tourism-mag
New member
- Xu
- 0
KHÁI QUÁT VỀ SA PA
1.Vị trí địa lý:
Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22[SUP]0[/SUP]07’04’’ đến 22[SUP]0[/SUP]28’46’’ vĩ độ bắc và 103[SUP]0[/SUP]43’28’’ đến 104[SUP]0[/SUP]04’15’’ độ kinh đông.
Một góc Thị trấn Sa Pa
Phía Bắc giáp huyện Bát Xát.
Phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.
Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường - tỉnh Lai Châu.
Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.
2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây – Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
- Khí hậu: Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4[SUP]o[/SUP]C, nhiệt độ trung bình từ 18-20[SUP]o[/SUP]C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10-12[SUP]o[/SUP]C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0[SUP]o[/SUP]C (đặc biệt có những năm xuống tới – 3,2[SUP]o[/SUP]C). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.
- Tài nguyên nước: Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, trung bình khoảng 0,7-1,0km/km[SUP]2[/SUP]. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều. Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, là đầu nguồn của hệ thống sông suối Bo và suối Đum, hàng năm được bổ xung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng nước mặt.
- Tài nguyên rừng: Sa Pa có 32.878,70 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên 28.010,8 ha, đất có rừng trồng 4.864,9 ha. Trữ lượng rừng có ước tính khoảng trên 2,0 m[SUP]3[/SUP] gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các loại.
- Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên có những loại dược liệu quý, hiếm, là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu.Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
- Cảnh quan: Sa Pa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Phan Xi Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
- Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng.
3. Dân số:
Dân số trung bình năm 2005 là 43600 người, với 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại.
4. Đơn vị hành chính:
Toàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn gồm: thị trấn Sa Pa, Xã Hầu Thào, Xã Bản Phùng, Xã Tả Phìn, Xã Nậm Sài, Xã Thanh Phú, Xã Sa Pả, Xã Lao Chải, Xã Trung Chải, Xã San Sả Hồ, Xã Thanh Kim, Xã Bản Hồ, Xã Sử Pán, Xã Suối Thầu, Xã Tả Van, Xã Bản Khoang, Xã Tả Giàng Phình, Xã Nậm Cang.
Sưu tầm*