Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ ngữ pháp khi tiếp cận một ngôn ngữ. Hiểu theo ngĩa rộng thì đó là tất cả các phương tiện chức năng và phương tiện hình thức để tạo thành hệ thống ngôn ngữ. Theo cách hiểu truyền thống, ngữ pháp của một ngôn ngữ gồm hai bộ phận là hình thái và cú pháp của ngôn ngữ đó. Hình thái bao gồm những vấn đề liên quan đến dạng thức và cấu tạo của từ; còn cú pháp bao gồm những vấn đề liên quan đến vấn đề cụm từ, câu và những đơn vị trên câu.
Thường khi nói đến ý nghĩa ngữ pháp, ta cũng cần phân biệt hai loại ý nghĩa ngữ pháp, đó là ngữ pháp hình thức và ngữ pháp nội dung. Ngữ pháp hình thức còn gọi là ngữ pháp không lý do; ngữ pháp nội dung còn gọi là ngữ pháp có lý do hay ngữ pháp ngữ nghĩa. Ðể hiểu rõ vấn đề này, ta cần xem xét câu nói của Noam Chomsky, một nhà ngôn ngữ học người Mỹ sau đây: Colorless green ideas sleep furiously tạm dịch Những tư tưởng màu xanh lục không màu sắc ngủ một cách giận dữ.
Câu trên xét về ngữ pháp hình thức trong tiếng Anh có những điều đáng lưu ý:
Các tính từ hạn định nghĩa cho danh từ thường đứng trước danh từ mà nó hạn định nghĩa, chẳng hạn: Colorless green.
Danh từ số nhiều thêm -s.
Vĩ tố less có nghĩa là không.
Ðộng từ kết hợp với danh từ chủ thể ở ngôi, số.
Trạng từ đi kèm theo động từ và thườngcó vĩ tố ly...
Câu trên xét về ngữ pháp hình thức trong tiếng Việt có những điều đáng lưu ý:
Các tính từ hạn định nghĩa cho danh từ thường đứng sau danh từ mà nó hạn định nghĩa, chẳng hạn: màu xanh không màu sắc.
Danh từ số nhiều không thêm -s, mà thêm phụ từ những.
Vĩ tố less có nghĩa là không, tương đương với từ không hay vô của tiếng Việt.
Ðộng từ không kết hợp với danh từ chủ thể ở ngôi, số.
Trạng từ đi kèm theo động từ và thường có thêm phụ ngữ một cách.
Và tất nhiên, câu trên nếu xét về ngữ pháp hình thức trong một ngôn ngữ khác thì sẽ có những hình thức ngữ pháp khác tùy thuộc vào ngôn ngữ mà ta xem xét. Như vậy, có thể hình dung, có bao nhiêu ngôn ngữ thì sẽ có bấy nhiêu ngữ pháp hình thức tương ứng. Những hình thức này lệ thuộc vào sự qui ước của một ngôn ngữ mà các nhà ngữ học gọi là ngữ pháp không lý do.
Hai câu tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên đều hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp hình thức, những chúng đều là câu vô nghĩa, không phản ánh được một hiện thực khách quan nào cả. Sở dĩ chúng vô nghĩa là vì những đặc trưng ngữ ghĩa giữa chúng không cho phép chúng có sự kết hợp với nhau, trừ phi có những tình huống giả định cho chúng. Ta có thể lý giải được sự vô nghĩa này như sau:
Danh từ ý tưởng, tư tưởng là loại danh từ trừu tượng không tiếp nhận đặc trưng chỉ màu sắc, và đã có màu thì không thể là vô màu. Ðộng từ ngủ là hoạt động đặc thù của những sinh vật sống, không thể thuyết minh đặc trưng cho danh từ đã nêu. Trạng từ trong câu nói thường không phụ trợ nghĩa được cho động từ ngủ... Các ngôn ngữ, dù khác nhau về ngữ pháp hình thức, nhưng lại có chung một ngữ pháp nội dung. Ngữ pháp nội dung lý giải sự kết hợp hoặc không kết hợp giữa các đơn vị trong phát ngôn. Nó thuộc phạm trù ngữ pháp tư duy. Ðiều này có thể tìm thấy và lý giải qua nhiều thực tiễn phát ngôn.
Xét một phát ngôn khác trong tiếng Anh: I am reading a book.
Phát ngôn này tương đương với phát ngôn tiếng Việt: Tôi đang đọc một quyển sách.; và tương đương với một phát ngôn khác của tiếng Nga: Ia chitaiu knhigu.
Có một số vấn đề thuộc ngữ pháp hình thức thuộc các ngôn ngữ được ghi nhận như sau: Trong tiếng Anh, thì hiện tại tiếp diễn được thể hiện với trợ động từ be ở thì hiện tại và động từ mang ýnghĩa chính của phát ngôn thêm-ing; trong tiếng Việt, dùng phó từ đang và động từ vẫn giữ nguyên dạng; trong tiếng Nga, động từ ở dạng chưa gòan thành thể và được thể hiện ở thì hiện tại. Một khía cạnh khác cũng có sự khác biệt giữa ba ngôn ngữ: từ book có dạng số ít và dạng số nhiều: hai dạng này phân biệt ở hình thức có -s hoặc không; trong tiếng Việt cả hai dạng đều được thể hiện giống nhau chỉ khác là ở phụ từ kết hợp; trong tiếng Nga, từ knhiga thể hiện dạnh thức giống cái số ít, cách 4 tương đương với chức năng là một bổ tố.
Ba phát ngôn trên tuy khác nhau về ngữ pháp hình thức, nhưng đều có chung một ngữ pháp ngữ nghĩa, đó là: chủ thể tôi thì có thể tiếp nhận hoạt động đắc trưng của người, hoạt động này có thể diễn ra trong mội thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai..., hoạt động này cần có một bổ tố thích hợp đó là vật dụng có viết chữ. Các ngôn ngữ giống nhau ở ngữ pháp ngữ nghĩa.
Khái niệm ngữ pháp còn được gọi là khái niệm mang tính phạm trù. Ý nghĩa ngữ pháp từ loại là ý nghĩa đã được khái quát hóa từ ý nghĩa từ vựng khái quát của các đơn vị từ vựng. Chẳng hạn:
Từ ý nghĩa của các từ: nhà, bàn, ghé, xe, quạt; mây, gió, nắng, mưa, tuyết;việc làm, việc học, đồ ăn, thức uống, tinh thần, ý chí... đã được khái quát thành ý nghĩa sự vật, hiện tượng và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là danh từ.
Từ ý nghĩa các từ: ăn, mặc, ngủ, thức; học, đọc, nói, viết, suy nghĩ, đấu tranh; giận, buồn, vui, thương, nhớ... đã được khái quát thành ý nghĩa hoạt động, hành động và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là động từ.
Từ ý nghĩa các từ: xanh, đỏ, tím, vàng; già, trẻ, bé, lớn; mới, cũ, đẹp, xấu; vui vẻ, mạnh khỏe, trẻ trung, hạnh phúc, đau buồn... đã được khái quát thành ý nghĩa tính chất, trạng thái và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là tính từ.
Ba lớp từ loại này lại được khái quát trong một lớp từ loại lớn hơn có tính phạm trù khái quát cao hơn, đó là lớp thực từ. Lớp thực từ này nằm trong một thế đối lập khác với một lớp từ tương ứng, đó là hư từ.
Nói tóm lại các khái niệm ngữ pháp thường mang tính phạm trù là như vậy. Tuy nhiên, một khái niệm ngữ pháp không chỉ được khái quát hoá và thể hiện từ bình diện nội dung. Các khái niệm này cũng được cụ thể hoá trên bình diện hình thức bằng một dạng thức riêng biệt trong mỗi một ngôn ngữ. Chẳng hạn, danh từ trong tiếng Anh được thể hiện gắn với một mạo từ (Article): a, an, the; còn trong tiếng Pháp được thể hiện bằng: le, la, les...; trong tiếng Việt thì được thể hiện một danh từ chỉ đơn vị: con, cái, chiếc... ( Có nhà nghiên cứu xem con, cái, chiếc... như mạo từ, nhưng chúng tôi không nhìn nhận như vậy, vì tính chất độc lập khá rõ của lớp từ này.
