phukiennhat
Banned
- Xu
- 0
phật pháp ứng dụng trong đời sống
Lẽ thường, người biết luật phạm luật thường sẽ bị phạt nặng hơn.
Cũng như người học cao và người thất học, khi họ cùng gây ra một tội lỗi nào đó thì thường người học cao sẽ bị trỉ trích nhiều hơn. Người ngu khi phạm tội thường sẽ được khoan hồng nhiều hơn. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là người ngu sẽ thọ báo do nghiệp mình tạo ra ít hơn người trí. Mà ngược lại người có trí thường sẽ thọ quả nhẹ hơn người ngu rất nhiều. Thoạt nghe nhiều người sẽ cho rằng điều đó thật không công bằng. Nhưng qua sự phân tích sau chúng ta sẽ nhận ra rằng điều này không những vô lý mà còn rất có lý nữa là đằng khác. Và câu trả lời của vị cao tăng trong câu chuyện sau đây sẽ là một mình chứng sống động cho điều đó
Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 500 năm, thì một vị vua có tên là Milanda đã thống trị và cai quản một vùng rộng lớn nước Ấn Độ lúc bấy giờ, ông vốn là một người Hy Lạp, không những tài thao binh lược mà còn là người học rộng tài cao, am hiểu từ lịch sử, thiên văn đến địa lý và tôn giáo. Ông đặc biệt rất am hiểu về Phật giáo và có mong muốn tìm được người đàm luận cùng mình, giúp mình giải tỏa một số nghi vấn. Và rất may mắn là sau một thời gian dài chờ đợi, ông đã gặp được Đại Đức là Na Tiên tỷ kheo, một vị a la hán lúc bấy giờ. Vị vua đã trình bày câu hỏi của mình như sau:
-Thưa Đại Đức, nhân quả khó hiểu cho toàn diện nhưng giả sử kẻ có trí và người ngu cùng làm điều ác thì ai bị tội báo nhiều hơn?
-Người ngu sẽ bị nặng hơn, tâu Đại Vương!
-Như thế thì khác luật pháp của thế gian. Trong quốc độ của trẫm,người thừa hành pháp luật , kẻ có học, có trí thức, có hiểu biết mà phạm pháp, trẫm sẽ có hình phạt rất nặng, trái lại, người quê mùa, thất học, dại dột mà phạm pháp thì trẫm sẽ chế định hình phạt rất nhẹ.
-Dĩ nhiên là Phật pháp khác thế gian pháp
-Xin Đại Đức cho nghe ví dụ:
-Có một cục sắt nóng đặt giữa hai người, kẻ trí và người ngu. Nếu Đức vua bắt buộc mỗi người phải nắm cục sắt ấy đưa lên thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người trí sẽ thò tay nắm thật nhanh, đưa lên rồi thả xuống thật nhanh. Như thế y sẽ bị phỏng nhưng bị phỏng nhẹ. Còn người ngu không biết,nắm chặt thế là y bị phỏng nặng. Cũng thế người ngu làm việc ác, không biết đấy là ác, lún sâu vào ác nên tội báo sẽ nặng. Còn người trí biết đấy là ác, cũng làm ác, nhưng tìm cách này cách nọ cách kia để cho cái ác ấy nó nhẹ đi, do vậy tội báo ít hơn, Đại Vương.
Qua đó có thể thấy, gieo nhân chắc chắn gặt quả. Gieo nhân lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì gặp quả ác. Tuy nhiên nếu như biết rõ mình đã sai, làm điều ác thì cần phải biết dừng, phải năng nổ làm nhiều việc thiện để bù đắp thì vẫn còn kịp, vẫn còn có thể khiến cho quả ác trổ ra có phần nhẹ đi. Ngược lại nếu cứ nghĩ rằng đã lỡ tay nhúng chàm, phóng lao thì phải theo lao vậy, thì sẽ mãi khiến cho ác nghiệp gia tăng, quả báo phải nhận chắc chắn sẽ rất lớn. Kỳ thực cái bất hạnh nhất của một người không phải nằm ở chỗ họ sinh ra trong gia đình nghèo khổ, hay gặp nhiều điều kiện không thuận lợi. Bởi nếu họ có ý chí, mạnh mẽ sống vươn lên, hiền thiện thì vẫn có thể cải thiện được vận mệnh của mình trong những kiếp sống kế tiếp. Sau khi trả hết nghiệp xấu, họ vẫn có thể được tái sinh vào những điều kiện tốt hơn. Thế nhưng bất hạnh nhất chính là người ta biết rằng điều nào đó là sai mà vẫn làm, không thể dừng được, chấp nhận chôn chung với nó. Họ nghĩ rằng cùng lắm chết là hết nhưng chết không bao giờ là kết thúc mà nó sẽ khởi đầu cho nhiều kiếp sống bất hạnh, kém may mắn, bệnh tật, xui xẻo kéo dài sau đó bởi chính những hành động ác nghiệp mà ho đã tạo ra. Chuỗi bất hạnh sẽ kéo dài vô tận không lối thoát nếu như họ không thay đổi suy nghĩ của mình, nhận thức được tác hại của những ác nghiệp xấu, quyết tâm sống hiền thiện.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Lẽ thường, người biết luật phạm luật thường sẽ bị phạt nặng hơn.
