caothutrungky
New member
- Xu
- 0
Những bao bì có sẵn nhưng, tính toán hợp lý, có khả năng bảo quản hoa quả, rau củ dài ngày hơn, đồng thời loại trừ việc dùng hóa chất, là kết quả nghiên cứu kéo dài ba năm ở Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau Thu hoạch (CĐNN).
Cho hít thở
“Hoa quả cũng như cơ thể con người, cần hô hấp, thu khí oxy, thải carbonic. Vì vậy khi bao gói để bảo quản, phải đảm bảo tạo ra một môi trường thông thoáng để hoa quả hít thở. Như thế chúng sẽ tươi ngon hơn, lâu hỏng hơn” - Ông Cao Văn Hùng, Trưởng Bộ môn Bảo quản, Viện CĐNN, chủ nhiệm đề tài, nói.
Nhặt lên một túi nilon – loại túi người bán rau, củ quả hiện nay vẫn dùng - ông Hùng cho biết: “Cũng chất liệu này nhưng, nếu tính toán hợp lý, sẽ đạt được hai mục đích là bao gói đẹp, gọn và bảo quản hoa quả tươi lâu. Hiện nay, thói quen có gì gói nấy là không có ý nghĩa gì về mặt bảo quản!”.
Theo lý giải của các nhà khoa học, mỗi loại hoa quả, rau củ có đặc tính lý hóa khác nhau nên cần được bao gói riêng cho từng loại. Bao bì cho bưởi phải khác bao bì cho táo. Bao bì cho bưởi Diễn phải khác bao bì cho bưởi Đoan Hùng…
Một bao gói đạt chuẩn phải đảm bảo đủ bảy yếu tố như chất liệu, diện tích, độ dày, khối lượng rau quả, cường độ hô hấp (có loại rau quả cường độ hô hấp cao và ngược lại), môi trường khí điều chỉnh (chẳng hạn nồng độ khí oxy, carbonic trong bao bì đối với rau muống phải khác với bắp cải, cà chua, v.v..) v.v…
“Người sử dụng thông thường không thể tính toán đủ bảy thông số phức tạp trên để biết loại rau quả nào thì cần bao bì gì nên chúng tôi đã xây dựng một phần mềm dành riêng cho việc này” – Ông Hùng nói và mở máy tính.
Trên màn hình xuất hiện một giao diện với hình ảnh rau, củ, quả đẹp mắt. Gõ một vài thông số cơ bản như tên rau củ quả, trọng lượng cần bao gói, nhiệt độ cần bảo quản, v.v…, rồi nhấp chuột, phần mềm sẽ tự động tính toán và cho kết quả cần phải sử dụng loại bao bì nào, diện tích bao nhiêu.
Đây là công sức suốt ba năm nghiên cứu của các nhà khoa học Viện CĐNN (2004 – 2007). Tuy nhiên phần mềm mới chỉ dừng lại ở bảy loại bao bì và chín loại rau quả như xoài, mận, bắp cải, hành tây, đậu cô ve, cam, bưởi, v.v...
Dò dẫm sử dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu bảo quản bằng bao bì phù hợp sẽ kéo dài thời gian tươi ngon của rau củ quả lên gấp hai lần thông thường và gấp bốn lần nếu kết hợp bảo quản lạnh.
Chẳng hạn rau muống để bình thường sau ba ngày là hỏng; để trong bao bì bảo quản phù hợp, rau muống sẽ để được sáu ngày và nếu, để lạnh, bảo quản được 12 ngày. Tương tự, vải Thanh Hà bao gói đúng cách để được 14 ngày, kết hợp để lạnh giữ tươi tới 28 ngày!
Tới nay Viện mới chỉ chuyển giao được khoảng 50 – 70 đĩa phần mềm cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản cả nước. “Chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Nông dân canh tác nhỏ lẻ, làm tới đâu bán tới đó, hỏng thì vứt đi nên họ chả cần!” – Ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, việc sử dụng bao gói đúng cách cần phải chăm chút và phụ thuộc vào ý thức người sử dụng. Do không bắt buộc, hệ thống các siêu thị sử dụng bao bì bảo quản không độc được thời gian đầu, sau đó rơi rớt dần.
Đây là phương pháp bảo quản nông sản tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế MAP (modified atmosphere packaging).
