Trưa nay, kỳ thi đại học đợt 2 kết thúc với đề thi Ngoại ngữ, Địa lý được nhiều sĩ tử đánh giá là khá dễ, còn môn Hóa học dài và khó. Cả nước có 119 thí sinh bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi.
Ngoại ngữ là môn "tủ" của các thí sinh khối D, Địa lý là môn dễ ăn điểm của khối C nên các thí sinh của hai khối này bước ra phòng thi với tâm trạng phấn khởi. Riêng môn Hóa, nhiều sĩ tử thi khối B thì nhăn mặt vì đề dài.
Tại điểm thi ĐH Y Hà Nội, khác với thời điểm kết thúc môn Sinh, những gương mặt sĩ tử không còn vui vẻ mà gợn chút buồn. Một thí sinh tên Trung cho biết, nếu môn Sinh em có thể được điểm tối đa thì Hóa chỉ được tầm 6 - 7 điểm.
Làm được 80% nhưng Nguyễn Thu Trang cũng khẳng định rằng, đề Hóa dài và khó. Theo thí sinh này, một số ý của đề Hóa khối B còn khó hơn khối A. "Em phải dùng hết thời gian để làm bài nhưng vẫn chưa chắc chắn một số câu. Hóa hữu cơ bao giờ cũng khó 'nhằn' hơn vô cơ", Trang chia sẻ.
Còn tại điểm thi của ĐH Sư phạm, đa số thí sinh đều xác định chỉ "ăn điểm" ở môn Sinh, bởi Hóa không phải là môn sở trường. Vậy nên sau khi kết thúc thời gian thi Hóa, các thí sinh không đến nỗi hụt hẫng.
Em Nguyễn Văn Hùng thi vào ngành sư phạm Sinh cho hay: "Em học không tốt Hóa nên hơi vất vả khi làm bài, chắc chỉ được 30 - 40%. Nhưng hầu hết các bạn trong phòng thi của em cũng kêu đề khó hơn năm ngoái".
Theo các thí sinh thi khối D, đề thi tiếng Anh không quá khó so với chương trình học nhưng rất khó có điểm cao. Trúc Anh, thí sinh trường Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP HCM cho biết, đề gồm 80 câu trắc nghiệm nên mất nhiều thời gian, nhất là ba đoạn đọc hiểu. "Em làm cũng tương đối nhưng đối với môn này thì rất khó nói chính xác được khoảng bao nhiêu điểm vì chỉ cần nhầm lẫn một ký tự là dẫn đến đáp án sai".
Tập trung chờ người nhà ở gần cổng ĐH Thương mại, (Hà Nội) những sĩ tử vừa "vượt vũ môn" cho biết, đề thi tiếng Anh khá dễ, bài đọc dài nhưng rất dễ làm.
"Em làm xong trước 30 phút nhưng vẫn ngồi soát lại bài. Đề thi này vừa tầm với chúng em. Một số câu hỏi để được điểm tuyệt đối thì chỉ cần có nhiều từ vựng là làm được", thí sinh Trần Thị Mến (Hải Phòng) cho hay.
Thở phào vì cho rằng với bài làm 3 môn, nếu không có sự cố gì thì sẽ đỗ đại học, Nguyễn Thu Thủy (Sóc Sơn) cho biết, đề Văn khối D dễ làm, đề Toán tương đối khó nhưng Anh lại dễ. Tổng điểm 3 môn của Thủy có thể đạt trên 20.
"Đề Văn em làm 3 tờ, Toán không tốt lắm nhưng Anh em chỉ mất hơn nửa thời gian là làm xong, hy vọng là đỗ", Thủy cười.
Đề thi Địa khối C được xem như môn bù điểm cho Lịch sử nên cũng không đánh đố thí sinh.Mới được 2/3 thời gian, tại điểm thi ĐH Luật Hà Nội, đã nhộn nhịp sĩ tử rời phòng. Với môn Địa, thí sinh chỉ cần xác định đúng biểu đồ, nhận xét được là ăn trọn 3 điểm, chưa kể lý thuyết cũng rất gần gũi, chỉ cần am hiểu xã hội là có thể suy luận ra.
Thí sinh Đỗ Quang Trung dù đã làm xong bài từ trước nhưng phải ngồi đợi đến 2/3 thời gian mới được ra ngoài. Trung cho hay, đề thi vừa sức, không đánh đố, không phải "động não" nhiều, chỉ cần học kiến thức là làm tốt.
Thí sinh Nguyễn Trường Lưu thi vào ĐH Luật TP HCM nhận xét: "Đề dài nhưng có những câu rất hay đòi hỏi thí sinh phải sáng tạo, vận dụng kiến thức để phân tích thì mới đúng yêu cầu của đề chứ không đơn thuần là thuộc bài". Đa phần thí sinh đều đánh giá nếu mức học khá cũng làm được 6 - 7 điểm.
Ngày 15-16/7, nhiều thí sinh sẽ tiếp tục thử sức ở kỳ tuyển sinh cao đẳng. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo nhà giáo ưu tú - PGS TS Đào Hữu Vinh (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội), đề Hóa khối B dài, dù không khó nhưng mất nhiều thời gian tính toán bởi hơn nửa đề là các phép tính. Ngoài ra, một số câu lý thuyết cũng đòi hỏi thi sinh phải tính toán mới trả lời được.
"Khá nhiều câu về amin, amino axit (5-6 câu) yêu cầu thí sinh phải nhớ nhiều công thức toán. Đề khá khó khăn cho thí sinh phân bố thời gian làm bài. Nhưng độ phân loại của đề không cao, chỉ cần thí sinh tính toán nhanh là làm được, không có nhiều câu khó, câu suy luận để phân biệt học sinh khá giỏi. Đa số thí sinh sẽ đạt 6-7 điểm" thầy Vinh cho biết thêm.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 cho thấy, kỳ thi đại học đợt 2 có 584.338 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 78% so với tổng hồ sơ đăng ký. Sau 2 ngày thi, có 152 thí sinh bị kỷ luật, trong đó 119 em bị đình chỉ do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, số còn lai bị khiển trách, cảnh cáo. Trong số 7 giám thị bị xử lý, có 5 người bị đình chỉ.
Hoàng Thùy - Tiến Dũng - Hải Duyên
Ngoại ngữ là môn "tủ" của các thí sinh khối D, Địa lý là môn dễ ăn điểm của khối C nên các thí sinh của hai khối này bước ra phòng thi với tâm trạng phấn khởi. Riêng môn Hóa, nhiều sĩ tử thi khối B thì nhăn mặt vì đề dài.
Tại điểm thi ĐH Y Hà Nội, khác với thời điểm kết thúc môn Sinh, những gương mặt sĩ tử không còn vui vẻ mà gợn chút buồn. Một thí sinh tên Trung cho biết, nếu môn Sinh em có thể được điểm tối đa thì Hóa chỉ được tầm 6 - 7 điểm.
Làm được 80% nhưng Nguyễn Thu Trang cũng khẳng định rằng, đề Hóa dài và khó. Theo thí sinh này, một số ý của đề Hóa khối B còn khó hơn khối A. "Em phải dùng hết thời gian để làm bài nhưng vẫn chưa chắc chắn một số câu. Hóa hữu cơ bao giờ cũng khó 'nhằn' hơn vô cơ", Trang chia sẻ.
Còn tại điểm thi của ĐH Sư phạm, đa số thí sinh đều xác định chỉ "ăn điểm" ở môn Sinh, bởi Hóa không phải là môn sở trường. Vậy nên sau khi kết thúc thời gian thi Hóa, các thí sinh không đến nỗi hụt hẫng.
Em Nguyễn Văn Hùng thi vào ngành sư phạm Sinh cho hay: "Em học không tốt Hóa nên hơi vất vả khi làm bài, chắc chỉ được 30 - 40%. Nhưng hầu hết các bạn trong phòng thi của em cũng kêu đề khó hơn năm ngoái".
Thí sinh trao đổi bài sau khi kết thúc buổi thi Hóa học sáng 10/7. Ảnh: Hoàng Thùy.