Cũng như người học cao và người thất học, khi họ cùng gây ra một tội lỗi nào đó thì thường người học cao sẽ bị trỉ trích nhiều hơn. Người ngu khi phạm tội thường sẽ được khoan hồng nhiều hơn. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là người ngu sẽ thọ báo do nghiệp mình tạo ra ít hơn người trí. Mà ngược lại người có trí thường sẽ thọ quả nhẹ hơn người ngu rất nhiều. Thoạt nghe nhiều người sẽ cho rằng điều đó thật không công bằng. Nhưng qua sự phân tích sau chúng ta sẽ nhận ra rằng điều này không những vô lý mà còn rất có lý nữa là đằng khác. Và câu trả lời của vị cao tăng trong câu chuyện sau đây sẽ là một mình chứng sống động cho điều đó
-Thưa Đại Đức, nhân quả khó hiểu cho toàn diện nhưng giả sử kẻ có trí và người ngu cùng làm điều ác thì ai bị tội báo nhiều hơn?
-Người ngu sẽ bị nặng hơn, tâu Đại Vương!
-Như thế thì khác luật pháp của thế gian. Trong quốc độ của trẫm,người thừa hành pháp luật , kẻ có học, có trí thức, có hiểu biết mà phạm pháp, trẫm sẽ có hình phạt rất nặng, trái lại, người quê mùa, thất học, dại dột mà phạm pháp thì trẫm sẽ chế định hình phạt rất nhẹ.
-Dĩ nhiên là Phật pháp khác thế gian pháp
-Xin Đại Đức cho nghe ví dụ:
-Có một cục sắt nóng đặt giữa hai người, kẻ trí và người ngu. Nếu Đức vua bắt buộc mỗi người phải nắm cục sắt ấy đưa lên thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người trí sẽ thò tay nắm thật nhanh, đưa lên rồi thả xuống thật nhanh. Như thế y sẽ bị phỏng nhưng bị phỏng nhẹ. Còn người ngu không biết,nắm chặt thế là y bị phỏng nặng. Cũng thế người ngu làm việc ác, không biết đấy là ác, lún sâu vào ác nên tội báo sẽ nặng. Còn người trí biết đấy là ác, cũng làm ác, nhưng tìm cách này cách nọ cách kia để cho cái ác ấy nó nhẹ đi, do vậy tội báo ít hơn, Đại Vương.
Qua đó có thể thấy, gieo nhân chắc chắn gặt quả. Gieo nhân lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì gặp quả ác. Tuy nhiên nếu như biết rõ mình đã sai, làm điều ác thì cần phải biết dừng, phải năng nổ làm nhiều việc thiện để bù đắp thì vẫn còn kịp, vẫn còn có thể khiến cho quả ác trổ ra có phần nhẹ đi. Ngược lại nếu cứ nghĩ rằng đã lỡ tay nhúng chàm, phóng lao thì phải theo lao vậy, thì sẽ mãi khiến cho ác nghiệp gia tăng, quả báo phải nhận chắc chắn sẽ rất lớn. Kỳ thực cái bất hạnh nhất của một người không phải nằm ở chỗ họ sinh ra trong gia đình nghèo khổ, hay gặp nhiều điều kiện không thuận lợi. Bởi nếu họ có ý chí, mạnh mẽ sống vươn lên, hiền thiện thì vẫn có thể cải thiện được vận mệnh của mình trong những kiếp sống kế tiếp. Sau khi trả hết nghiệp xấu, họ vẫn có thể được tái sinh vào những điều kiện tốt hơn. Thế nhưng bất hạnh nhất chính là người ta biết rằng điều nào đó là sai mà vẫn làm, không thể dừng được, chấp nhận chôn chung với nó. Họ nghĩ rằng cùng lắm chết là hết nhưng chết không bao giờ là kết thúc mà nó sẽ khởi đầu cho nhiều kiếp sống bất hạnh, kém may mắn, bệnh tật, xui xẻo kéo dài sau đó bởi chính những hành động ác nghiệp mà ho đã tạo ra. Chuỗi bất hạnh sẽ kéo dài vô tận không lối thoát nếu như họ không thay đổi suy nghĩ của mình, nhận thức được tác hại của những ác nghiệp xấu, quyết tâm sống hiền thiện.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Sửa lần cuối: