Kêt cấu và Nhân vật lãng mạn trong Hồn bướm mơ tiên

Như Bình

New member
Xu
0
Kết cấu

“Hồn bướm mơ tiên” là một tiểu thuyết không dài, chỉ khoảng chừng một trăm trang giấy nhưng nó lại là tác phẩm nổi tiếng nhất của Khái Hưng được nhiều người say mê ham mộ,và đây có lẽ là tác phẩm thành công nhất của ông.

Với kết cấu tâm lý tiểu thuyết, kể về một chuyện tình lãng mạn tuyệt vời, bay bướm, miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc đã thể hiện sự đấu tranh giằng co giữa tình yêu và lòng mộ đạo ở nội tâm một người đệ tử xuất gia. Sự đổi mới trong tiểu thuyết của Khái Hưng còn được thể hiện ngay ở kết cấu mở, không đóng kín. Thông qua cốt truyện giản dị,không khai thác sâu vào những quan hệ éo le, phức tạp của đời sống xã hội, tác giả cũng không bàn luận lôi thôi,ông chỉ khéo đưa một vài nhận xét tinh vi, một vài việc xảy ra thích đáng để phô diễn tâm lí nhân vật trong truyện. Đây là câu chuyện tình không xảy ra ở chốn phồn hoa đô hội mà xảy ra ở cảnh chùa chiền tĩnh lặng. Ngọc là một sinh viên trong đợt nghỉ hè lên thăm người bác tu hành ở chùa Long Giáng đã gặp Lan chú tiểu giả trai và đem lòng yêu mến Lan. Sự hấp dẫn của cốt truyện còn là sự truy tìm giữa cái thực và hư,Lan là gái hay trai?,đây là điều bí ẩn mà Ngọc cố gắng tìm kiếm và cũng là mối quan tâm của người đọc. Ở tác phẩm đầu tay này và ở nhiều tác phẩm về sau như “Nửa chừng xuân”, “Trống mái” “Gia đình”…Khái Hưng thường xây dựng cốt truyện đa tuyến,kết thúc không có hậu,thường không đem lại kết cục tốt đẹp hay trọn vẹn. Kết thúc của “Hồn bướm mơ tiên” không phải Lan và Ngọc sẽ chung sống bên nhau,Lan không cùng Ngọc chạy trốn để hưởng hạnh phúc trọn vẹn,nàng say đạo phật hơn nhưng trong tâm hồn nàng vẫn vương vấn sự đời,còn Ngọc cũng chỉ dừng lại ở mức độ “chân thành thờ ở trong tâm trí cái linh hồn dịu dàng của Lan…”

Với đề tài lấy từ trong cuộc sống tư sản thành thị,Ngọc là sinh viên trường cao đẳng canh nông,đọc tiểu thuyết pháp biết hội họa, Lan là cô gái có học bỏ nhà đi tu vì không muốn láy người chồng ép buộc. Với đề tài như vậy tác giả dễ dàng miêu tả tâm lí lãng mãn của thanh niên lúc bấy giờ coi sự đi tu là thoát li nhưng họ cũng coi tình yêu là lẽ sống duy nhất.đó cũng là sự thoát li mặc dù tình yêu là rất người.Tình yêu của Ngọc và Lan có phần nhượng bộ tôn giáo vì đó chỉ là một tình yêu trong sáng,cao thượng,tránh đi những dục vọng đời thường. Chúng ta cũng phải công nhận rằng tác giả đã khéo leo xây dựng tình tiết, xếp đặt câu chuyện để gợi trí tò mò cho người đọc từ đầu chí cuối,nó có sự thống nhất và có một tiến trình rõ rệt của sự việc. Để đẩy mạnh câu chuyện đến điểm nút tạo điều kiện cho tình yêu của hai người biểu lộ.cho Ngọc khám phá được cái bí mật của Lan tác giả đã mượn những trường hợp như: trường hợp Lan gặp rắn trên gác chuông,trường hợp Lan nhảy qua suối,Ngọc cầm tay kéo sang,hay khi Ngọc nói chuyện thân mật với cô gái quê đến xem lễ để gợi lòng ghen của Lan,hay sự giằng co nhau trong đêm ở chùa Long Vân Lan tuột cuc áo để hở vải nấu quấn ngực.

Với kết cấu chặt chẽ, hợp lí và có nhiều đổi mới trong tiểu thuyết Khái Hưng đã thể hiện được những ý tưởng của mình và lôi cuốn người đọc vào những hấp dẫn lí thú.

Nhân vật lãng mạn

Ngay từ tiểu thuyết đầu tay này nhà văn đã thể hiện được một quan niệm mới.một cách cảm nhận mới về con người. Nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn không còn là những ước lệ,công thức,tác giả đã ý thức rất rõ ý thức của một nhà tiểu thuyết “là chỉ tả những cảnh ngộ,những hình trạng.những tính tình của một xã hội của một thời đại mà thôi”. Nhà văn đã tập trung khám phá mô tả khẳng định mẫu hình nhân vật mới.

Ở tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên” nhà văn không khai thác sâu vào hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật với những mối quan hệ nhiều màu nhiều vẻ phức tạp mà nhà văn tập trung vào miêu tả tình yêu lãng mạn giữa Ngọc và Lan,hai nhân vật chính trong tác phẩm. Đây là câu chuyện tình “dưới bóng từ bi của phật tổ”,thông qua cuộc đấu tranh giữa ái tình và tôn giáo nhà văn đã làm nổ bật được tính cách.lí tưởng của hai nhân vật chính,tình yêu của họ hấp dẫn ngay từ đầu câu chuyện. Ngọc gặp chú tiêu Lan ở chùa Long Giáng kiều diễm dưới bộ áo tu hành,Ngọc nghĩ Lan là gái nên để tâm theo dõi,từ đó Ngọc cũng đem lòng yêu Lan. Nếu như con người Lan hoàn toàn thuộc về thế giới tôn giáo,không còn xúc động gì với tình yêu đôi lứa thì cuộc tìm kiếm của Ngọc sẽ vô ích như đuổi theo một chiếc bóng vô hình. Nhưng ngược lại trong trái tim của chú tiểu Lan cũng không khỏi bồi hồi xúc động trước tình yêu của Ngọc. Tuy nhiên Lan không phải là người con gái dễ bị sa ngã,nàng cố đấu tranh mình để chối từ tình yêu của Ngọc. Mỗi lần Ngọc cố ý dò hỏi Lan lại lẩn tránh như khi Lan được Ngọc khen “Nhưng chú thuật khéo lắm.lại thêm chú có cái giọng dịu dàng,êm ái qua!” thì Lan lại lẩn tránh sang chuyện “Chết chửa nói mãi hôm nay đến lượt tôi thỉnh chuông,ta đi thôi không về trễ cụ quở…”

Mặc dù Lan có cảm tình với Ngọc nhưng nàng cố bám víu vào đạo phật,trốn tránh mà vẫn yêu,trong lòng nàng diễn ra một sự đấu tranh gay gắt giữa ái tình và tôn giáo. Đến với tình yêu Lan sung sướng vì thấy đúng với bản chất và những mong muốn của mình nhưng nàng lại mang cảm giác tội lỗi với phật tổ và những lời hứa của một người đã quả quyết dứt bỏ cuộc sống trần tục. Không khỏi có lúc Lan tự dối lòng mình và xem ái tình là chuyện nhỏ nhen tầm thường dẽ gạt bỏ nhưng rồi chính nó lại là thứ to tát,chứa chan khắp linh hồn của Lan “câu nói,đán đi,điệu nhìn,giọng cười,ý nghĩ đều là hình ảnh của ái tình”.Như vật sự có mắt của Ngọc đã đánh thức tình yêu trong sáng của Lan nhưng lại bị lớp sương mù lạnh giá của tôn giáo bao bọc lấy người con gái này.

Khi miêu tả Lan,nhân vật chính trong truyện tác giả dường như dồn hết trìu mến vào nàng,một người con gái xinh đẹp,thông minh,trang nhã khác với khi nhà văn miêu tả chú Mộc,một “người nông dân quê mù cục mịch”,vì vậy mà Ngọc yêu Lan cũng hoàn toàn có lí dù bên ngoài Lan giả trai.

Nếu như Lan cố tình để che đẩy tình yêu của mình,luôn mượn những triết lí tôn giáo để răn đe mình thì ngược lại Ngọc một chàng trai không bị ràng buộc bởi một tín điều tôn giáo nào lại luôn tìm cách để bộc lộ nó. Mối quan tâm duy nhất của chàng là Lan là gái hay trai?, và khi biết được Lan là con gái thì cái cảm tình ban đầu biến thành tình yêu và chàng tha thiết yêu Lan. Tình yêu của Ngọc và Lan là tình yêu đầy lãng mạn,trong sáng và cao thượng và dù tình yêu ấy có sâu đậm đến thể nào cũng chỉ có thể dừng lại ở giới hạn mà tôn giáo đã định. Lan đành phải thú nhận với Ngọc mionhf là con gái và chấp nhận tình yêu của Ngọc với những dè dặt tinh vi nhất. Ngọc kẻ kiếm tìm và khao khát yêu đương sũng chỉ dừng lại ở mức độ Ngọc nguyện suốt đời chàng “Tôi không lấy ai chỉ sống trong cái mộng ảo của ái tình lý tưởng,của ái tình bất vong bất diệt”. Lời nói của Ngọc có phần không tưởng và xa vời quá nhưng nó đã thể hiển được sự dung hòa giữa tình yêu và tôn giáo.Tình yêu của họ chưa đủ sức mạnh để đấu tranh gạt bỏ tôn giáo vì vậy nó phải dung hòa và nhượng bộ tôn giáo.

Như vậy với “Hồn bướm mơ tiên” kiểu nhân vật lãng mạn đã xuất hiện và tạo được sự chú ý. Tác giả đã tạo cho nhận vật một môi trường thích hợp trong thế giới thiên nhiên tạo vật để cho tình yêu lãng mạn nảy nở. Qua tình yêu của hai nhận vật chính tác giả cũng nhằm ca ngợi ái tình,một tình yêu lí tưởng,trong sáng và cao thượng.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top