Khái niệm ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức
A.MỞ ĐẦU:
Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho ngươi khác và sử dụng kinh nghiệm của nguời khác vào hoạt động cuả mình, làm cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững đươc bản chất của tự nhiên,xã hội và bản thân…chính là nhờ ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội- lịch sử do sống và làm việc cùng nhau nên co người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức hiện thực.. Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao tiếp và nhận thức đó khôg tách rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng để thông báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng để thông báo lại phải khái quát sự vật, hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sự vật,hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữ đã ra đời và thoã mãn dược nhu cầu thống nhất các hoạt động đó.
Vậy ngôn ngữ là gì? Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức ra sao? Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu.
A.THÂN BÀI:
I : KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ
1. KHÁI NIỆM:
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ chức năng là một phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ được hình thành trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xã hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội, lịch sử và tính giai cấp.
Ký hiệu là bất kì cái gì của hiện thực được dùng để thực hiện hoạt động của con người. Như vậy ký hiệu cũng có chức năng của công cụ: hướng vào hoạt động và làm thay đổi hoạt động, tất nhiên là tùy theo các thuộc tính vốn có trong kí hiệu.
Ký hiệu từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con người, là một phương tiện xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt động, làm thay đổi hoạt động nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động tâm lí cao cấp của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy tưởng tượng… Ký hiệu từ ngữ làm được điều đó là nhờ vào đặc tính bên trong của nội dung, tức là nghĩa của từ-một đặc tính ngay từ đầu chỉ là do quy ước nghĩa mang tính khái quát dùng để chỉ cả một lớp sự vật, hiện tượng của hiện tượng hiện thực.
Ký hiệu từ ngữ là hệ thống. Mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện chức năng nhất định trong hệ thống của mình.
Ngôn ngữ gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tức là hệ thống các quy tắc qui định sự ghép thành câu. Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ,câu , ngữ đoạn, văn bản... Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ là âm vị, một hình vị có các âm vị, một từ có thể có nhiều hình vị.
Vd:
-Đất , nước, mưa, nắng: từ có một hình vị.
-Việt Nam, sinh viên, Buôn Ma Thuộc…: là từ có nhiều hình vị.
Bất cứ thứ tiếng nào cũng chứa đựng hai phạm trù: pham trù ngữ pháp và phạm trù logic.
Phàm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy tắc qui định về việc thành lập từ và câu(từ pháp và cú pháp) cũng như quy định sự phát âm, phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau thì cũng khác nhau. Vd: tiếng Việt và tiếng Anh phát âm và từ pháp cú pháp khác nhau.
Phạm trù logic là qui luật của ngôn ngữ, vì vậy tuy dùng các thứ tiếng khác nhau, nhưng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu được nhau. Vd: chúng ta có thể học và hiểu được tiếng nước ngoài như tiếng Anh.
2. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ: ba chức năng
a.Chức năng chỉ nghĩa:
Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng tức là làm vật thay thế chúng. Nói cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thễ tồn tại khách quan, làm cho con người có thể nhận thức được ngay cả khi chúng không có trước mặt, tức là ở ngoài phạm vi của nhận thức cảm tính. Các kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người cũng được cố định lại, tồn tại và truyền đạt lại cho các thế hệ sau là nhờ ngôn ngữ. chính vì vậy chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội- lịch sử loài người.
Những điều nói trên cho thấy ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu của con vật và về bản chất, con vật không có ngôn ngữ.
b.Chức năng thông báo:
Chức năng thông báo còn gọi là chức năng giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể thông báo cho nhau, giao tiếp với nhau. Nhờ có chức năng này mà con người biết được họ cần xử sự, hành động như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường hoặc quan hệ xã hội. Thông qua nội dung nhip điệu của ngôn ngữ, con người có thể biểu đạt hoặc tiếp nhận những trạng thái cảm xúc tình cảm cá nhân. Tuy nhiên khả năng biểu cảm của ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cùng một nội dung, nhưng với nhịp điệu và âm điệu diễn tả khác nhau người ta có thể biểu đạt những tình cảm cảm xúc khác nhau. Do đó khi đánh giá chức năng tho6ng báo của ngôn ngữ chúng ta cần chú ý đến tính biểu cảm của ngôn ngữ. Vì nó có thể điều chỉnh mạnh mẽ hành vi của con người.
Vd: Đang trên đường đến trường đi học, có bạn thông báo
:” hôm nay nghĩ học”, sau khi tiếp nhận thông tin đó ta lập tức thay đổi hoạt động của mình thay vì đi đến trường.
c. Chức năng khái quát hoá:
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ,mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất, chính nhờ vậy , nó là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ(tri giác, tưởng tượng,trí nhớ, tư duy..).