Nhờ phương pháp này, hoa quả có thể giữ được dài ngày hơn gấp 3- 4 lần thông thường và quan trọng nhất là an toàn cho sức khỏe người ăn vì không dùng hóa chất.
Chưa có thống kê chính thức nhưng khảo sát bước đầu của các nhà khoa học cho thấy sản lượng ngũ cốc sau thu hoạch, do không có công nghệ bảo quản đúng cách, thường bị hỏng từ 15 – 20 phần trăm, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Tỷ lệ bị hỏng của rau củ sau thu hoạch là 30 – 35 phần trăm.
Đến nay, ngoài một số doanh nghiệp thu mua nông sản cỡ lớn, chỉ có Metro miền Nam và một số khách sạn năm sao vẫn yêu cầu rau củ quả nhập kho phải được bao gói theo phương pháp này. Còn lại phần lớn siêu thị, nhà hàng, chợ hoa quả đều bảo quản hoa quả theo cách cũ, có gì gói nấy hoặc bảo quản bằng hóa chất.
Một quan chức bộ Khoa học& Công nghệ cho biết, ông đánh giá cao đề tài nghiên cứu này.
Nếu triển khai được rộng trong thực tế, tình trạng sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả sẽ được hạn chế. Bên cạnh đó, việc bảo quản đúng cách ngay sau thu hoạch sẽ giảm đáng kể thiệt hại do nông sản bị hỏng, thối.
Cản trở việc áp dụng phương pháp này, theo các nhà khoa học, không phải là chi phí.
“Mọi bao bì đang có trên thị trường đều sử dụng được, miễn sao đảm bảo đủ bảy yếu tố mà chúng tôi đã tính toán.
Cái khó là sản xuất của Việt Nam phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật kém nên khó làm ra các loại rau củ có giá trị; ít có nhu cầu bảo quản dài ngày để xuất khẩu”, ông Hòa nói “Muốn chuyển giao công nghệ cũng phải có quy mô đủ lớn, có người đứng ra thu mua rau củ quả tập trung vào nhu cầu bảo quản đúng cách sau thu hoạch thì mới chuyển giao được. Để giải quyết tình trạng này chỉ có thể là mô hình sản xuất tập trung”.
Theo Mỹ Hằng - TPO
Cho hít thở
“Hoa quả cũng như cơ thể con người, cần hô hấp, thu khí oxy, thải carbonic. Vì vậy khi bao gói để bảo quản, phải đảm bảo tạo ra một môi trường thông thoáng để hoa quả hít thở. Như thế chúng sẽ tươi ngon hơn, lâu hỏng hơn” - Ông Cao Văn Hùng, Trưởng Bộ môn Bảo quản, Viện CĐNN, chủ nhiệm đề tài, nói.
Nhặt lên một túi nilon – loại túi người bán rau, củ quả hiện nay vẫn dùng - ông Hùng cho biết: “Cũng chất liệu này nhưng, nếu tính toán hợp lý, sẽ đạt được hai mục đích là bao gói đẹp, gọn và bảo quản hoa quả tươi lâu. Hiện nay, thói quen có gì gói nấy là không có ý nghĩa gì về mặt bảo quản!”.
Theo lý giải của các nhà khoa học, mỗi loại hoa quả, rau củ có đặc tính lý hóa khác nhau nên cần được bao gói riêng cho từng loại. Bao bì cho bưởi phải khác bao bì cho táo. Bao bì cho bưởi Diễn phải khác bao bì cho bưởi Đoan Hùng…
Một bao gói đạt chuẩn phải đảm bảo đủ bảy yếu tố như chất liệu, diện tích, độ dày, khối lượng rau quả, cường độ hô hấp (có loại rau quả cường độ hô hấp cao và ngược lại), môi trường khí điều chỉnh (chẳng hạn nồng độ khí oxy, carbonic trong bao bì đối với rau muống phải khác với bắp cải, cà chua, v.v..) v.v…
“Người sử dụng thông thường không thể tính toán đủ bảy thông số phức tạp trên để biết loại rau quả nào thì cần bao bì gì nên chúng tôi đã xây dựng một phần mềm dành riêng cho việc này” – Ông Hùng nói và mở máy tính.