Theo các thí sinh thi khối D, đề thi tiếng Anh không quá khó so với chương trình học nhưng rất khó có điểm cao. Trúc Anh, thí sinh trường Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP HCM cho biết, đề gồm 80 câu trắc nghiệm nên mất nhiều thời gian, nhất là ba đoạn đọc hiểu. "Em làm cũng tương đối nhưng đối với môn này thì rất khó nói chính xác được khoảng bao nhiêu điểm vì chỉ cần nhầm lẫn một ký tự là dẫn đến đáp án sai".
Tập trung chờ người nhà ở gần cổng ĐH Thương mại, (Hà Nội) những sĩ tử vừa "vượt vũ môn" cho biết, đề thi tiếng Anh khá dễ, bài đọc dài nhưng rất dễ làm.
"Em làm xong trước 30 phút nhưng vẫn ngồi soát lại bài. Đề thi này vừa tầm với chúng em. Một số câu hỏi để được điểm tuyệt đối thì chỉ cần có nhiều từ vựng là làm được", thí sinh Trần Thị Mến (Hải Phòng) cho hay.
Thở phào vì cho rằng với bài làm 3 môn, nếu không có sự cố gì thì sẽ đỗ đại học, Nguyễn Thu Thủy (Sóc Sơn) cho biết, đề Văn khối D dễ làm, đề Toán tương đối khó nhưng Anh lại dễ. Tổng điểm 3 môn của Thủy có thể đạt trên 20.
"Đề Văn em làm 3 tờ, Toán không tốt lắm nhưng Anh em chỉ mất hơn nửa thời gian là làm xong, hy vọng là đỗ", Thủy cười.
Đề thi Địa khối C được xem như môn bù điểm cho Lịch sử nên cũng không đánh đố thí sinh.Mới được 2/3 thời gian, tại điểm thi ĐH Luật Hà Nội, đã nhộn nhịp sĩ tử rời phòng. Với môn Địa, thí sinh chỉ cần xác định đúng biểu đồ, nhận xét được là ăn trọn 3 điểm, chưa kể lý thuyết cũng rất gần gũi, chỉ cần am hiểu xã hội là có thể suy luận ra.
Thí sinh Đỗ Quang Trung dù đã làm xong bài từ trước nhưng phải ngồi đợi đến 2/3 thời gian mới được ra ngoài. Trung cho hay, đề thi vừa sức, không đánh đố, không phải "động não" nhiều, chỉ cần học kiến thức là làm tốt.
Thí sinh Nguyễn Trường Lưu thi vào ĐH Luật TP HCM nhận xét: "Đề dài nhưng có những câu rất hay đòi hỏi thí sinh phải sáng tạo, vận dụng kiến thức để phân tích thì mới đúng yêu cầu của đề chứ không đơn thuần là thuộc bài". Đa phần thí sinh đều đánh giá nếu mức học khá cũng làm được 6 - 7 điểm.
Ngày 15-16/7, nhiều thí sinh sẽ tiếp tục thử sức ở kỳ tuyển sinh cao đẳng. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo nhà giáo ưu tú - PGS TS Đào Hữu Vinh (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội), đề Hóa khối B dài, dù không khó nhưng mất nhiều thời gian tính toán bởi hơn nửa đề là các phép tính. Ngoài ra, một số câu lý thuyết cũng đòi hỏi thi sinh phải tính toán mới trả lời được.
"Khá nhiều câu về amin, amino axit (5-6 câu) yêu cầu thí sinh phải nhớ nhiều công thức toán. Đề khá khó khăn cho thí sinh phân bố thời gian làm bài. Nhưng độ phân loại của đề không cao, chỉ cần thí sinh tính toán nhanh là làm được, không có nhiều câu khó, câu suy luận để phân biệt học sinh khá giỏi. Đa số thí sinh sẽ đạt 6-7 điểm" thầy Vinh cho biết thêm.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 cho thấy, kỳ thi đại học đợt 2 có 584.338 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 78% so với tổng hồ sơ đăng ký. Sau 2 ngày thi, có 152 thí sinh bị kỷ luật, trong đó 119 em bị đình chỉ do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, số còn lai bị khiển trách, cảnh cáo. Trong số 7 giám thị bị xử lý, có 5 người bị đình chỉ.
Hoàng Thùy - Tiến Dũng - Hải Duyên