“Để được nhập quốc tịch Đức, em trai tôi đã làm thủ tục kết hôn (giả) với một phụ nữ mang quốc tịch Đức; được hơn một năm thì bị phía Đức phát hiện và trục xuất về nước. Xin cho biết pháp luật có xử lý việc kết hôn giả này không? Mức xử lý thế nào?
Trả lời:
Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi". Như vậy, việc em trai bạn làm thủ tục kết hôn (giả tạo) với một phụ nữ mang quốc tịch Đức để được nhập quốc tịch Đức là vi phạm vào quy định nói trên của Luật Hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn như sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc các hành vi gian dối khác khi đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi nói trên. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị Toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp. Em trai bạn đã có hành vi gian dối khi kết hôn nên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định nói trên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp luật thì mức xử phạt nói trên là khá nhẹ và không đạt được tác dụng răn đe cũng như phòng ngừa. Được biết sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có quy định cụ thể các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực kết hôn. Theo Dự thảo, người có hành vi kết hôn giả nghĩa là lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động... khi bị phát hiện, có thể bị xử phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng.
Theo: Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
Số 8 Đình Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trả lời:
Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi". Như vậy, việc em trai bạn làm thủ tục kết hôn (giả tạo) với một phụ nữ mang quốc tịch Đức để được nhập quốc tịch Đức là vi phạm vào quy định nói trên của Luật Hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn như sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc các hành vi gian dối khác khi đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi nói trên. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị Toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp. Em trai bạn đã có hành vi gian dối khi kết hôn nên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định nói trên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp luật thì mức xử phạt nói trên là khá nhẹ và không đạt được tác dụng răn đe cũng như phòng ngừa. Được biết sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có quy định cụ thể các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực kết hôn. Theo Dự thảo, người có hành vi kết hôn giả nghĩa là lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động... khi bị phát hiện, có thể bị xử phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng.
Theo: Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
Số 8 Đình Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội