PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
Đường vào triết học
Nxb. Tổng hợp, 2006
-------
KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC Ở SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975
________________
Dương Ngọc Dũng
Về phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp, chẳng hạn Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. Mặc dù tất cả những người này không ai được đào tạo chính qui trong ngành triết, nhưng do tình hình lịch sử khách quan đã tập trung sự chú ý của họ (tôi muốn nói Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, và Trần Văn Giàu) vào triết học, chủ yếu là triết học Marx. Do đó ngay từ đầu triết học đã gắn liền với giai cấp trí thức cao cấp nhất trong xã hội thời đó: những người do học vấn hay khả năng tài chính có thể du học bên Pháp, sử dụng tiếng Pháp, và có bằng cấp cao về luật, văn chương, hay toán học. Chính vì vậy việc thảo luận triết học giữa các trí thức nói trên ngay từ đầu đã mang tính chất “tinh hoa”, “quý tộc”, mà người thường (không thông thạo Pháp văn) hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến. Có thể nói mà không sợ quá lời rằng giỏi tiếng Pháp trong những thập niên 40 là được coi gần như một loại “thiên tài” hoặc ít ra cũng thuộc về môn thứ câu lạc bộ thu hẹp chỉ gồm các phần tử tinh hoa, ưu tú nhất của dân tộc. Di sản của quan niệm này đã di cư vào các chương trình trung học và đại học Văn Khoa được thành lập tại miền Nam sau năm 1954. Hai đặc trưng của di sản này là: học nổi triết học tức là “thiên tài” và “thiên tài” thì phải nói tiếng Pháp “như gió.” Hoàn cảnh khách quan là những người đầu tiên xây dựng chương trình cho đại học Văn Khoa chủ yếu bao gồm hai lực lượng trí thức chính: giới cựu học (giỏi Hán văn) và lớp tân học (giỏi Pháp văn), nhưng dĩ nhiên lớp tân học đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác điều hành, quản lý, và soạn thảo chương trình. Bộ phận triết học hoàn toàn được mô phỏng theo chương trình giảng dạy của Pháp, ngay ở cấp trung học cũng thế: căn bản triết học bao gồm tâm lý học, đạo đức học, luận lý học, và siêu hình học. Các danh từ triết học trong sách giáo khoa trong giai đoạn đầu chỉ là những cố gắng phiên dịch từ các thuật ngữ Pháp văn tương đương cho nên càng củng cố tính chất “quý tộc” sẵn có trong bộ môn triết vì đó là những thuật ngữ Hán Việt nghe hết sức “cao sang”, “huyền bí,” chẳng hạn như: tiên thiên, hậu nghiệm, siêu hình, tam đoạn luận, diễn dịch, quy nạp, v.v… Tôi còn nhớ khi học lớp Đệ Nhất (tức lớp 12 bây giờ) rất nể phục các học sinh học luôn siêu hình học (métaphysique) trong chương trình ban C (Văn chương, sinh ngữ), vì nếu theo ban A (Lý, hóa vạn vật) hay B (Toán, lý, hóa) thì môn triết chỉ bao gồm ba môn tâm lý, đạo đức, và luận lý mà thôi. Tôi cũng chẳng biết siêu hình học là cái gì, nhưng nội nghe ba chữ “siêu hình học” là đã thấy hết sức tâm phục khẩu phục rồi, cho rằng phải tài ba xuất chúng lắm mới học nổi một môn học cao siêu như vậy. Những sinh viên học triết ở bậc đại học thì càng được tôi sùng bái kính cẩn hơn nữa, nói gì đến các bậc giáo sư có bằng cấp triết học từ tận Pháp quốc trở về. Đối với đầu óc của tôi bấy giờ (những thập niên 60 và 70) các bậc giáo sư đó không phải đơn thuần chỉ là “thiên tài” mà chính họ là hiện thân của “chân lý tuyệt đối”. Tôi muốn nói đến các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Lê Tôn Nghiêm, những “ngôi sao” của đại học Văn Khoa thời bấy giờ.