Thường khi nói đến ý nghĩa ngữ pháp, ta cũng cần phân biệt hai loại ý nghĩa ngữ pháp, đó là ngữ pháp hình thức và ngữ pháp nội dung. Ngữ pháp hình thức còn gọi là ngữ pháp không lý do; ngữ pháp nội dung còn gọi là ngữ pháp có lý do hay ngữ pháp ngữ nghĩa. Ðể hiểu rõ vấn đề này, ta cần xem xét câu nói của Noam Chomsky, một nhà ngôn ngữ học người Mỹ sau đây: Colorless green ideas sleep furiously tạm dịch Những tư tưởng màu xanh lục không màu sắc ngủ một cách giận dữ.
Câu trên xét về ngữ pháp hình thức trong tiếng Anh có những điều đáng lưu ý:
Các tính từ hạn định nghĩa cho danh từ thường đứng trước danh từ mà nó hạn định nghĩa, chẳng hạn: Colorless green.
Danh từ số nhiều thêm -s.
Vĩ tố less có nghĩa là không.
Ðộng từ kết hợp với danh từ chủ thể ở ngôi, số.
Trạng từ đi kèm theo động từ và thườngcó vĩ tố ly...
Câu trên xét về ngữ pháp hình thức trong tiếng Việt có những điều đáng lưu ý:
Các tính từ hạn định nghĩa cho danh từ thường đứng sau danh từ mà nó hạn định nghĩa, chẳng hạn: màu xanh không màu sắc.
Danh từ số nhiều không thêm -s, mà thêm phụ từ những.
Vĩ tố less có nghĩa là không, tương đương với từ không hay vô của tiếng Việt.
Ðộng từ không kết hợp với danh từ chủ thể ở ngôi, số.
Trạng từ đi kèm theo động từ và thường có thêm phụ ngữ một cách.
Và tất nhiên, câu trên nếu xét về ngữ pháp hình thức trong một ngôn ngữ khác thì sẽ có những hình thức ngữ pháp khác tùy thuộc vào ngôn ngữ mà ta xem xét. Như vậy, có thể hình dung, có bao nhiêu ngôn ngữ thì sẽ có bấy nhiêu ngữ pháp hình thức tương ứng. Những hình thức này lệ thuộc vào sự qui ước của một ngôn ngữ mà các nhà ngữ học gọi là ngữ pháp không lý do.
Hai câu tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên đều hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp hình thức, những chúng đều là câu vô nghĩa, không phản ánh được một hiện thực khách quan nào cả. Sở dĩ chúng vô nghĩa là vì những đặc trưng ngữ ghĩa giữa chúng không cho phép chúng có sự kết hợp với nhau, trừ phi có những tình huống giả định cho chúng. Ta có thể lý giải được sự vô nghĩa này như sau:
Danh từ ý tưởng, tư tưởng là loại danh từ trừu tượng không tiếp nhận đặc trưng chỉ màu sắc, và đã có màu thì không thể là vô màu. Ðộng từ ngủ là hoạt động đặc thù của những sinh vật sống, không thể thuyết minh đặc trưng cho danh từ đã nêu. Trạng từ trong câu nói thường không phụ trợ nghĩa được cho động từ ngủ... Các ngôn ngữ, dù khác nhau về ngữ pháp hình thức, nhưng lại có chung một ngữ pháp nội dung. Ngữ pháp nội dung lý giải sự kết hợp hoặc không kết hợp giữa các đơn vị trong phát ngôn. Nó thuộc phạm trù ngữ pháp tư duy. Ðiều này có thể tìm thấy và lý giải qua nhiều thực tiễn phát ngôn.
Xét một phát ngôn khác trong tiếng Anh: I am reading a book.
