Đặc biệt, các hoạ sỹ của Sao Khuê còn còn cho ra đời những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, bao gồm cả hội hoạ truyền thống và hội hoa đương đại, mở ra một xu hướng mới cho việc ứng dụng men màu pháp lam.

Pháp lam sẽ là một nghề thủ công

Theo ông Đỗ Hữu Triết thì mặc dù đã đạt được những thành quả ngoài mong đợi, tuy nhiên xét về góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và về góc độ phổ quát rộng rãi để Pháp lam thực sự là một nghề thủ công thì chúng tôi vẫn (và nhiều người khác) chưa làm được như tầm vóc đáng có của nghề thủ công này.
Hiện tại, ông Triết cùng các cộng sự của Trung tâm BTDTCĐ Huế đang thực hiện đề tài “nghiên cứu, ứng dụng và phát huy nghề thủ công truyền thống Pháp lam”.
Theo ông Đỗ Hữu Triết thì thế giới có tất cả 17 loại hình kỹ thuật Pháp lam, tuy nhiên đến thời điểm này, Trung tâm BTDTCĐ Huế mới chỉ làm được có 3 loại. Mục tiêu mà ông Triết cùng đội ngũ làm Pháp lam của Trung tâm hướng tới là đạt trình độ của thế giới.
Đề tài gần như là một cuốn cẩm nang dạy nghề làm Pháp lam rất tỷ mỉ gồm: Một số chú giải trong kỹ nghệ và lịch sử Pháp lam; Dụng cụ và nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm Pháp lam (Lò nung – cách chế tạo, Chế tạo men và men màu); Khái quát kỹ thuật cơ bản chế tác Pháp lam (Chế tác và xử lý nguyên liệu kim loại, kỹ thuật tráng và nung men); Kỹ thuật hoạ pháp lam phục chế; Kỹ thuật hoạ pháp lam bảo quản phục hồi; các kỹ thuật làm pháp lam như: hoạ pháp lam hiện đại, pháp lam ô hộc (Champleve), thấu minh pháp lam (Basse taille)….
Ngoài ra còn có các kỹ thuật hỗ trợ khác như: Kỹ thuật đúc đồng (áp dụng kỹ thuật đúc đồng truyền thống, cải tiến công đoạn làm khuôn và hỗ trợ hút chân không trong công đoạn đúc rót). Kỹ thuật chạm khảm kim loại (áp dụng kỹ thuật chạm truyền thống làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm-Thái Bình, cải tiến công đoạn làm khuôn dập cho các sản phẩm nhỏ). Kỹ thuật ăn mòn kim loại. Kỹ thuật làm khuôn in bằng lụa….
Theo ông Đỗ Hữu Triết thì đây việc giới thiệu rộng rãi các kỹ thuật sản xuất pháp lam, lịch sử phát triển của kỹ nghệ pháp lam ra công chúng là một bước để giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành thủ công truyền thống phát triển (Pháp lam kết hợp với đồ gỗ, Sơn mài…).
Sự kết hợp phong phú và đa dạng các ngành nghề thủ công truyền thống trong sản phẩm pháp lam vừa tạo sự hấp dẫn riêng biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống cho sản phẩm vừa là một cầu nối cho các ngành truyền thống có thể kết hợp lại với nhau.
Cũng theo ông Triết, đây là đề tài mới và tính hữu ích cao bởi các đề tài Pháp lam đã được thực hiện trước đây chủ yếu là nhằm phục vụ việc phục chế với hình thức Họa pháp lam, chưa có đề tài mang tính kỹ thuật tổng quát cho nhiều loại pháp lam trong đó kết hợp và phát huy cùng các ngành thủ công truyền thống khác.

Nguồn: khanhhoathuynga.wordpress.com​
 
mình là hướng dẫn viên du lịch có sử dụng máy trợ giảng không dây để đưa khách đi tham quan, cho mình hỏi liệu mình sử dụng máy trợ giảng không dây như vây có ảnh hưởng đến mọi người ở làng nghề không? Mình cảm ơn, mình sử dụng máy này nhé
maytrogiang8080.jpg
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top