Chính do sự sùng bái đó mà tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào. Nhưng dù sao Phạm Công Thiện đã làm sống lại truyền thống bút chiến trong văn học miền Nam trước đây, nhưng chỉ tiếc giáo sư Nguyễn Văn Trung im lặng không trả lời gì cả khiến tôi vô cùng thất vọng, kết luận: “Vậy là Phạm Công Thiện nói đúng rồi”! Bản thân giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng góp phần củng cố nhận định này, vì ông hầu như chẳng viết gì về triết học mà chủ yếu viết về văn học, thơ ca (thậm chí viết cả bài ca ngợi ca sĩ Thanh Thúy), tục ngữ, câu đố, và gần đây nhất là viết về tôn giáo Cao Đài. Sở dĩ Phạm Công Thiện có thể gây được một chấn động lớn như vậy vì giáo sư Nguyễn Văn Trung đang ở trên một ngôi vị quá cao, quá “quý tộc,” do bốn chữ “tiến sĩ triết học” thường đi kèm theo tên ông đã tạo ra một hào quang thiêng liêng đến mức việc tấn công vào chính bản thân ông đã trở thành sự tấn công vào chính tầng lớp tinh hoa triết học. Kể từ đây các giáo sư tiến sĩ triết học khác phải được nhìn bằng con mắt hoài nghi.
Nhưng huyền thoại Nguyễn Văn Trung sụp đổ để nhường vị trí lại cho hai huyền thoại khác đang lên ngôi: Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Khi một giáo sư triết tại đại học không thể trả lời được một sự công kích trực tiếp như vậy từ một người đứng ngoài hệ thống hàn lâm thì hậu quả tất nhiên sẽ là uy tín học thuật phải chuyển từ hệ thống hàn lâm đó sang cho những thiên tài khác đang đứng bên lề đại học. Bùi Giáng là một nhà thơ thiên về triết học, nổi tiếng về các hành vi lập dị theo kiểu “đứng đái giữa đường”, thể hiện một thái độ phản kháng, thách đố đối với tất cả những gì công ước, hình thức, chuẩn mực, ngay ngắn trong đời sống xã hội. Mặc dù thực ra chỉ do bộ óc “mát điện” và bị “cà tửng” của nhà thơ tạo ra mà thôi. Bùi Giáng đã trở thành biểu tượng cho một đấng minh triết theo đúng truyền thống Đông phương: sống vượt ngoài qui ước xã hội, có tâm hồn thi sĩ, và học vấn quảng bác (như Trúc Lâm thất hiền đời Tây Tấn bên Trung Hoa hay Cao Bá Quát trong truyền thống Việt Nam). Phạm Công Thiện thì hoàn toàn tỉnh táo. Sau những bài viết hết sức gay gắt, ông cũng trở thành một trí thức hàn lâm, giảng dạy và làm khoa trưởng tại đại học Vạn Hạnh, thế là kết hợp được cả hai yếu tố thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhau trong truyền thống Việt Nam: não trạng sùng bái các trí thức cao cấp, chủ yếu là giáo sư đại học (nhờ giỏi ngoại ngữ) và việc thần tượng các “thiên tài” phản kháng đứng ngoài hệ thống hàn lâm. Cần lưu ý ngay là mặc dù không sản xuất ra một khối lượng thơ phong phú như Bùi Giáng, Phạm Công Thiện luôn luôn tư xưng là “thi sĩ” và cũng sáng tác khá nhiều thơ (thí dụ tập Ngày sinh của rắn), nghĩa là ông vẫn thuộc về truyền thống văn hóa phương Đông, xem việc làm thơ là nhãn hiệu chủ yếu của minh triết vĩnh cửu, chứ không phải các lý luận trừu tượng, chi ly, chẻ sợi tóc ra làm tư, của triết học Tây phương. Kim Định, một giáo sư đại học Văn Khoa về triết Đông, cũng có một luận điểm tương tự khi phê phán triết học phương Tây và đề cao Nho giáo mà ông cho là xây dựng trên ba trục chính:Hưng ư thi, Thành ư nhạc, và Lập ư lễ.
