Khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan, bản chất và những nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?

1. Khái niệm thế giới quan duy vật biện chứng thế giới quan DVBC là thế giới quan mà cơ sở của nó là duy vật và cách tiếp cận là biện chứng

Là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống.

2. Hình thức thế giới quan duy vật biện chứng (Nội dung)

Nội dung = Hình thức? Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), 3 quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định) và 6 cặp phạm trù với tính cách là những quy luật không cơ bản (cái chung và cái riêng; nội dung và hình thức; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện tượng; tất nhiên và ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực) .

3. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng

Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn cách mạng của nó.

- Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ở đây mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thoả đáng các vấn đề cơ bản của triết học.

- Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng

Trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau. Chủ nghĩa duy vật tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò giữ vai trò thống trị đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII.

Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển Đức. Việc tách rời giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất.

Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C. Mac và Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.

- Quan niệm duy vật triệt để (duy vật cả về mặt xã hội)

Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ.

- Tính thực tiễn - cách mạng

Tính thực tiễn - cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết thể hiện ở:

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới.

4. Những nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng

Nguyên tắc luận được rút ra để định hướng cho hoạt động của con người là: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người phải tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

4.1. Tôn trọng khách quan: Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.

- Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan:

+ Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

- Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó.

4.2. Phát huy tính năng động chủ quan: Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy.

- Một số biểu hiện cơ bản của nó là:

Phải tôn trọng tri thức khoa học, phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động.

Như vậy, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn.

5. Vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay

- Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên đã phạm một số sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế.

- Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành kinh tế và của toàn xã hội” cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

- Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta khẳng định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, việc chủ trương xã hội hoá giáo dục để “cả nước trở thành một xã hội học tập”

Sưu tầm*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top