Trên màn hình xuất hiện một giao diện với hình ảnh rau, củ, quả đẹp mắt. Gõ một vài thông số cơ bản như tên rau củ quả, trọng lượng cần bao gói, nhiệt độ cần bảo quản, v.v…, rồi nhấp chuột, phần mềm sẽ tự động tính toán và cho kết quả cần phải sử dụng loại bao bì nào, diện tích bao nhiêu.
Đây là công sức suốt ba năm nghiên cứu của các nhà khoa học Viện CĐNN (2004 – 2007). Tuy nhiên phần mềm mới chỉ dừng lại ở bảy loại bao bì và chín loại rau quả như xoài, mận, bắp cải, hành tây, đậu cô ve, cam, bưởi, v.v...
Dò dẫm sử dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu bảo quản bằng bao bì phù hợp sẽ kéo dài thời gian tươi ngon của rau củ quả lên gấp hai lần thông thường và gấp bốn lần nếu kết hợp bảo quản lạnh.
Chẳng hạn rau muống để bình thường sau ba ngày là hỏng; để trong bao bì bảo quản phù hợp, rau muống sẽ để được sáu ngày và nếu, để lạnh, bảo quản được 12 ngày. Tương tự, vải Thanh Hà bao gói đúng cách để được 14 ngày, kết hợp để lạnh giữ tươi tới 28 ngày!
Tới nay Viện mới chỉ chuyển giao được khoảng 50 – 70 đĩa phần mềm cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản cả nước. “Chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Nông dân canh tác nhỏ lẻ, làm tới đâu bán tới đó, hỏng thì vứt đi nên họ chả cần!” – Ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, việc sử dụng bao gói đúng cách cần phải chăm chút và phụ thuộc vào ý thức người sử dụng. Do không bắt buộc, hệ thống các siêu thị sử dụng bao bì bảo quản không độc được thời gian đầu, sau đó rơi rớt dần.
Đây là phương pháp bảo quản nông sản tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế MAP (modified atmosphere packaging).
Nhờ phương pháp này, hoa quả có thể giữ được dài ngày hơn gấp 3- 4 lần thông thường và quan trọng nhất là an toàn cho sức khỏe người ăn vì không dùng hóa chất.
Chưa có thống kê chính thức nhưng khảo sát bước đầu của các nhà khoa học cho thấy sản lượng ngũ cốc sau thu hoạch, do không có công nghệ bảo quản đúng cách, thường bị hỏng từ 15 – 20 phần trăm, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Tỷ lệ bị hỏng của rau củ sau thu hoạch là 30 – 35 phần trăm.
Đến nay, ngoài một số doanh nghiệp thu mua nông sản cỡ lớn, chỉ có Metro miền Nam và một số khách sạn năm sao vẫn yêu cầu rau củ quả nhập kho phải được bao gói theo phương pháp này. Còn lại phần lớn siêu thị, nhà hàng, chợ hoa quả đều bảo quản hoa quả theo cách cũ, có gì gói nấy hoặc bảo quản bằng hóa chất.
Một quan chức bộ Khoa học& Công nghệ cho biết, ông đánh giá cao đề tài nghiên cứu này.
Nếu triển khai được rộng trong thực tế, tình trạng sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả sẽ được hạn chế. Bên cạnh đó, việc bảo quản đúng cách ngay sau thu hoạch sẽ giảm đáng kể thiệt hại do nông sản bị hỏng, thối.
Cản trở việc áp dụng phương pháp này, theo các nhà khoa học, không phải là chi phí.
“Mọi bao bì đang có trên thị trường đều sử dụng được, miễn sao đảm bảo đủ bảy yếu tố mà chúng tôi đã tính toán.
Cái khó là sản xuất của Việt Nam phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật kém nên khó làm ra các loại rau củ có giá trị; ít có nhu cầu bảo quản dài ngày để xuất khẩu”, ông Hòa nói “Muốn chuyển giao công nghệ cũng phải có quy mô đủ lớn, có người đứng ra thu mua rau củ quả tập trung vào nhu cầu bảo quản đúng cách sau thu hoạch thì mới chuyển giao được. Để giải quyết tình trạng này chỉ có thể là mô hình sản xuất tập trung”.
Theo Mỹ Hằng - TPO