Do tâm lý văn hóa như tôi vừa mô tả ở trên, các sách vở bàn chuyện triết học thực sự không bao giờ thấm nhập trong não trạng quần chúng có học thức. Chẳng hạn các sách bàn về tư tưởng Kant, Descartes, Sartre, Marcel, biện chứng pháp, của giáo sư Trần Thái Đỉnh, hay bộ Lịch sử triết học Tây Phương (2 cuốn) của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, hay Hiện tượng luận về hiện sinh của giáo sư Lê Thành Trị, không bao giờ xuất hiện trong những cuộc thảo luận trí thức, không bao giờ trở thành một ảnh hưởng thâm nhập sâu đậm trong não trạng giới có học, vốn thích những gì thơ mộng, lãng mạn, phản kháng công ước xã hội, theo kiểu thơ Đường, hay“trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” theo kiểu Thiền tông. Cho nên một hiện tượng hết sức nghịch lý là trong văn hóa Việt Nam giới có học rất “nể” các giáo sư triết hay “thiên tài triết học” thông thạo ngoại ngữ Tây phương nhưng trong thực tế vẫn thích thảo luận những đề tài truyền thống (thơ Đường, Kinh Dịch, Thiền Tông). Nói rộng ra là văn chương, triết Đông, và Phật giáo, vì đối với họ tinh thần triết học phương Tây (duy lý, phân tích, trừu tượng, lý luận tỉ mỉ, dài dòng) là một thực thể văn hóa xa lạ, nếu dùng để trang điểm trí tuệ thì tốt, chứ không phải là những món ăn thực sự cần thiết cho đời sống tinh thần Việt Nam.
Một điều hiển nhiên là khi nhìn lại gia tài văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy lực lượng chủ yếu là thơ (chẳng hạn chỉ riêng thơ văn Lý, Trần gom lại đã được ba cuốn dày cộm), còn các đề mục xa gần có liên quan đến tư tưởng thì sơ sài ngắn gọn, chẳng hạn Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông hay Thiền Uyển Tập Anh, ngay cả khi dịch sang Việt ngữ rồi, cũng chỉ là hai cuốn sách mỏng lét. Phạm Công Thiện, người trước đây được nhóm Văn (Trần Phong Giao, Trần Thiện Đạo) và bây giờ được cộng đồng trí thức Việt Nam tại California xưng tụng là “triết gia” cũng chẳng bao giờ sáng tác được một tác phẩm triết học nào cả. Các tác phẩm của ông ( Tư tưởng hố thẳm, Hố thẳm tư tưởng, Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Ý thức bùng vỡ…) chỉ là tập hợp những bài viết ngắn theo kiểu tùy bút, bút ký, phiếm luận, không có nội dung gì xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính do áp lực qui định của truyền thống, hoàn cảnh xã hội luôn luôn thiếu ổn định do chiến tranh, cộng thêm khí hậu nóng bức, người Việt Nam khó có cơ hội và thời gian ngồi yên một nơi để tư duy triết học nghiêm chỉnh lâu dài, hoặc biên khảo những tác phẩm dài hơi (vốn đòi hỏi việc tham khảo nhiều tư liệu liên quan). Không nói đâu cho xa, ngay cả vào thời Phạm Công Thiện, việc tiếp cận với tư liệu, sách vở triết học cũng không phải dễ dàng. Dĩ nhiên giới có tiền vẫn có thể đặt mua tận bên Pháp thông qua nhà sách Xuân Thu (Sài Gòn) hoặc săn lùng những cửa hiệu sách cũ. Giới được may mắn sang du học bên Pháp thì có cơ hội nhiều hơn trong việc kiếm “bửu bối”, nhưng tất cả đều hoàn toàn ngẫu nhiên, không có hệ thống, hơn