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát, và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, do đó hoạt động trí tuệ có chỗ dựa tin cậy để tiếp tục phát triển, không bị lặp lại và không bị đứt đoạn.
Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng nhận thức hay chức năg làm công cụ hoạt động trí tuệ.
=> Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo là chức năng cơ bản nhất, chi phối các chức năng khác. Bởi lẽ, chỉ có trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người mới đồng thời phát ra và thu nhận thông tin, qua đó thu nhận được tri thức về hiện thực khách quan. Khi thu nhận được các tri thức về hiện thực khách quan, con người mới có cơ sở từ đó hình thành động cơ, tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu mong đợi. Thực chất chức năng khái quát là một quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện hai chức năng còn lại.
3. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ:
Các nhà khoa học thường chia ngôn ngữ thành hai loại: ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài.
a.Ngôn ngữ bên ngoài: Là ngôn ngữ hướng vào đối tượng bên ngoài (người khác) nhằm truyền đạt và thu nhận thông tin.
Ngôn ngữ bên ngoài có hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ hướng vào đối tượng bên ngoài, được biểu đạt bằng lời nói (âm thanh) và thu nhận bằng thính giác(nghe). Ngôn ngữ nói có hai hình thức biểu hiện: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ đối thoaị: là ngôn ngữ giao tiếp giữa hai hay nhiều người với nhau. Trong hình thức ngôn ngữ đối thoại thì những người tham gia thường thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. Ngôn ngữ đối thoại thường có hai thể: thể trực tiếp và thể gián tiếp.
J Thể đối thoại trực tiếp: là thể đối thoại giữa những người tham gia trực tiếp đối mặt với nhau. Thể đối thoại này phương tiện là lời nói(ngữ âm) người ta có thể dung phương tiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt(giao tiếp phi ngôn ngữ) để hổ trợ cho lời nói.
J Thể đối thoại gián tiếp: người ta không thể nhìn thấy nhau mà chỉ nghe được giọng nói với nhau(văn kì thanh bất kì hình). Do đó thể này không thễ dung cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nụ cười.. để hổ trợ cho lời nói.
FNgôn ngữ đối thoại có 3 đặc điểm (tính chất) sau:
- Có tính chất rút gọn: Do người nói và người nghe đều có mặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nên có nhiều nội dung không cần thể hiện nhờ ngôn ngữ mà được thay thế bằng ngôn ngữ phụ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt). Chính vì đặc điểm này mà ngôn ngữ đối thoại nhiều khi khó hiểu hơn đối với người không tham gia đối thoại.
- Ít có tính chủ ý và thường bị động: Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối thoại thường là phản ứng ngôn ngữ trực tiếp đối với kích thích không ngôn ngữ. Vd; một người đang đứng ở cửa nói chuyện với người khác, phát hiện áo mình bị kẹt ở chốt cửa, cố gỡ vẫn không được liên nói: “ trời! rõ khổ”…
- Rất ít có tính tổ chức: Những lời đối đáp trong ngôn ngữ đối thoại thường không có chương trình. Trường hợp có cấu trúc cho phát ngôn thì cấu trúc cũng hết sức đơn giản. Ngôn ngữ đối thoại tiếp theo tự bậc ra, do đó gắn chặt vao các tình huống và văn cảnh quen thuộc. Vd: khi chào hỏi khi hỏi thăm sức khỏe của nhau…
- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ chỉ có một người nói còn một số người(hoặc nhiều người) chỉ nghe không đối thoại lại. Vd: trường hợp đọc diễn văn, thuyết trình, giảng bài…Đây là ngôn ngữ liên tục, một chiều ít có sự phụ thuộc vào người khác và vào một nội dung tình huống, hoàn cảnh trực tiếp…
F Ngôn ngữ độc thoại có những đặc điểm nổi bậc sau:
- Có tính triển khai mạnh: Trong ngôn ngữ độc thoại, do rất ít sử dụng các thông tin ngoài ngôn ngữ để người nghe hay người đọc hiểu được người nói cần phải nhắc đến gọi ra hay miêu tả đối tượng được nói tới.
- Có tính chủ ý và chủ động rõ ràng: Ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi phải xác định rõ nội dung truyền đạt và hải biết xây dựng nội dung đó một cách chủ ý, phỉa biết thể hiện nó theo một trình tự xác định, một cách chủ động.
- Có tính tổ chức cao: Để nói độc thoại, người nói phải lập chương trình, kế hoạch không phải cho từng câu, từng phát ngôn riêng lẻ, mà toàn bộ lời độc thoại của mình. Kế hạch chương trình này có khi được thảo ra trong óc, có khi được chuyển hẳn ra ngoài (ghi lại trên giấy).
- Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ dung kí hiệu ghi lại lời nói để hướng vào người khác trong khung cảnh gián tiếp bằng khoảng cách không gian và thời gian. Ngôn ngữ viết là một dạng của lời nói độc thoại nhưng ở mức phát triển cao hơn… Đặc điểm của ngôn ngữ viết:
-Tính triển khai cuả ngôn ngữ viết rất mạnh vì ở ngôn ngữ viết rất cao và chặt chẽ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ viết người viết thường không có mặt người viết không đánh giá hết được phản ứng của người nói chuyện… Để thể hiện được ý mình và để người đọc không hiểu sai điều được viết cần phải ý thức thật rõ mức độ phù hợp hay không phù hợp, có lợi hay không có lợi của các phương tiện ngôn ngữ mà mình lựa chọn. Do đó khi viết, người ta thường gạch bỏ những từ những câu không thể hiện đúng ý mình. Thao tác này không thể có được ở lời nói độc thoại. Chính sự lựa chọn này làm cho lời nói viết thường gắn với lời nói bên trong, nhất là giai đoạn đầu học viết. Ngôn ngữ viết được chia làm hai loại: Ngôn ngữ viết đối thoại(thư từ trao đổi), ngôn ngữ viết độc thoại(viết báo, viết sách).
- Ngôn ngữ bên trong: là ngôn ngữ dành cho mình, hướng vào mình. Nhờ đó con người hiểu được, suy nghĩ được tự điều chỉnh tình cảm, ý chí và hành vi của mình. Ngôn ngữ bên trong được hình thành sau lời nói bên ngoài, do ngôn ngữ bên ngoài chuyển vào và được rút gọn lại.
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ giao tiếp với chính mình. Lúc đó con người tự tách mình ra làm hai. Mình vừa là chủ thể và là đối tượng giao tiếp với chính mình. Mình nói cho mình nghe, viết cho mình đọc(nhật kí) nhờ đó tự điều chỉnh điều khiển chính mình.
Đặc điểm của ngôn ngữ bên trong là thường không phát ra âm thanh . Bao giờ ngôn ngữ bên trong cũng ở dạng rút gọn, vắn tắt không tuân thủ quy luật ngữ pháp. Ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hóa của ngôn ngữ bên ngoài. Trong quá trong phát triển của cá nhân ngôn ngữ bên ngoài hình thành trước làm tiề đề hình thành ngôn ngữ bên trong.Các loại ngôn ngữ trình bày trên đây có quan hệ rất chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau và có thể chuyển hóa nhau. Tất cả những điều này và chất lượng của mỗi loại ngôn ngữ các kĩ năng thực hiện mỗi loại ngôn ngữ phụ thuộc vào sự rèn luyện tích cực và có ý thức của mỗi cá nhân trong hoat động và giao tiếp .
II ) VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC:
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiên5 tượng tâm lí khác của con người. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau,thể hiện những mức độ hiện thực khác nhau gồm: cảm giác, tri giác,tư duy, tưởng tượng…và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan như: hình ảnh, hình tượng, khái niệm…
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ: nhận thức cảm tính(cảm giác,tri giác) và nhận thức lí tính(tư duy, tưởng tượng)…
Và qua bài trình bày ở trên, cho thấy khá rõ ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống tâm lí con người. Nói như PH.ĂNGGHEN: “Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố(lao động) đã làm cho con vật trở thành con người” có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm lí con người, đặc biệt là quá trình nhận thức.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức cảm tính, nó làm quá trình này diễn ra ở người mang một chất lượng mới.
- Đối với cảm giác:Khi ngôn ngữ tác động đồng thời với sự tác động của sự vật, hiện tượng sẽ làm cho quá trình cảm giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giác đem lại rõ rang hơn đâm nét hơn, chính xác hơn…ví dụ: màu hè nghe thấy một người nói:” Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn. Khi ăn một loại trái cây chua, nếu một người nào đó nói” chua quá” thì ta cũng cảm thấy vị trái cây đó chua hơn…
- Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác của con người diển ra dể dàng hơn nhanh chóng, khách quan hơn, đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ:Nhờ có ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác có thể thực hiên một cách dể dàng và có hiệu quả hơn. Tức là, ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách đối tượng khỏi bối cảnh( quy luật về tính lựa chọn của tri giác) và xây dựng được hình ảnh trọn vẹn về đối tượng quy luật về tính trọn vẹn của tri giác). Vai trò của ngôn ngữ đối với đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan sát là tri giác tích cực có chủ định có mục đích(có ý thức). tính ý thứcđó được biểu hiện và điều khiển điều chỉnh nhờ ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn là tri giác cuả con vật. Tính có ý nghĩa của tri giác của con người là một chất lượng mới làm tri giác con người khác xa tri giác con vật. Chất lượng mới naỳ chỉ được biểu đạt thông qua ngôn ngữ.
- Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Nó tham gia tích cực các quá trình trí nhớ gắn chặt với các quá trình đó. Vd: việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt nếu ta nói lên thành lời điều ghi nhớ.
Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc(học thuộc
lòng),…Ngo6nn ngữ là phương tiện để ghi nhớ là một hình thức lưu giữ kết quả cần nhớ. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra ngoài đầu óc con người. Chính nhờ điều này con người đã lưu giữ truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lí tính:
- Đốí với tư duy:
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người .ngôn ngữ và tư duy không có mối quan hệ song song .Ngôn ngữ càng không phải là tư duy và ngược lại tư duy cũng không phải là ngôn ngữ .Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy là ở chỗ tư duy dung ngôn ngữ làm phương tiện ,công cụ .Chính nhờ điều này tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật :con người có tư duy triều tượng .không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được .Mối quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn ngữ thể hiện trong ý nghĩa của các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật ,hiện tượng đó .Khi gọi tên các sự vật ,từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật ấy kể cả khi các vật ấy vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế ,với ký hiệu từ ngữ hay là với ngôn ngữ) .Tuy nhiên từ không chỉ gọi tên sự vật ,nhờ vật tư duy ngôn ngữ trừu tượng hóa được những thuộc tính không bản chất của sự vật và khái quát hóa được những thuộc tính bản chất của nó .Không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy khái quát –logic được.
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy ,đặc biệt khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn ,phức tạp .lúc này lời nói bên trong có xu hướng chuyển từng bộ phận thành lời nói thầm (khi ngĩ tới người ta hay nói lẩm nhẩm là vì thế ). Nếu nhiệm vụ quá phức tạp thì ngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài.Người ta nói to lên thì thấy tư duy rõ ràng và thuận lợi hơn . Những điều đó chứng tỏ không có ngôn ngữ ,đặc biệt không có lời nói bên trong thì ý nghĩ tư tưởng không thể hình thành được ,tức không thể tư duy trừu tượng được.
b. Đối với tưởng tượng
Ngôn ngữ cũng là một vai trò to lớn trong tưởng tượng .nó là phương tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới của tưởng tượng . Không có ngôn ngữ không thể tiến hành tưởng tượng. Chính nhờ ngôn ngữ đã giúp con người chấp nối, gắn kết, kết hợp…những kinh nghiệm đã qua với những cái đang xảy ra thành những biểu tượng mới chưa hề có.
Ngôn ngữ giúp chúng ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh ,tách ra chúng những mật cơ bản nhất ,gần chúng lại với nhau ,cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ .ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình ý thức ,được điều khiển tích cực ,có kết quả và chất lượng cao.
TỔNG KẾT:
Ngôn ngữ là hiên tượng lịch sử-xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Trong cộc sống nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng thực hiện quá trình giao tiếp để trao đổi ý nghĩ, tình cảm kinh nghiệm của mình với người khác, ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn trong quá trình tâm lí của con người nhất là đối với nhận thức … Vì vậy việc rèn luyên ngôn ngữ là điều hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của tâm lí con người.
Sau đây là một số gợi ý để rèn luyện ngôn ngữ:
1. Cần rèn luyện thói quen trau dồi, tăng thêm vốn ngôn ngữ bằng việc đọc sách, báo, truyện…
2. Rèn luyện và sử dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ
3.Cần học tập và trau dồi thêm vốn ngoại ngữ để dể dàng trau đổi thông tin rộng rãi.
5.Rèn luyện ngôn ngữ viết thông qua công tác giáo dục ngay từ nhỏ để tăng khả năng tư duy.
6.Cần trau dồi vốn văn hóa, kiến thức để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ độc thoại có hiệu quả.
7. Tích cực tham gia các hoạt động như: thuyết trình, phát biểu giửa đám đông để khả năng sử dụng ngôn ngữ độc thoại được rèn luyện.
8. Thường xuyên rèn luyện khả năng giao tiếp giữa đám đông để tăng khả năng tự tin trong giao tiếp và tăng vốn ngôn ngữ.
Sưu tầm*