• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Khái Quát Về Nghệ An

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ AN

Lịch sử tên gọi


Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức.

Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân.

Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.

Đời nhà Tùy là quận Nhật Nam.

Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.

Đời nhà Đường là quận Nam Đức.

Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.

Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.

Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An.

Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.

Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn.

Bản triều năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn.

Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.

Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh "Nghệ Tĩnh".
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.

Điều kiện tự nhiên

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

Diện tích: 16.487km².

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.

Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.

Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.

Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.

Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.

Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Tài nguyên

Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa dạng. Tuy nhiên hầu hết chưa được đánh giá đầy đủ và không có khả năng khai thác công nghiệp, ngoại trừ một số như đá vôi, đá ốp lát, đá bazan, sắt, thiếc, than đá, than bùn

Đá vôi có trữ lượng lớn tập trung ở huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Con Cuông. Riêng khu vực Hoàng Mai có trữ lượng 350 triệu m³[2]. Các vật liệu phụ gia khác cho sản xuất xi măng có trữ lượng lớn như sét xi măng ở Nghệ An có tới 300 triệu tấn[3], phân bố nhiều nhất ở Quỳnh Thiện, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương. Đá bazan hàng trăm triệu tấn (trữ lượng dự báo toàn vùng 260 triệu m³[cần dẫn nguồn]). Ngoài ra còn có nhiều mỏ ở các vùng Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.

Đá xây dựng có trữ lượng rất lớn. Đá có giá trị kinh tế cao là đá magma và gốc cácbonat phân bố nhiều ở vùng Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Hưng NguyênTiêu bản:Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.

Thiếc được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, vùng thiếc sa khoáng có trữ lượng 42.000 tấn [cần dẫn nguồn](chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) đang được khai thác ở quy mô công nghiệp, khá tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong.

Sét gạch ngói phân bố rộng ở vùng đồng bằng và trung du, là nguyên liệu lớn cho phát triển vật liệu xây dựng. Sét xi măng theo khảo sát ban đầu, để phục vụ cho nhà máy xi măng thì trữ lượng hiện tại đã có trên 40 triệu m³[2], phân bố ở Quỳnh Lưu và Đô Lương.

Mangan được phát hiện ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Anh Sơn, Kẻ Li (Quỳ Châu). Trữ lượng đáng kể là mỏ Yên Cứ (Hưng Nguyên) 1,4 triệu tấn[cần dẫn nguồn], mỏ Hoa Sen (Nam Đàn) có trữ lượng 111.000 tấn[cần dẫn nguồn], mỏ Nam Lộc có trữ lượng 665.000 tấn[cần dẫn nguồn], mỏ Khe Su có trữ lượng 501.000 tấn.

Bô xít có tổng trữ lượng khoảng 0,2 triệu tấn. Bô xít có ở Sơn Thành (Yên Thành), Diễn Lâm (Diễn Châu), Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn), trong đó mỏ Sơn Thành có trữ lượng lớn nhất 257.000 tấn[cần dẫn nguồn].

Phốtphorít toàn tỉnh có trữ lượng dự báo khoảng 130.000 tấn[cần dẫn nguồn], nhưng phân tán ở các huyện ở Thanh Chương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn và Con Cuông.
Titani có ở Cửa Hội và Nghi Thọ tồn tại dưới dạng inmenít (TiO2). Tổng trữ lượng 22.600 tấn[cần dẫn nguồn] trong đó Cửa Hội 20.500 tấn[cần dẫn nguồn].

Vàng trữ lượng được đánh giá khoảng 20 tấn, chủ yếu là vàng sa khoáng ở dọc sông Cả, sông Hiếu. Mỏ vàng gốc Tà Sỏi với trữ lượng dự báo 8 tấn. Đá quý tập trung ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu... chủ yếu là rubi.

Nước khoáng có nhiều mỏ dễ khai thác. Mỏ Bản Khạng (Quỳ Hợp) thuộc loại khoáng cacbonic là loại được ưa chuộng, có lưu lượng 0,5 lít/giây[cần dẫn nguồn]. Các mỏ Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang (Quỳ Hợp), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vĩnh Giang (Đô Lương) đều có thể khai thác sử dụng ngay.

Than đá: tập trung ở Khe Bố (Tương Dương), Đồn Phục (Con Cuông).
Than bùn: Tập trung ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn.

Dân số

Dân số Nghệ An (2004) có 3.003.200 người


Hành chính

Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 17 huyện:

Thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò

Thị xã Thái Hòa

Huyện Anh Sơn

Huyện Con Cuông

Huyện Diễn Châu

Huyện Đô Lương

Huyện Hưng Nguyên

Huyện Quỳ Châu

Huyện Kỳ Sơn

Huyện Nam Đàn

Huyện Nghi Lộc

Huyện Nghĩa Đàn

Huyện Quế Phong

Huyện Quỳ Hợp

Huyện Quỳnh Lưu

Huyện Tân Kỳ

Huyện Thanh Chương

Huyện Tương Dương

Huyện Yên Thành



Công nghiệp

Chủ yếu là ximăng, bia, đường

Du lịch

Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát, khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.


Danh nhân

Mai Hắc Đế

Bạch Liêu

Nguyễn Cảnh Chân

Nguyễn Cảnh Dị

Nguyễn Xí

Hồ Tông Thốc

Bùi Tá Hán

Hồ Sĩ Dương

Hồ Xuân Hương

Nguyễn Trường Tộ

Trần Tấn

Nguyễn Đức Đạt

Nguyễn Thức Tự

Cao Xuân Dục

Đặng Văn Thụy

Phan Bội Châu

Đặng Thái Thân

Nguyễn Xuân Ôn

Nguyễn Tư Nghiêm

Hồ Chí Minh

Lê Hồng Phong

Nguyễn Thị Minh Khai

Tạ Quang Bửu

Đặng Thai Mai

Phạm Hồng Thái

Nguyễn Sỹ Sách

Lê Hồng Sơn

Phan Đăng Lưu

Hồ Tùng Mậu

Phùng Chí Kiên

Nguyễn Phong Sắc

Trần Văn Cung

Tôn Quang Phiệt

Trần Quốc Hoàn

Nguyễn Duy Trinh

Cao Xuân Huy

Nguyễn Văn Tý

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top