nữa sách bên Pháp rất mắc, ngay cả bây giờ cũng thế, cho nên việc thử trong tay những tác phẩm hay tư liệu triết học cần thiết chính là ưu thế rất lớn trong việc biên khảo hay bút chiến. Khi đối phương trích dẫn toàn tư liệu mà mình không thể tiếp cận thì chỉ có nước giơ mặt cho đối phương tha hồ tạt nước vào mà thôi. Đó cũng là lý do giải thích được tại sao thường là các sách biên khảo Việt Nam rất lôi thôi, bầy hầy, ít khi ghi chú, chú thích cẩn thận đầy đủ như các sách cùng loại của phương Tây, vì khi viết tác giả chỉ nhớ có đọc cuốn sách đó, của tác giả đó, nhưng lại không có tác phẩm đó ngay trước mắt, một vấn đề giải quyết hết sức dễ dàng trong các thư viện phương Tây. Cũng chính vì vậy mà truyền thống văn hóa Việt Nam đặt trọng tâm vào việc nhớ nhiều, một khả năng tuy vẫn cần thiết hiện nay nhưng đã được hỗ trợ rất nhiều bằng cách hệ thống ký ức nhân tạo (bách khoa, tự điển, thư mục, tự điển, thư mục, sách dẫn, CD- ROM, Internet). Việc trích dẫn nhiều sách vở chẳng hề gây “ấn tượng” cho giới trí thức như ngày xưa nữa vì đó là tác thao tác mà ai được huấn luyện và đào tạo đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Kết luận: “thiên tài” trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay chỉ là sản phẩm của bốn nhân tố chính: 1- Khan hiếm sách vở và tư liệu; 2- Não trạng thích thơ ca lãng mạn; 3- Hoàn cảnh khách quan (xã hội loạn lạc, khí hậu nóng bức, việc đi lại trong nước khó khăn, việc xuất dương du học càng hiếm hoi hành 4- Sùng bái bằng cấp và ngoại ngữ (trước thì chữ Nho, sau thì chữ Tây).
Nxb. Tổng hợp, 2006
-------
KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC Ở SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975
________________
Dương Ngọc Dũng
Về phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp, chẳng hạn Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. Mặc dù tất cả những người này không ai được đào tạo chính qui trong ngành triết, nhưng do tình hình lịch sử khách quan đã tập trung sự chú ý của họ (tôi muốn nói Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, và Trần Văn Giàu) vào triết học, chủ yếu là triết học Marx. Do đó ngay từ đầu triết học đã gắn liền với giai cấp trí thức cao cấp nhất trong xã hội thời đó: những người do học vấn hay khả năng tài chính có thể du học bên Pháp, sử dụng tiếng Pháp, và có bằng cấp cao về luật, văn chương, hay toán học. Chính vì vậy việc thảo luận triết học giữa các trí thức nói trên ngay từ đầu đã mang tính chất “tinh hoa”, “quý tộc”, mà người thường (không thông thạo Pháp văn) hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến. Có thể nói mà không sợ quá lời rằng giỏi tiếng Pháp trong những thập niên 40 là được coi gần như một loại “thiên tài” hoặc ít ra cũng thuộc về môn thứ câu lạc bộ thu hẹp chỉ gồm các phần tử tinh hoa, ưu tú nhất của dân tộc. Di sản của quan niệm này đã di cư vào các chương trình trung học và đại học Văn Khoa được thành lập tại miền Nam sau năm 1954. Hai đặc trưng của di sản này là: học