Phát ngôn này tương đương với phát ngôn tiếng Việt: Tôi đang đọc một quyển sách.; và tương đương với một phát ngôn khác của tiếng Nga: Ia chitaiu knhigu.
Có một số vấn đề thuộc ngữ pháp hình thức thuộc các ngôn ngữ được ghi nhận như sau: Trong tiếng Anh, thì hiện tại tiếp diễn được thể hiện với trợ động từ be ở thì hiện tại và động từ mang ýnghĩa chính của phát ngôn thêm-ing; trong tiếng Việt, dùng phó từ đang và động từ vẫn giữ nguyên dạng; trong tiếng Nga, động từ ở dạng chưa gòan thành thể và được thể hiện ở thì hiện tại. Một khía cạnh khác cũng có sự khác biệt giữa ba ngôn ngữ: từ book có dạng số ít và dạng số nhiều: hai dạng này phân biệt ở hình thức có -s hoặc không; trong tiếng Việt cả hai dạng đều được thể hiện giống nhau chỉ khác là ở phụ từ kết hợp; trong tiếng Nga, từ knhiga thể hiện dạnh thức giống cái số ít, cách 4 tương đương với chức năng là một bổ tố.
Ba phát ngôn trên tuy khác nhau về ngữ pháp hình thức, nhưng đều có chung một ngữ pháp ngữ nghĩa, đó là: chủ thể tôi thì có thể tiếp nhận hoạt động đắc trưng của người, hoạt động này có thể diễn ra trong mội thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai..., hoạt động này cần có một bổ tố thích hợp đó là vật dụng có viết chữ. Các ngôn ngữ giống nhau ở ngữ pháp ngữ nghĩa.
Khái niệm ngữ pháp còn được gọi là khái niệm mang tính phạm trù. Ý nghĩa ngữ pháp từ loại là ý nghĩa đã được khái quát hóa từ ý nghĩa từ vựng khái quát của các đơn vị từ vựng. Chẳng hạn:
Từ ý nghĩa của các từ: nhà, bàn, ghé, xe, quạt; mây, gió, nắng, mưa, tuyết;việc làm, việc học, đồ ăn, thức uống, tinh thần, ý chí... đã được khái quát thành ý nghĩa sự vật, hiện tượng và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là danh từ.
Từ ý nghĩa các từ: ăn, mặc, ngủ, thức; học, đọc, nói, viết, suy nghĩ, đấu tranh; giận, buồn, vui, thương, nhớ... đã được khái quát thành ý nghĩa hoạt động, hành động và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là động từ.
Từ ý nghĩa các từ: xanh, đỏ, tím, vàng; già, trẻ, bé, lớn; mới, cũ, đẹp, xấu; vui vẻ, mạnh khỏe, trẻ trung, hạnh phúc, đau buồn... đã được khái quát thành ý nghĩa tính chất, trạng thái và được xép chung trong một lớp từ loại gọi là tính từ.
Ba lớp từ loại này lại được khái quát trong một lớp từ loại lớn hơn có tính phạm trù khái quát cao hơn, đó là lớp thực từ. Lớp thực từ này nằm trong một thế đối lập khác với một lớp từ tương ứng, đó là hư từ.
Nói tóm lại các khái niệm ngữ pháp thường mang tính phạm trù là như vậy. Tuy nhiên, một khái niệm ngữ pháp không chỉ được khái quát hoá và thể hiện từ bình diện nội dung. Các khái niệm này cũng được cụ thể hoá trên bình diện hình thức bằng một dạng thức riêng biệt trong mỗi một ngôn ngữ. Chẳng hạn, danh từ trong tiếng Anh được thể hiện gắn với một mạo từ (Article): a, an, the; còn trong tiếng Pháp được thể hiện bằng: le, la, les...; trong tiếng Việt thì được thể hiện một danh từ chỉ đơn vị: con, cái, chiếc... ( Có nhà nghiên cứu xem con, cái, chiếc... như mạo từ, nhưng chúng tôi không nhìn nhận như vậy, vì tính chất độc lập khá rõ của lớp từ này.