nổi triết học tức là “thiên tài” và “thiên tài” thì phải nói tiếng Pháp “như gió.” Hoàn cảnh khách quan là những người đầu tiên xây dựng chương trình cho đại học Văn Khoa chủ yếu bao gồm hai lực lượng trí thức chính: giới cựu học (giỏi Hán văn) và lớp tân học (giỏi Pháp văn), nhưng dĩ nhiên lớp tân học đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác điều hành, quản lý, và soạn thảo chương trình. Bộ phận triết học hoàn toàn được mô phỏng theo chương trình giảng dạy của Pháp, ngay ở cấp trung học cũng thế: căn bản triết học bao gồm tâm lý học, đạo đức học, luận lý học, và siêu hình học. Các danh từ triết học trong sách giáo khoa trong giai đoạn đầu chỉ là những cố gắng phiên dịch từ các thuật ngữ Pháp văn tương đương cho nên càng củng cố tính chất “quý tộc” sẵn có trong bộ môn triết vì đó là những thuật ngữ Hán Việt nghe hết sức “cao sang”, “huyền bí,” chẳng hạn như: tiên thiên, hậu nghiệm, siêu hình, tam đoạn luận, diễn dịch, quy nạp, v.v… Tôi còn nhớ khi học lớp Đệ Nhất (tức lớp 12 bây giờ) rất nể phục các học sinh học luôn siêu hình học (métaphysique) trong chương trình ban C (Văn chương, sinh ngữ), vì nếu theo ban A (Lý, hóa vạn vật) hay B (Toán, lý, hóa) thì môn triết chỉ bao gồm ba môn tâm lý, đạo đức, và luận lý mà thôi. Tôi cũng chẳng biết siêu hình học là cái gì, nhưng nội nghe ba chữ “siêu hình học” là đã thấy hết sức tâm phục khẩu phục rồi, cho rằng phải tài ba xuất chúng lắm mới học nổi một môn học cao siêu như vậy. Những sinh viên học triết ở bậc đại học thì càng được tôi sùng bái kính cẩn hơn nữa, nói gì đến các bậc giáo sư có bằng cấp triết học từ tận Pháp quốc trở về. Đối với đầu óc của tôi bấy giờ (những thập niên 60 và 70) các bậc giáo sư đó không phải đơn thuần chỉ là “thiên tài” mà chính họ là hiện thân của “chân lý tuyệt đối”. Tôi muốn nói đến các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Lê Tôn Nghiêm, những “ngôi sao” của đại học Văn Khoa thời bấy giờ.
Chính do sự sùng bái đó mà tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào. Nhưng dù sao Phạm Công Thiện đã làm sống lại truyền thống bút chiến trong văn học miền Nam trước đây, nhưng chỉ tiếc giáo sư Nguyễn Văn Trung im lặng không trả lời gì cả khiến tôi vô cùng thất vọng, kết luận: “Vậy là Phạm Công Thiện nói đúng rồi”! Bản thân giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng góp phần củng cố nhận định này, vì ông hầu như chẳng viết gì về triết học mà chủ yếu viết về văn học, thơ ca (thậm chí viết cả bài ca ngợi ca sĩ Thanh Thúy), tục ngữ, câu đố, và gần đây nhất là viết về tôn giáo Cao Đài. Sở dĩ Phạm Công Thiện có thể gây được một chấn động lớn như vậy vì giáo sư Nguyễn Văn Trung đang ở trên một ngôi vị quá cao, quá “quý tộc,” do bốn chữ “tiến sĩ triết học” thường đi kèm theo tên ông đã tạo ra một hào quang thiêng liêng đến mức việc tấn công vào chính bản thân ông đã trở thành sự tấn công vào chính tầng lớp tinh hoa triết học. Kể từ đây các giáo sư tiến sĩ triết học khác phải được nhìn bằng con mắt hoài nghi.
Nhưng huyền thoại Nguyễn Văn Trung sụp đổ để nhường vị trí lại cho hai huyền thoại khác đang lên ngôi: Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Khi một giáo sư triết tại đại học không thể trả lời được một sự công kích trực tiếp như vậy từ một người đứng ngoài hệ thống hàn lâm thì hậu quả tất nhiên sẽ là uy tín học thuật phải chuyển từ hệ thống hàn lâm đó sang cho những thiên tài khác đang đứng bên lề đại học. Bùi Giáng là một nhà thơ thiên về triết học, nổi tiếng về các hành vi lập dị theo kiểu “đứng đái giữa đường”, thể hiện một thái độ phản kháng, thách đố đối với tất cả những gì công ước, hình thức, chuẩn mực, ngay ngắn trong đời sống xã hội. Mặc dù thực ra chỉ do bộ óc “mát điện” và bị “cà tửng” của nhà thơ tạo ra mà thôi. Bùi Giáng đã trở thành biểu tượng cho một đấng minh triết theo đúng truyền thống Đông phương: sống vượt ngoài qui ước xã hội, có tâm hồn thi sĩ, và học vấn quảng bác (như Trúc Lâm thất hiền đời Tây Tấn bên Trung Hoa hay Cao Bá Quát trong truyền thống Việt Nam). Phạm Công Thiện thì hoàn toàn tỉnh táo. Sau những bài viết hết sức gay gắt, ông cũng trở thành một trí thức hàn lâm, giảng dạy và làm khoa trưởng tại đại học Vạn Hạnh, thế là kết hợp được cả hai yếu tố thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhau trong truyền thống Việt Nam: não trạng sùng bái các trí thức cao cấp, chủ yếu là giáo sư đại học (nhờ giỏi ngoại ngữ) và việc thần tượng các “thiên tài” phản kháng đứng ngoài hệ thống hàn lâm. Cần lưu ý ngay là mặc dù không sản xuất ra một khối lượng thơ phong phú như Bùi Giáng, Phạm Công Thiện luôn luôn tư xưng là “thi sĩ” và cũng sáng tác khá nhiều thơ (thí dụ tập Ngày sinh của rắn), nghĩa là ông vẫn thuộc về truyền thống văn hóa phương Đông, xem việc làm thơ là nhãn hiệu chủ yếu của minh triết vĩnh cửu, chứ không phải các lý luận trừu tượng, chi ly, chẻ sợi tóc ra làm tư, của triết học Tây phương. Kim Định, một giáo sư đại học Văn Khoa về triết Đông, cũng có một luận điểm tương tự khi phê phán triết học phương Tây và đề cao Nho giáo mà ông cho là xây dựng trên ba trục chính:Hưng ư thi, Thành ư nhạc, và Lập ư lễ.
Do tâm lý văn hóa như tôi vừa mô tả ở trên, các sách vở bàn chuyện triết học thực sự không bao giờ thấm nhập trong não trạng quần chúng có học thức. Chẳng hạn các sách bàn về tư tưởng Kant, Descartes, Sartre, Marcel, biện chứng pháp, của giáo sư Trần Thái Đỉnh, hay bộ Lịch sử triết học Tây Phương (2 cuốn) của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, hay Hiện tượng luận về hiện sinh của giáo sư Lê Thành Trị, không bao giờ xuất hiện trong những cuộc thảo luận trí thức, không bao giờ trở thành một ảnh hưởng thâm nhập sâu đậm trong não trạng giới có học, vốn thích những gì thơ mộng, lãng mạn, phản kháng công ước xã hội, theo kiểu thơ Đường, hay“trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” theo kiểu Thiền tông. Cho nên một hiện tượng hết sức nghịch lý là trong văn hóa Việt Nam giới có học rất “nể” các giáo sư triết hay “thiên tài triết học” thông thạo ngoại ngữ Tây phương nhưng trong thực tế vẫn thích thảo luận những đề tài truyền thống (thơ Đường, Kinh Dịch, Thiền Tông). Nói rộng ra là văn chương, triết Đông, và Phật giáo, vì đối với họ tinh thần triết học phương Tây (duy lý, phân tích, trừu tượng, lý luận tỉ mỉ, dài dòng) là một thực thể văn hóa xa lạ, nếu dùng để trang điểm trí tuệ thì tốt, chứ không phải là những món ăn thực sự cần thiết cho đời sống tinh thần Việt Nam.
Một điều hiển nhiên là khi nhìn lại gia tài văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy lực lượng chủ yếu là thơ (chẳng hạn chỉ riêng thơ văn Lý, Trần gom lại đã được ba cuốn dày cộm), còn các đề mục xa gần có liên quan đến tư tưởng thì sơ sài ngắn gọn, chẳng hạn Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông hay Thiền Uyển Tập Anh, ngay cả khi dịch sang Việt ngữ rồi, cũng chỉ là hai cuốn sách mỏng lét. Phạm Công Thiện, người trước đây được nhóm Văn (Trần Phong Giao, Trần Thiện Đạo) và bây giờ được cộng đồng trí thức Việt Nam tại California xưng tụng là “triết gia” cũng chẳng bao giờ sáng tác được một tác phẩm triết học nào cả. Các tác phẩm của ông ( Tư tưởng hố thẳm, Hố thẳm tư tưởng, Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Ý thức bùng vỡ…) chỉ là tập hợp những bài viết ngắn theo kiểu tùy bút, bút ký, phiếm luận, không có nội dung gì xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính do áp lực qui định của truyền thống, hoàn cảnh xã hội luôn luôn thiếu ổn định do chiến tranh, cộng thêm khí hậu nóng bức, người Việt Nam khó có cơ hội và thời gian ngồi yên một nơi để tư duy triết học nghiêm chỉnh lâu dài, hoặc biên khảo những tác phẩm dài hơi (vốn đòi hỏi việc tham khảo nhiều tư liệu liên quan). Không nói đâu cho xa, ngay cả vào thời Phạm Công Thiện, việc tiếp cận với tư liệu, sách vở triết học cũng không phải dễ dàng. Dĩ nhiên giới có tiền vẫn có thể đặt mua tận bên Pháp thông qua nhà sách Xuân Thu (Sài Gòn) hoặc săn lùng những cửa hiệu sách cũ. Giới được may mắn sang du học bên Pháp thì có cơ hội nhiều hơn trong việc kiếm “bửu bối”, nhưng tất cả đều hoàn toàn ngẫu nhiên, không có hệ thống, hơn nữa sách bên Pháp rất mắc, ngay cả bây giờ cũng thế, cho nên việc thử trong tay những tác phẩm hay tư liệu triết học cần thiết chính là ưu thế rất lớn trong việc biên khảo hay bút chiến. Khi đối phương trích dẫn toàn tư liệu mà mình không thể tiếp cận thì chỉ có nước giơ mặt cho đối phương tha hồ tạt nước vào mà thôi. Đó cũng là lý do giải thích được tại sao thường là các sách biên khảo Việt Nam rất lôi thôi, bầy hầy, ít khi ghi chú, chú thích cẩn thận đầy đủ như các sách cùng loại của phương Tây, vì khi viết tác giả chỉ nhớ có đọc cuốn sách đó, của tác giả đó, nhưng lại không có tác phẩm đó ngay trước mắt, một vấn đề giải quyết hết sức dễ dàng trong các thư viện phương Tây. Cũng chính vì vậy mà truyền thống văn hóa Việt Nam đặt trọng tâm vào việc nhớ nhiều, một khả năng tuy vẫn cần thiết hiện nay nhưng đã được hỗ trợ rất nhiều bằng cách hệ thống ký ức nhân tạo (bách khoa, tự điển, thư mục, tự điển, thư mục, sách dẫn, CD- ROM, Internet). Việc trích dẫn nhiều sách vở chẳng hề gây “ấn tượng” cho giới trí thức như ngày xưa nữa vì đó là tác thao tác mà ai được huấn luyện và đào tạo đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Kết luận: “thiên tài” trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay chỉ là sản phẩm của bốn nhân tố chính: 1- Khan hiếm sách vở và tư liệu; 2- Não trạng thích thơ ca lãng mạn; 3- Hoàn cảnh khách quan (xã hội loạn lạc, khí hậu nóng bức, việc đi lại trong nước khó khăn, việc xuất dương du học càng hiếm hoi hành 4- Sùng bái bằng cấp và ngoại ngữ (trước thì chữ Nho, sau thì chữ Tây).